Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Gửi em chiếc nón bài thơ – thơ Sơn Tùng
 
(22h: 19-06-2011)
Gửi em chiếc nón bài thơ – thơ Sơn TùngGiới thiệu tác giả:
• Sinh: 1928
• Quê : Nghệ An
• Hiện sống và viết tại Hà Nội



Anh gửi cho em chiếc nón bài thơ Xứ Nghệ*

Mang hình bóng quê hương

Lợp vào đây trăm nhớ ngàn thương

Khi mưa nắng nón bài thơ che chở.

 

Quê hương anh - Nghệ An - sóng gió

Đất dậu phên từ thuở nước khai sinh

Nón Nghệ nghiêng che bao khúc hát quân hành

Nóng giọt máu hồng Nghệ An – Xô Viết

Màu lá chói mây trời nõn biếc

Chóp vươn cao chót vót đỉnh đèo Ngang

Dải quai xanh dòng nước sông Lam

Một lần anh đi xa Tổ quốc

Gắp người con gái Liên Xô

Duyên dáng cười nghiêng nón bài thơ

In bóng dài trên đường phố Mạc Tư Khoa

Anh thấy cả quê hương hiện đến

 

Ôi quê hương yêu mến

Sông Lam uốn khúc êm đềm

Sóng nước long lanh như mắt mẹ hiền

Tắm mát bãi ngô ruộng lúa

Cửa Hội sáng lành ngọn gió

Con thuyền rẽ sóng ra khơi

Tiếng hát đò đưa quyện ánh trăng ngời

Tha thiết điệu ân tình hò hẹn:

Nước dưới sông khi đầy khi cạn

Trăng trên trời khi tỏ khi mờ

Tình hai ta từ ấy đến giờ

Vẫn tròn vành vạnh như nón bài thơ em đội đầu

Ôi quê hương nặng tình thương nhớ

Câu hò đứng giữa lòng ta

Bao năm bao nẻo đường gian khổ

Nón bài thơ một bản tình ca

Nhớ buổi quê hương mịt mù khói lửa

Anh đi mẹ tiễn một quãng đường xưa

Mẹ trao anh chiếc nón bài thơ

Phút giây lặng lẽ

Nắng ngời mắt mẹ

Mẹ dặn anh như nhắc một lời thề

“Giấy rách thì giữ lấy lề

Nón rách thì giữ lấy mê đội đầu”

Năm tháng anh đi

Tóc mẹ ngả màu

Đất nước ngời hương sắc mới

Anh lớn lên trong lửa khói

Nón bài thơ sáng giữa quê hương

Nhớ em trong ấy yêu thương

Anh gửi tặng nón bài thơ quê mẹ

Gửi cho em cả dòng sông cửa bể

Cả vầng trăng và cả trời xanh

Tin tưởng

Em ơi miền Bắc quê anh

Cây vườn đang xanh cành ngọt quả

Miền Nam quê em máu lửa

Hạt gieo rồi em sẽ hái hoa

Tin tưởng em ơi ngày ấy không xa

Em đội nón bài thơ đi đón ngày hội mới

Nước non liền một dải

Vẹn tròn như chiếc nón bài thơ

Anh cùng em chung một bài ca

Nước dưới sông có khi đầy khi cạn

Trăng trên trời khi sáng khi lu

Lòng dân ta đối với Bác Hồ

Vẫn vẹn tròn như nón bài thơ em đội đầu.

 

Hà Nội, 1955

 

=======

*Nón bài thơ Xứ Nghệ:

Có nhiều tư liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của chiếc nón lá Việt Nam từ làng Hạ (Kẻ Hạ), nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Lá nón cũng chỉ mọc nhiều ở vùng rừng núi từ Hà Tĩnh tới Quảng Bình, cho đến hiện nay vẫn là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các làng nghề nón khác trong cả nước.

 

Theo suy đoán của tôi, sở dĩ có tên gọi “Nón bài thơ” không phải vì có in chìm bài thơ lên nón như hiện nay ở Huế. Nón Nghệ thường có quai may bằng vải lụa hai lớp. Nghệ Tĩnh vốn là đất văn chương, không chỉ các đồ Nghệ, mà các cô gái cũng rất mê văn thơ. Các cô gái làng có thói quen dấu những bài thơ tình yêu của đồ Nghệ gửi tặng, hoặc của mình viết trả lời trong quai nón. Thói quen này còn lưu truyền mãi tới thời chiến tranh chống Mỹ. Hầu như trong quai nón của cô nào ở tuổi mười tám đôi mươi lúc bấy giờ cũng từng dấu vài bài thơ tình thuộc dạng nổi tiếng  trong quai nón. Những bài thơ tình yêu nằm trong quai nón, theo các cô đi làm đồng, lên truông, xuống chợ, hay theo dòng xuôi mái…Từng có những cô gái, tranh thủ giải lao giữa hai làn đạn thù, vẫn hồn hiên tháo quai nón đem thơ tình ra đọc cho đồng đội cùng nghe…

 

Trong bài viết  về làng cổ Kẻ Hạ của Thái Kim Đỉnh có đoạn :

 

Nón Hạ cũng là một sản phẩm nổi tiếng. “Đại Nam nhất thống chíchép: “Nón: sản xuất ở xã Yên Đồng, huyện La sơn, nón may tinh xảo, phụ nữ cả nước đều dùng”. Trong “Yên Hội thôn chí”, cụ Bùi dương Lịch cũng viết: “Nghề làm nón lá cũng rất tinh xảo, so với những nơi khác là tốt nhất, truyền rộng ra cả nước. Những nón nhẹ, đẹp, sang thì giá đến 2000 đồng tiền (20 quan). Những nón xấu thô cũng không dưới 200 đồng (2 quan). Già, trẻ, trai, gái đều có thể làm được. Đây cũng là một nghề nhàn ở địa phương”. Như vậy là nón Hạ đã có lâu đời, có thể từ đời Lê, đến đầu thế kỷ XIX đã rất thịnh hành.

 

Nón Hạ có nhiều tên gọi: Người trong Nam, ngoài Bắc gọi là “nón Nghệ” vì sản xuất và bán ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

 

Sáu thương nón Nghệ quai tua dịu dàng

 

Người trong tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh gọi là “nón Thượng” vì bán ở chợ Thượng (chứ không phải sản xuất ở xã Việt Yên Thượng như nhiều sách từ trước tới nay ghi chép nhầm).

 

“Đi ra nón Thượng quai thao…”

 

Người La Sơn – Đức Thọ thì gọi là “nón bằng”, “nón Hạ” (sản xuất ở làng Yên Hội, xã Yên Toàn/ Yên Đồng, tức xã Việt Yên Hạ xưa) để phân biệt với loại nón chóp bẹt, “nón thượng” hay “nón làng Thông” (sản xuất ở các làng cửa Yên, Vạn Phúc Đông, xã Việt Yên Thượng, bờ Bắc sông La) (2)

 

Quai Thao thâm nón Hạ,

Khăn nhiễu lục thắt lưng…”

 

“Nón Hạ mà buộc quai thao,

Lưng ong thắt đáy trai nào chẳng ưa”

 

Sau “Yên Hội thôn chí”, “Đại Nam nhất thống chí” (thế kỷ XIX), “Địa chí huyện Đức Thọ” (2004), đã có khá nhiều sách báo của người Việt, người Pháp đề cập đến hoặc nghiên cứu công phu về chiếc nón này.

 

“Đại Nam quốc âm tự vi” của Huỳnh Tinh Paulus Của (1885) kể tên 16 loại nón, và “Từ điển An Nam – Pháp” (Dictionmaire annamite – Fraccais – 1893 va 1895 – 1896)” kể 29 kiểu khác nhau, trong đó có “nón giâu” (Việt Nam tự điển – Lê Văn Đức soạn sửa là “nón dâu”; “Tự điển Annam – Trung – Pháp (Dictionaire annamite – Chinois Francais) của Gustave Hue, 1937, kể 22 kiểu nón và chú thích “nòn Nghệ” = “nón giâu”.

 

Trên tạp chí “Đô thành hiếu cố” (Bulletin Des Amis du Vieux Hue – số 1 tháng 1 – 3 năm 1918, ông Hồ Đắc Hàm đã có bài khảo cứu “Nón Thượng, chiếc nón của phụ nữ Việt Nam” (Le Non thuong – chapeau des femmes Annamites) viết khá kỹ về kiểu nón này: “Tại vùng Bắc Trung Kỳ, nó được gọi là nón Nghệ…”, “trước kia nó rất được thịnh hành ở Huế, được các mệ trong giới thượng lưu ưa chuộng, nó còn phổ biến ở phía Bắc Trung Kỳ, đặc biệt là các tỉnh Bắc Kỳ…” chiếc nón được ông mô tả: “ Nón có bộ khung tre, lợp lá gồi, mặt nón phẳng và tròn, đường kính khoảng 70 cm, thành nón dày 8 cm, giữa lòng nón có cái sưa đan bằng tre, đường kính khoảng 15 cm. Cái sưa chụp lên đầu giúp chiếc nón giữ được thăng bàng”.

 

Các sách viết sau này cũng viết về hình dáng và cách cấu tạo chiếc nón như vậy, chỉ nói rõ hơn một số chi tiết: “Thành nón đứng không khum như nón xứ Bắc”; “Nón lợp lá kè non, may bằng sợi tơ đánh rất tỉ mỉ”; “ để tạo nên cái khung nón vững chắc, giữa các vành khung kết dày đặc những vành tre vót nhỏ mọng, làm cho mặt trong nón trông như có vân, khi khung được hun khói càng trở nên óng ả. Trên mặt, người ta còn dùng chỉ tơ ngũ sắc cải hoa lá, chữ “thọ”, hoặc hình phượng ngậm bao kinh, “cái sưa” – tiếng địa phương gọi là “cái gàu”, cũng được đan rất khéo, đặt ngửa vào lòng nón, giữa đính chiếc gương tròn, khi đội có thể nghiêng soi…”. Chiếc nón làm kỳ công như vậy, nên được phụ nữ ưa chuộng. Nhưng hấp dẫn nhất là bộ quai thao. Người ta gắn vào thành nón một thẻ bạc mỏng dài khoảng 8 cm, giữa có cái khuy nhỏ để treo cái móc cũng bằng bạc, gọi là mỏ vịt để móc quai nón. Quai được tạo bằng 24 sợi dây thao tết bằng tơ đánh màu trắng, hoặc vàng, có khi màu đỏ, hai nút cuối có hai ngù thao dài cùng màu. Quai mắc vào mỏ vịt, hai bên hai ngù thao rũ xuống phất phơ, ở giữa không dính tận cằm như quai nón thường, mà vòng tận xuống thắt lưng thành một vòng cung. Do đó, khi đội lên đầu người ta phải dùng một tay giữ nón, ấy cũng là cách làm duyên “nón Hạ… quai thao…trai nào chẳng ưa”.

 

Nón quai thao chỉ đội vào dịp hội hè, đình đám, còn ngày thường, người ta chỉ đội nón chóp hoặc nón bằng loại thường, quai lụa, vải, có khi là gây gai, sợi mây.

 

Từ đầu thế kỷ XIX (có thể còn sớm hơn), đến đầu thế kỳ XX, nón Hạ (hay nón Thượng, nón Nghệ) quai thao được dùng phổ biến trong giới phụ nữ bậc trung trở lên. Đó là đồ phục trang nhất thiết phải có cho các cô dâu, cùng với bộ áo mớ ba mớ bảy, làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

 

Từ sau những năm 30 của thế kỷ XX, nón bằng quai thao hiếm dần, rồi vắng hẳn do điều kiện sinh hoạt và quan niệm thẩm mĩ đã thay đổi. Trong cuốn “Những hiểu biết về Việt Nam – Connaissance du Viet NamParis. Imp. Nationale, 1951” hai nhà Việt Nam học người Pháp, Pie Hua (Pierre Huard) và Mô – rít Đuyrăng (Maurice Durand) đã viết khá kỹ về loại nói Nghệ và kết luật :”nón bằng hầu như đã biến mất…”

 

Trích trong “Kẻ Hạ - Việt Yên Hạ”  của Thái Kim Đỉnh

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Nhớ Vinh – thơ Dương Kỳ Anh (22h: 14-06-2011)
 Dự cảm tháng giêng – thơ Nguyễn Ngọc Vượng (21h: 12-06-2011)
 Đò Lường – thơ Nguyễn Văn Đồng (17h: 12-06-2011)
 Đưa con về thăm quê - Lam Giang (15h: 10-06-2011)
 Đất quê – thơ Hồ Quang Diệu (21h: 06-06-2011)
 Miền Trung – thơ Trần Bá Dung (22h: 03-06-2011)
 Dấu hỏi – Thơ Phạm Quang Ái (21h: 31-05-2011)
 Sông Giăng – Lê Huy Mậu (23h: 25-05-2011)
 Hà Tĩnh ơi, bao giờ gặp lại? (12h: 21-05-2011)
 Ai về Đức Thọ thì về - thơ Lương Sĩ Cầm (12h: 17-05-2011)