Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Em xin làm lẽ Nguyễn Công Trứ
 
(16h: 07-05-2012)
Em xin làm lẽ Nguyễn Công Trứbài và ảnh của Phlanhoa
***

Anh đưa em đến Nghi Xuân với lời giới thiệu:
- Đất này đâu chỉ có mỗi một Đại thi hào Nguyễn Du, mà Nguyễn Công Trứ cũng đáng để gọi là Đại hi hào lắm em ạ!
Em mỉm cười:
- Nếu Nguyễn Công Trứ mà còn sống, được làm lẽ ông ấy em cũng cam.

Anh há miệng giả bộ kêu trời:

 

-         Anh đang đi bên em mà sao em nỡ mơ mòng chi người đã khuất. Em nhớ là đất Nghi Xuân này còn có Đại thi hào Nguyễn Du nữa đấy. Vậy chứ cả Nguyễn Du cũng còn sống em lựa chọn ai trong hai Đại thi hào rất Nghi Xuân này?

 

Em tủm tỉm:

 

-         Nguyễn Công Trứ! Em vẫn chọn Nguyễn Công Trứ!

 

Anh ra vẻ thiểu não:

 

- Sao vậy em? Nguyễn Công Trứ quyến rũ em đến thế ư? Sức mạnh nào vậy?

 

Em:

 

- Nguyễn Du tuy văn chương xuất chúng, con người đức độ, nhưng tính cách có phần ủy mị, những muốn lẩn tránh cuộc đời. Em không thích đàn ông ủy mị.

 

Anh:

 

- Vậy anh đổi cho em một ông Hoàng đế thay vì Nguyễn Công Trứ?

 

Em:

 

- Em sẽ không đổi đâu! Hoàng đế cậy mình được quyền năm thê bảy thiếp, chỉ cần một chút thị phi cũng có thể đang tay giết không chỉ một người đàn bà, mà cả họ hàng tông tích người từng kề gối tay ấp với mình. Hoàng đế là kẻ chỉ yêu mỗi ngai vàng của ông ta, trong khi Nguyễn Công Trứ đã yêu đàn bà là yêu đến tận cùng, dù cánh rũ hoa tàn vẫn yêu

 

Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết

Hoa tàn song lại nhụy còn tươi

 

Anh:

 

- Vậy một ông TBT em có đổi không?

 

Em:

 

- Thưa không ạ! Hai người đàn ông này khác hẳn nhau ở chữ “Tài”: Nguyễn Công Trứ coi cuộc đánh giặc như cuộc hát ả đào mà giặc vẫn thua; Trong khi TBT coi chuyện trị dân như một cuộc đánh giặc, bắc loa gào thét chưa đủ, còn lắc thêm trống bỏi, mà vẫn bất trị…

 

Anh ranh mãnh:

 

- Nguyễn Công Trứ cũng năm thê bảy thiếp lắm đấy?

 

Em thưa:

 

- Đàn ông mấy ai mà không ham năm thê bảy thiếp. Nguyễn Du, Hoàng đế đời xưa, hay TBT đời nay, anh xem có ai là không năm thê bảy thiếp không? Bây giờ luật pháp cấm đoán còn sinh sự được nữa là, huống hồ chi thời của Nguyễn Công Trứ.

 

Anh lặng yên đưa em đến trước Bái đường Nguyễn Công Trứ. Chiều lất phất bay. Bàn đá, nhà chòi phảng phất tình nghệ sĩ.

 

Ra về hồi lâu anh mới nói:

 

- Nguyễn Công Trứ là một tay chơi sành điệu em ạ. Chơi một cách hiện đại đến độ bây giờ người đời nay vẫn chưa theo kịp:

 

Chơi cho lịch mới là chơi

Chơi cho đài các cho người biết tay

 

Đã từng tắm gội ơn mưa móc

Cũng phải xênh xang hội gió mây

 

Với Nguyễn Công Trứ, kể cả chuyện đánh giặc cũng là một cuộc chơi; khai khẩn bờ cõi cũng là một cuộc chơi. Cả cuộc đời Nguyễn công Trứ là một cuộc chơi. Cuộc chơi của Nguyễn Công Trứ thường chơi đến tận cùng, chơi cho ra kết quả mới thôi chơi. Tuyệt vời ở chỗ là kết quả cuộc chơi của Nguyễn Công Trứ thường rất mĩ mãn về mặt ích lợi xã hội; chơi mà vẫn hết sức nghiêm túc về mặt đạo đức tư cách:

 

Vũ trụ giai ngô phận sự

Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn

Chí tang bồng hẹn với giang san

Đường trung hiếu chữ quân thân là gánh vác

Đã mang thân ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

 

Em thưa:

 

- Trong suy nghĩ của em, Nguyễn Công Trứ thật hoàn hảo, văn võ song toàn thôi thì cổ kim xưa nay nhiều người cũng đã đạt được. Nhưng ăn chơi bản lĩnh theo kiểu Nguyễn Công Trứ, kết hợp hài hòa được cái sự lãng mạn nghệ sĩ vào với đức độ từ bi của Phật trong một con người, thì quả là em mới thấy chỉ có Nguyễn Công Trứ.

 

Kết quả cuộc chơi mà Nguyễn Công Trứ đã chơi, không chỉ đem đến cho dân sự no ấm về mặt thể xác, mà còn no ấm cả về mặt tâm hồn. Nếu không có Nguyễn Công Trứ sinh ra đúng lúc đúng thời để dang tay cứu vớt, thì ca trù bây giờ chắc gì đã còn để mà xưng danh!

 

Ý kiến của người đời sau như anh và em đàm đạo nãy giờ, có lẽ Nguyễn Công Trứ cũng đã thâu tóm trong bài “Ngất ngưỡng” rồi…

 

Vũ trụ nội mạc phi phận sự (1)

Ông Hi Văn (2) tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ Khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông (3)

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây cầm cờ Đại tướng (4)

Có khi về phủ doãn Thưa Thiên

Đô môn giải tổ chi niên (5)

Đạc ngưạ bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mấy trắng

Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Được mất dương dương người thái thượng (6)

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không Tiên, không vướng tục

Chẳng Hàn, nhạc cũng phường Mai Phúc (7)

Nghĩa vua tôi vẹn đạo sơ chung (8)

Đời ai ngất ngưởng như ông

 

Rút trong tập: “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử”

(Đoàn Tử Huyến chủ biên - NXB Nghệ An – 2008)

 

=====

(1)     Trong vũ trụ đâu chẳng là phận sự

(2)     Hi Văn: tên tự của Nguyễn Công Trứ

(3)     Đông: tỉnh Hải Dương ngày nay. Nguyễn Công Trứ từng làm tới chức Tổng đốc Đông

(4)     Đành thành Trấn Tây, tức nước Cao Miên, Nguyễn Công Trứ giữ chức đại tướng

(5)     “Tổ” là giây đeo ấn, người bỏ quan về gọi là “giải tổ”. Nguyễn Công Trứ cởi cái giây thao đeo ấn năm ở cửa kinh đô.

(6)     Thái thượng (hay Thái cổ): người đời Thái thượng không quan tâm đến sự được hay mất, sự khen hay chê

(7)     Hàn Kì và Nhạc Phi: hai danh thần đời Tống; Mai Phúc: danh nho đời Đông Hán

(8)     Sơ chung: trước sau

 

 

 

Đền thờ Nguyễn Công Trứ

 

Nhà chòi (nhà hát ca trù) trong khu đền thờ Nguyễn Công Trứ,

(sinh hoạt ca trù thường nhật xảy ra thứ ba và thứ năm hàng tuần)

 

Tượng thờ Nguyễn Công Trứ

 

 

Ý kiến bạn đọc:
trần tâm

 

Anh đã đọc bài viết này trong BLOG DẠY VÀ HỌC. Theo link lại hóa ra nhà em. Em trở lại trang dayvahoc.blogtiengviet.net ma xem nhé!


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Câu chuyện đấu tranh dành quyền bình đẳng của vung và nồi (23h: 20-10-2011)
 Đò đưa ví dặm trôi vào giấc mơ 2: Chợ Cầu trên bến dưới thuyền (13h: 24-03-2012)
 Đò đưa ví dặm trôi vào giấc mơ ...Phlanhoa (17h: 13-07-2010)
 Các nhà khoa học học sẽ nhân bản ra giống người không có trái tim trong tương lai... (20h: 03-04-2011)
 Ví dặm ơi sâu lắng chút mồ (15h: 22-03-2011)
 Công thức làm bếp trong lời ru của mẹ - Bài và ảnh của Phlanhoa (14h: 03-08-2010)
 NGƯỜI ĐÀN BÀ BÁN HÀNG RONG - Phlanhoa (18h: 28-07-2010)
 Tri âm cùng bạn đọc của vidamdodua.com (16h: 04-08-2012)
 Vợ chồng bà bạn cùng phố (19h: 15-06-2013)
 Nhút cà ơi bớt mặn ! (16h: 16-03-2011)