|
Suy nghĩ của Phan Lan hoa
|
|
|
 Bài viết của Phan Lan Hoa dành tặng cho các hội viên CLB Cảm xạ học Vũng Tàu
***
Khi tôi viết về linh hồn, tôi có nói rằng: cây cối, đá núi đều có linh hồn. Có một bạn đọc đã hỏi tôi:
- Làm sao để biết được đá núi có linh hồn?
Tôi trả lời:
- Đơn giản lắm, bạn hãy đi cùng chúng tôi, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách để nói chuyện với đá núi, cây xanh, vạn vật. Bạn sẽ tự mình lắng nghe được cảm xúc của cỏ cây hoa lá và tâm tình của ngàn năm đá núi.
|
|
|
 (Bức thư tháng mười số 3 - đăng trên Tạp chí vanhoanghean.com.vn)
Gửi anh, người con trai xứ Nhút.
Hôm nay là 20.10, chúng mình hoán đổi vai trò đàn ông đàn bà của nhau một chút để hiểu về nhau hơn anh nhỉ. Em sẽ thử đàn đúm “chén rượu cuộc cờ”, thử nói chuyện trái đất cũ kỹ từ triệu năm trước và nền khoa học hiện đại ngày nay một bận xem sao. Còn anh đảm việc chợ búa cơm nước chắc là có phần khó khăn đấy. Làm nhút thực ra cũng không phải là việc nhẹ nhàng gì cho lắm, nếu em để anh làm hết cả các công đoạn từ việc bổ, băm, nhồi, ủ… thì vất vả cho anh quá, thôi thì chúng mình vừa chung tay làm nhút vừa cùng nhau đàm luận chuyện đường lối xây dựng đất nước nhé …
|
|
|
Bài viết thảo luận của Phlanhoa
(Đăng tải trên trang vanhoanghean.com.vn, ngày 4.9.2014)
|
|
|
 Kính thưa quý độc giả của vidamdodua.com!
Nhân ngày Quốc tế Người Khuyết Tật, Phlanhoa xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc của vidamdodua.com hai tấm gương nghị lực tiêu biểu “tàn nhưng không phế” Trần Hồng Giang và Phạm Sĩ Long; một phần nhỏ nội dung tập thơ “Miền Khát Vọng” của Phạm Sĩ Long, do chính Trần Hồng Giang làm biên tập.
|
|
|
 Bài và ảnh của Phlanhoa
***
Mặc khách tuy đều là bậc trượng phu đáng nể trọng, họ đến để ngắm Phong Lan, hoạ sắc đẹp của Phong Lan, nhưng Phong Lan biết chắc các bậc trượng phu kia chỉ như cây kiếm để trong vỏ không tuốt ra bao giờ, nên không hề trông mong ở mặc khách một sự bảo vệ. Khi bão táp mưa sa, mặc khách sẽ không đến tao đàn để thơ hoạ gì đâu, sương gió riết rồi Phong Lan lại thấy mình bền bỉ hơn về nhan sắc...
|
|
|
Gửi anh, người con trai của Rồng!
Thấm thoắt vậy mà một năm trôi qua, đã lại đến cái ngày xã hội nhắc nhủ chúng ta cùng thực hiện “hiệp ước bình đẳng giới”. Hôm nay anh thì đi chợ, nấu cơm, giặt dũ; còn em thì được phép làm những việc của đàn ông, đàn đúm “chén rượu, cuộc cờ” với chúng bạn; nói về tên lửa hạt nhân; bàn về chính sự nghị trường vv…
|
|
|
 bài và ảnh của Phlanhoa
***
Anh đưa em đến Nghi Xuân với lời giới thiệu:
- Đất này đâu chỉ có mỗi một Đại thi hào Nguyễn Du, mà Nguyễn Công Trứ cũng đáng để gọi là Đại hi hào lắm em ạ!
Em mỉm cười:
- Nếu Nguyễn Công Trứ mà còn sống, được làm lẽ ông ấy em cũng cam.
|
|
|
 Bài viết của Phlanhoa
Cái nồi, cái vung là sáng chế đầu tay của con người với nhiệm vụ chung của nồi và vung là chứa đựng và bảo quản thức ăn.
|
|
|
 Truyện ngắn của Phlanhoa
***
Ngày đầu bên nhau, Đình Giang ví May như nụ bưởi hiếm hoi cuối mùa. Còn May, lại thấy mình mong manh như sợi cỏ tím bên đường, mai này rồi khó lòng mà “níu chân người xa xứ”.
|
|
|
 Chế biến, viết bài và ảnh của Phlanhoa
***
Ngày trở về thăm quê, qua cầu La Xá nước trong lặng lờ, vài con thuyền nan bé nhỏ, lướt khẽ như sợ làm xao động dòng sông, một đoạn bờ lở lộ ra màu cát xám xanh, khiến tôi tần ngần như thể mình vừa đánh rơi thứ gì đó xuống nước, nghe xon xót trong lòng.
|
|
|
 (Tôi thì đang vẽ giấc mơ của tôi về Hà Tĩnh, còn Hà Tĩnh thì đang biến giấc mơ của tôi thành hiện thực từng ngày…)
|
|
|
Nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, (đặc biệt các năm 2011, 2014, 2016) các nhà tiên tri từng dự đoán là “trái đất đến ngày tận thế”. Và họ hình như đã đúng. Duy chỉ có điều các nhà tiên tri vẫn có chỗ chưa giỏi, chưa tiên đoán được nguyên nhân của các đại họa là do các phát minh vĩ đại của con người…
|
|
|
 Bài và ảnh của Phlanhoa
Cũng bởi tại cái tính tò mò, biết được cái gì là những muốn biết cho tới tận ngọn nguồn gốc rễ, cho nên tôi hết đọc về rượu lại sang đọc về trà. Xin đừng thắc mắc nhiều vì sao tôi là đàn bà mà cứ ham hố ba cái thứ trà rượu. Tôi đã có nói lý do rồi đấy, dù sao thì tại Việt Nam quý ông chỉ là người “thưởng ẩm” còn “chế ẩm” đa phần là phụ nữ. Cơ mà chế biến mà không biết tới cái linh hồn của trà nằm ở đâu thì làm sao mà hành đạo trà cho đúng phép tắc? Làm sao mà biết cách thu hồi hết được tinh túy của trà vào trong ấm trà cho quý ông thưởng thức cho được? Nhưng đọc sách kia, sách nọ tùm lum cho đã rồi lại mông lung, sinh ra lắm thắc mắc nọ kia…
|
|
|
 ...Đọc “An Tĩnh cổ lục” đi thì biết, đất ta trong lịch sử từng là vùng trù phú giàu sang một thời, đến độ dân Hà Nội còn phải truyền tụng câu “cơm cầu Giáp, táp cầu giền, chè Quán Tiên, tiền Thanh – Nghệ”...
|
|
|