|
 Nguồn sưu tầm: dancaxunghe.vn
***
Cũng như mọi loại hình dân ca khác, dân ca Nghệ tĩnh chủ yếu hát trong lao động, và sau đó là trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, dần dà có thêm hát lề lối, hát có tổ chức. Các làn điệu chính thống như hò, ví, dặm thì chỉ có hát mà không có nhạc cụ gì cả, ngoại trừ những làn điệu chưa thật chính thống, nghĩa là có ở Nghệ Tĩnh nhưng cũng có ở nơi khác, những làn điệu dùng trong lễ hội, tế lễ, giỗ chạp, tết nhất, ma chay, hát xẩm thì mới thấy có một số nhạc cụ truyền thống như: đàn đáy, sáo tiêu, đàn bầu, đàn cò, đàn nguyệt và các nhạc cụ gõ đơn giản như: trống, mõ, cồng chiêng, phách, sinh tiền v.v…nhưng biên chế cho từng bộ môn cũng rất đơn giản, chỉ một hai nhạc cụ chứ không phải là hoà tấu đầy đủ. |
|
|
 Tác giả: Tiến sĩ Võ Hồng Hải
Nguồn: baohatinh.vn
***
Khi nhận xét về xứ Nghệ, sách Đại Nam nhất thống chí viết: Đất xấu, dân nghèo, tập tục cần kiệm, nhà nông chăm chỉ ruộng nương, học trò ưa chuộng học hành… Đó cũng là vùng đất đã tác thành ra bao lớp hiền nhân, là cái nôi sản sinh, trao truyền cả một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, trong đó có dân ca xứ Nghệ, mà 2 "thổ sản" độc đáo nhất là hát ví và hát giặm.
|
|
|
 Theo Nam Thanh – Baonghean.vn
***
Ngày 24/11, vào lúc 9 giờ 30 phút (giờ Paris), tại Paris - Thủ đô Cộng hoà Pháp, Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO tổ chức phiên họp thứ 9. Tại phiên họp này, Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam chính thức được xem xét để vinh danh “Di sản văn hoá phi vật thể” đại diện của nhân loại.
|
|
|
 Bài viết của Lê Đức Quyền
Ví đò đưa gồm có đò đưa sông Phố, đò đưa sông La, đò đưa sông Lam, đò đưa nước ngược và đò đưa chuyển qua phường vải, là những điệu ví mà môi trường diễn xướng là sông nước, hát trong khi đưa đò, vừa hát vừa lao động như chống chèo, đặc biệt là khi có gió chạy buồm, người “chân sào”, tức là người đảm nhận việc “đưa đò”. Đây là công việc vô cùng nặng nhọc, nhất là khi ngược dòng, nước chảy xiết, phải chèo phải chống, có khi cạn còn phải nhảy xuống sông mà đẩy thuyền, chỗ sông sâu nước chảy lại phải lên bờ mà kéo. Những người “chân sào” còn có tên là “trai bạn” rất vất vả, chỉ có ông lái, người chủ thuyền hay là người thạo con nước thuộc luồng lạch mới thảnh thơi thôi. |
|
|
 Bài viết của Bảo Phan
Nguồn sưu tầm: vanhocnghethuậthatinh.org.vn
Sáng 15- 5- 2014, tại TP Vinh (Nghệ An), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại ( trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh”. |
|
|
 Bài viết của Phlanhoa
***
Những loại hình âm nhạc dân gian theo thường lệ, phải có người viết sẵn lời, còn diễn viên chỉ việc thuộc lời là diễn, có chăng chỉ là sự sáng tạo trong khâu diễn xuất mà thôi. Riêng Ví Giặm thì khác. Diễn viên không những phải hát hay những làn điệu không thôi, mà còn phải tự sáng tác lời. Hơn thế nữa, lời hát lại còn phải sáng tác nhanh để có thể đối đáp tại chỗ. Điều đó đòi hỏi diễn viên phải thật sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, như phải có năng khiếu về văn chương, phải tài ứng khẩu, phải uyên thâm về chữ nghĩa, sử học, triết học, phải tận tường về đạo lý cuộc sống, vv…
|
|
|
 Nguồn: Đài truyền hình tỉnh Nghệ an
***
Liên hoan dân ca ví, giặm xứ Nghệ năm 2012 là hoạt động góp phần quan trọng tôn vinh, khơi dậy những giá trị vốn có của dân ca Xứ Nghệ nhằm tôn vinh các nghệ nhân và câu lạc bộ dân ca ví dặm Xứ Nghệ của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; Tiếp tục phát triển phong trào hát dân ca ví dặm ở cơ sở, trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân.
|
|
|
 Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Nguồn: vanhoanghean.com.vn
***
Đối với âm nhạc, tôi là “môn ngoại hán”, là người đứng ngoài cửa. Nhưng là người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, nên với dân ca, tôi tự coi mình là người trong nhà, vì ở dân ca lời hát không kém phần quan trọng so với làn điệu, hơn nữa lời hát là yếu tố đầu tiên, yếu tố xuất phát. Mà lời hát, tức là phần văn học, thì có liên quan đến công việc của tôi, do đó, tôi muốn được trao đổi đôi điều.
|
|
|
Tác giả: Lê Văn Tùng
Tác phẩm: Về Nguồn
***
Làng cổ Hương Nao xưa thuộc xã Đại Nài, tổng Thượng Nhị, phủ Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một địa chỉ ví giặm, đã từng nổi tiếng một thời. Vốn cũ ấy nay đã mất mát đi nhiều, nhưng những gì còn góp nhặt được, tuy ít ỏi vẫn cho ta nhiều điều thú vị.
|
|
|
 “Dựa theo một số bài hát giặm còn sót lại, tạm có bằng chứng cho rằng giặm đã tồn tại từ thế kỷ XVIII… nhưng lại dựa theo nhạc điệu thì có thể ngờ rằng giặm bắt nguồn từ một loại động tác lao động nào đó xuất hiện từ xa xưa…
***
|
|
|
 Lược trích trong “Hát phường vải – Ninh Viết Giao”
***
... Biết bao chàng trai đã thức liền đêm này qua đêm khác để đi hát phường vải. Mà địa điểm diễn ra sinh hoạt hát phường vải có gì đâu. Không một dụng cụ âm nhạc để đệm theo. Không diễn xướng như trên sân khấu. Một cái sân nhà, một lối ngõ và chỉ có tiếng hát ngọt ngào qua lại.
|
|
|
Lược trích trong cuốn “Hát phường vải” của Ninh Viết Giao
Về ca từ, hát dặm là một thể văn vần đặc biệt. Mở đầu bài hát dặm thường là hai câu lục bát, rồi tiếp theo một loạt câu năm chữ. Cũng có bài không như vậy mà mở đâu ngay bằng câu năm chữ, vần thì vần chân, hết một khổ hoặc vài ba câu có láy lại.
|
|
|
 Lược trích trong cuốn “Hát phường vải” của Ninh Viết Giao |
|
|
Lược trích trong “hát phường vải” của Ninh Viết Giao
Câu hát phường vải khá chải chuốt, khá điêu luyện, vì hát phường vải đã trải qua một thời gian dài hàng mấy trăm năm, nhân dân với lối tư duy hình tượng đã đem tâm hồn và trí tuệ của mình tạo nên những câu ca hồn nhiên trong sáng.
|
|
|
 Phlanhoa tổng hợp từ các sưu tầm
|
|
|
|