Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Giới thiệu xã Đức La
 
(23h: 28-02-2012)
Giới thiệu xã Đức LaXã Đức La - thuộc huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh
Diện tích: 310 ha
Dân số : 1656 người
Gồm 18 dòng họ, trong đó trên 30% là giáo dân
Đức La có 51 liệt sĩ và 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng (nay đều đã mất)

Di tích văn hóa lịch sử : Có một ngôi chùa cổ, một nhà thờ Thiên Chúa giáo và một ngôi đền thờ danh tướng thời Lê: Bùi Cảnh Khánh

Kinh tế chủ yếu của Đức La là trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Có một trường tiểu học, còn THCS thì chung với hai xã Đức Nhân và Bùi Xá;

             

Địa hình phong cảnh: La – Quang – Vịnh là ba xã ngụ trên một bãi bồi phù sa xinh đẹp, do hợp lưu hai dòng La – Lam tạo nên, thuộc dải “đất có cát địa long chân", non nước hữu tình. Sông La chảy từ phía tây nam đến Bùi Xá, thì rẽ làm hai nhánh. Nhánh chính chảy tới cuối địa phận Đức La thì hợp với sông Lam chảy từ Nam Đàn sang tại Ngã Ba Phủ. Bên kia sông Lam (nhân dân địa phương gọi là sông Ngàn Cả) theo hướng chính bắc là núi Lam Thành uy nghi lịch sử. Nhánh phụ của sông La chảy về phía Đông Nam và trở thành biên giới giữa ba xã Đức La, Đức Nhân và Bùi Xá, qua Yên Hồ, Đức Vịnh rồi đổ ra sông Lam tại Bàn Thạch.

Các xã lân cận, thì chỉ có Đức Quang về phía đông là có thể đến Đức La bằng đường bộ vì cùng trên một bãi bồi, còn các vùng khác thì đều phải qua sông mới tới được. Phía bên kia nhánh chính của sông La phía Tây là xã Liên Minh, tây Bắc là Đức Tùng. Phía Nam và Đông Nam là xã Bùi Xá và Đức Nhân.

Đức La, trước năm 1945 có tên là xã Láng Ngạn, thuộc tổng Yên Hồ, phủ Đức Thọ. Xã Láng Ngạn lúc bấy giờ có bốn làng là: Phúc Lộc, Thọ Bắc, Yên Đồng và Yên Trường (tương đương với bốn thôn 1,2,3,4 ngày nay). Sau năm 1945, cùng với Nhân Thọ và Yên Thọ thành lập xã Tam Đồng. Năm 1954, chia xã Tam Đồng thành hai xã Đức La và Đức Nhân.

Ngày nay, Đức La đang nổ lực phấn đấu để trở thành một trong những xã tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Điện – đường – trường – chợ đã được xây dựng khá khang trang. Sông La đang được kè bờ để chống xói mòn mùa lũ…

Nội dung tương tự đã đăng:   Nước lụa Đức La

 

 Đền thờ tướng công Bùi Cảnh Khánh trầm mặc cổ kính

Phong cảnh làng quê Đức La thanh bình

 

 

 

Sông La làm biên giới hai xã Bùi Xá và Đức La


Để gửi ý kiến nhấp vào đây