Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
 
Thủy tổ người Việt thực chất ở đâu? (16h: 14-08-2014)
Thủy tổ người Việt thực chất ở đâu?
Bài viết của Phlanhoa
Thảo luận tại chủ đề "Nguồn gốc người Việt - người Mường" trên trang http://vanhoanghean.com.vn
Ảnh : vanhoahatinh.gov.vn
Di chỉ khảo cổ Làng Vạc mang đậm dấu tích kinh đô nước Âu Lạc (17h: 24-09-2014)
Di chỉ khảo cổ Làng Vạc mang đậm dấu tích kinh đô nước Âu Lạc
Phan Lan Hoa tổng hợp các tư liệu sưu tầm.
***
Làng Vạc, một ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hiếu, thuộc địa bàn xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu từng quả quyết nơi đây chính là kinh đô của Thục An Dương Vương xưa kia.
“Xưởng chế tác đá” của người Tiền sử ở Rú Dầu (Đức Thọ - Hà Tĩnh) (11h: 22-09-2014)
“Xưởng chế tác đá” của người Tiền sử ở Rú Dầu (Đức Thọ - Hà Tĩnh)
Nguồn tư liệu rút trích từ: “Hà Tĩnh – Đất văn vật Hồng Lam” – XNB Trẻ
Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Nguồn ảnh: baohatinh.vn
***
Rú Dầu nằm giữa hai xã Đức Đồng, Đức Lạc, cách bờ nam sông Ngàn Sâu khoảng 1km theo đường chim bay. Dưới chân núi có con suối chảy ra sông nay đã bị lấp, gọi là Hói Cạn – Hạc Giang. Tháng 5/1974, đoàn nghiên cứu khảo cổ học của khoa Sử, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội đã phát hiện Xưởng chế tác đá của người nguyên thủy ở Rú Dầu (có niên đại khoảng trên 4000 năm TCN).
Lò đúc đồng, lò luyện sắt và Di chỉ Văn hoá Đông Sơn tìm thấy ở Hà Tĩnh (19h: 21-09-2014)
Lò đúc đồng, lò luyện sắt và Di chỉ Văn hoá Đông Sơn tìm thấy ở Hà Tĩnh
Nguồn tư liệu: “Hà Tĩnh – đất văn vật Hồng Lam” – NXB Trẻ
Tác giả: Thái Kim Đỉnh

Răng người vượn hóa thạch ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu - Nghệ An) (10h: 17-09-2014)
Răng người vượn hóa thạch ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu - Nghệ An)
Nguồn copy: ditichlichsuvanhoa.com
***
Thẩm Ồm theo tiếng Thái có nghĩa là Hang Lớn. Đây là một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng, có giá trị về mặt khảo cổ học. Qua việc khảo sát và khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện các hiện vật bằng đá, bằng đồng, các xương và răng động vật hoá thạch và đã minh chứng được đây là nơi cư trú của người Việt cổ cách ngày nay khoảng 20 vạn năm.
Phát hiện mới, lạ về khảo cổ học ở Nghệ An năm 2013 (hang núi Bò - Anh Sơn - Nghệ An) (23h: 16-09-2014)
Phát hiện mới, lạ về khảo cổ học ở Nghệ An năm 2013 (hang núi Bò - Anh Sơn - Nghệ An)
Tác giả: Phan Văn Hùng – Hồ Mạnh Hà
Nguồn ảnh: vietnamnet.vn
Văn hóa Quỳnh Văn (15h: 16-09-2014)
Văn hóa Quỳnh Văn
Trích trong bài: ĐA BÚT, QUỲNH VĂN, CÁI BÈO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ HÒA BÌNH SANG HẬU HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM - Sách: “Văn hóa tiền sử Việt Nam” – NXB Khoa học xã hội - Tác giả: Bùi Vinh
Nguồn ảnh: baotangnhanhoc.org
Đời sống ông cha qua di chỉ Cồn Sò (Thạch Hà - Hà Tĩnh) (10h: 15-09-2014)
Đời sống ông cha qua di chỉ Cồn Sò  (Thạch Hà - Hà Tĩnh)
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà
Nguồn copy: Baohatinh.vn
***

Một ngày đẹp trời, từ TP Hà Tĩnh theo đường Mai Thúc Loan qua cầu Thạch Đồng, tôi có mặt tại thôn Bắc Lạc - Thạch Lạc (Thạch Hà) vào lúc 5h sáng. Trong sương sớm, di chỉ khảo cổ học Cồn Sò hiện ra với nhiều công trình lịch sử - văn hóa và những dấu tích cổ xưa, như nói lên nhiều câu chuyện cách đây hơn 4.000 năm...
Văn hoá tiền sử Phái Nam (Thạch Hà - Hà Tĩnh) (21h: 13-09-2014)
Văn hoá tiền sử Phái Nam (Thạch Hà - Hà Tĩnh)
Tác giả Bùi Vinh
Trích trong cuốn "Văn hoá tiền sử Việt Nam" - NXB Khoa học xã hội
Nguồn ảnh minh hoạ : baohatinh.vn
Hang Đồng Trương có phải là mộ phần Thủy tổ người Việt? (15h: 10-09-2014)
Hang Đồng Trương có phải là mộ phần Thủy tổ người Việt?
Bài 2: Đào phúc tra hang Đồng Trương (Nghệ An)
Bài và ảnh tư liệu do PGS.TS.Nguyễn Lân Cường cung cấp
***
Tháng 2 và tháng 3 năm 2004, Viện khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Nghệ An đã tiến hành khai quật hang Đồng Trương, năm bên cạnh quốc lộ 7, thuộc địa phận xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Theo Bùi Vinh và các đồng nghiệp cuộc khai quật đã thu được nhiều hiện vật thuộc hai nên văn hóa nổi tiếng nhất Việt Nam: Văn hóa Hòa Bình thời Tiền sử và văn hóa Đông Sơn thời Sơ sử. Trong lớp văn hóa Hòa Bình, theo Bùi Vinh đã phát hiện được 10 ngôi mộ táng, có niên đại trong khoảng 10.000 – 12.000BP. Theo chủ trương của địa phương, các ngôi mộ cổ được giữ lại để phục vụ công tác trưng bày tại chỗ. Do không có kế hoạch bảo quản cụ thể nên di cốt đã bị hủy hoại và thất lạc. Trước tình hình trên, Ban quản lýdi tích Nghệ An đã tiến hành lấp cát và làm hàng rào bảo vệ cửa hang.
Hang Đồng Trương có phải là nơi cư ngự đầu tiên của Việt Thuỷ Tổ (16h: 21-08-2014)
Hang Đồng Trương có phải là nơi cư ngự đầu tiên của Việt Thuỷ Tổ

Tuy ông Bùi Xuân Đính đã có phản hồi. Phần tôi thì đã nói được bức xúc của mình, nên cũng đã định không tranh luận nữa. Nhưng trong lòng không thể thôi thắc mắc. Tại sao một vùng di chỉ quan trọng vào loại bậc nhất như vậy mà suốt từ năm 2004 đến nay đã tròn 10 năm, Viện KHXH không báo cáo kết quả? Hội thảo về “Văn hoá Đông Sơn và nguồn gốc dân tộc Việt” cũng lờ đi sự kiện hang Đồng Trương?

Bức xúc, tôi lại vào mạng để tìm thêm thông tin. Thì càng ngỡ ngàng và bức xúc hơn! Khi thấy các báo mạng kêu gào cho hang Đồng Trương cũng đã nhiều. Theo các trang báo mạng thì các nhà KCH, trong đó có PGS. Nguyễn Lân Cường đã đem các hài cốt đi từ bấy đến nay bặt vô âm tín. Tại sao vậy Viện Khảo cổ học Việt Nam ? Có gì khúc mắc vậy Nghệ An?