Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Tục “đón đẳng” đề câu đối ở Xứ Nghệ
 
(22h: 31-03-2012)
Kho tàng văn hóa dân gian Nghệ An – Hà Tĩnh
***


Tục xưa ở Xứ Nghệ, trong ngày rước dâu, dân làng bên nhà gái thường cử người đem một cái đẳng đặt ngang đường vào làng, bên trên bày trầu cau và rượu mừng chú rể. Khi nhà trai tới gặp cái đẳng thì thường phải cho tiền người đón đẳng mới được đi qua. Gọi là tục “đón đẳng”.

 

Nhưng Xứ Nghệ là vùng đất nổi tiếng chữ nghĩa, có khi nhà gái cắc cớ muốn thử thách nhà trai, không thực hiện tục “đón đẳng” bằng trầu cau, vòi tiền đám rước, mà giăng giây điều ngang đường treo một vế đối. Gặp trường hợp này, nhà trai phải cử người ra viết được vế đáp thì mới được đi tiếp để rước dâu.

 

Ở Hội Thống (Nghi Xuân) còn lưu truyền giai thoại có đoàn đi đón dâu thì bị nhà gái treo một cái sáo mành đề vế đối:

 

“Vườn cả ao liền, ruộng sâu trâu đực thiến”

 

Nhà trai cử người ra đối, hiềm nỗi nắng gắt chẳng nghĩ ngợi được gì, mới phát khùng cự nự “Trai lành đi hỏi vợ lại bảo thiến? coi thường người ta quá, thôi không đối nữa!”. Hiềm nỗi “không đối nữa” thì cả đoàn rước dâu cũng không đi tiếp được nữa. May thay, có anh đồ nho đi đằng sau đám rước, thấy nhà trai bí bách, bèn lẳng lặng tiến lên cầm bút đề:

 

“Cơi vàng điếu khảm, đàng nhựa ngựa dong cương”

 

Lại ở bên Nam Đàn có câu chuyện: đám rước dâu từ làng Trung Cần tới làng Dương Liễu. Lúc đi qua trên đê, nhà gái cho người xướng vế đối :

 

“Gái Dương Liễu, đi chợ Liễu, mặt hoa mày liễu, trông đẹp như tiên”

 

Trong đám rước dàng trai lập tức có người ứng khẩu:

 

“Trai Nam Hoa, đỗ Thám Hoa, áo gấm thêu hoa, ăn nhờ lộc thánh”

 

Quả là một đôi câu đối tuyệt hay, đáng để lưu truyền nhân gian.

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Cửa tướng – Nhà công (23h: 26-09-2011)
 Ba đoạn tre – muôn quyển sách (23h: 18-09-2011)
 Cô hàng chè xanh và ba anh học trò (21h: 11-09-2011)
 Câu đối giữa huyện thằng và cô học trò (22h: 31-08-2011)
 Câu đối …hát dặm (22h: 26-08-2011)
 Câu đối điếu các liệt sĩ của Nho Soàn (22h: 17-08-2011)
 Đôi câu đối chỉnh của hai vị Tiến sĩ ở Nam Đàn (21h: 15-08-2011)
 Lãng nhân chơi chữ (14h: 31-03-2011)
 Chuyện giăng hoa của Tú Xương - Sưu tầm (21h: 28-03-2011)
 Chuyện làng chơi chữ - Câu đối khóc vợ, khóc chồng (sưu tầm) (10h: 26-03-2011)