Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Phục sức của người Nghệ Tĩnh xưa: - Váy
 
(18h: 14-06-2012)
Trích đoạn trong tập: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Viện nghiên cứn văn hoa dân gian - chủ biên Nguyễn Đổng Chi
***


Cái váy, người Nghệ Tĩnh gọi là mấn, hoặc có nơi gọi chệch là mứn, như Nghi Xuân chẳng hạn, ngày xưa tồn tại phổ biến ở Nghệ Tĩnh cho đến cách mạng tháng tám mới chịu đi dần vào lãng quên. Váy ở đây là kiểu váy ống ngày xưa, không dải rút như một câu đố quen thuộc: Hình như cái trống / Thồng lổng (trống rỗng) hai đầu / Nghệ Tĩnh thì có / Kinh Cầu thì không. Chiếc váy có dải rút cũng gọi là váy nơm, xuất hiện có phần muộn hơn, có lẽ vào đầu cận đại. Chính kiểu váy đó mới có câu chuyện Mấn trùm đầu thầy đồ (x.ch. phong tục…).

Khi chưa xuất hiện chiếc xi-líp, xu-chiêng, hay chiếc áo tắm, với kiểu váy này, các cô các bà Xứ Nghệ có thói quen tắm sông, thường có môt nghệ thuật cởi váy ra tắm và mặc váy vào trước con mắt của mọi người, nhưng lại biết cách dấu giếm hoàn toàn những chỗ nào cần che đậy một cách tự nhiên và duyên dáng.

Con gái nhà khá giả thì dĩ nhiên váy dài phủ phê, trái lại con nhà nghèo thì váy chỉ dài đến quá đầu gối một tí, vào khoảng nửa bắp chân là cùng, nhưng còn phải xắn cao theo lối quai cồng khi lao động. Kiểu váy ngắn đến dầu gối này cho đến thời cận đại vẫn còn phổ biến ở nhiếu vùng, ví dụ vùng tổng Cát Ngạn, Thanh Chương, nên có câu: Khoai La Mạc, bạc Cao Điền, tiền Hạnh Lâm, mâm Văn Chấn, mấn Cát Ngạn. Tất nhiên khi dành dụm được đồng tiền riêng, họ cũng thường sắm váy dài để mặc đi chợ, hoặc đi xem hội, hơn nữa họ cũng biết trau chuốt sao cho chiếc váy trở thành đồ mặc sao cho hấp dẫn, mà một trong đó là nhuộm nâu bầm sao cho phía ngoài láng mượt (hoặc mua vải thâm thì cũng chọn mặt ngoài đen nhánh và loại vải bền màu). Các chàng trai vẫn thường khen những cô gái biết cách làm cho mượt mấn như câu ví sau:

Thiếu chi thợ mộc, thợ nề

Mà em mượt mấn đi ve thợ rèn?

Một câu đố thuộc loại “đố tục giảng thanh” về cây cỏ may cũng phản ánh hai kiểu váy mặc đại biểu cho hai lớp người trong xã hội: một lớp sang trọng lịch sự tương phản và một lớp bần hàn thô kệch, là: Thô tục thì dâm năm bảy cấy / Lịch sự muốn đâm mấy thì đâm (1)

Là đồ mặc gợi cho người ta nhiều ý tứ nghịch ngợm hơn cả, cái váy ở Nghệ Tĩnh ngày trước còn đẻ ra khá nhiều chuyện trào phúng, mà ở đây chỉ kể một chuyện Thọ nhất bức làm ví dụ:

Một viên đề lại được phái về làng tịch biên gia sản một nhà nọ. Khi kiểm kê bỗng gặp phải chiếc váy nâu. Vốn ít chữ nghĩa, đề lại không biết dùng chữ Hán để ghi vào biên bản. Bèn chừa trắng một dòng để còn về tra cứu. Hôm sau đang tìm nát óc chưa ra, thì bỗng nghe bên xóm có đứa bé học chữ Hán: “Thọ là sống lâu”, nhưng nó lại nói ngọng: “Thọ là xống nâu” (tiếng xống cũng có nghĩa là váy, ví dụ áo xống). Thầy mừng quá liền viết ngay vào biên bản “Thọ nhất bức”. Ba chữ này theo ý đề lại là kê biên một chiếc váy màu nâu, Nhưng khi quan đọc biên bản thấy mấy chữ ấy lại hiệu là một bức chữ thọ, liền bảo đề lại gói riêng vật ấy dành cho mình. Đề lại giật mình, mới nhắc quan: “ – Bẩm quan, vật ấy nhớp lắm”. Quan lại tưởng đề lại nhắc khéo mình đừng tham của công, bèn đáp: “- Nhớp hay không mặc tôi, thầy xen vào làm gì!”. Đến khi quan dở gói mới ngả ngửa (TL số 183, 1962).

Và một bài thơ thất ngôn truyền lại của Nguyễn Công Trứ nói về một vụ mất váy:

- Tương truyền ở chợ Giang Đình, Nghi Xuân có một bà nọ chua ngoa nhất mực. Một hôm bị mất cắp cái váy, bà ta chửi đứa lấy váy ba ngày ba đêm rồi còn muốn chửi thêm bảy ngày bảy đêm nữa cho được con số tròn, để đứa ăn cắp phải đau lòng xót ruột. Đến ngày thứ tư, bà đang gửi bỗng gặp chàng Củng (tên cúng cơm của Nguyễn Công Trứ) đi qua. Chàng đứng lại hỏi hàng xóm đầu đuôi rồi đọc một bài thơ:

Thằng cha con bợm thật là ghê

Cắp mấn nhà ai đã độc hề

Bữa trước ra đi còn có bận

Bây giờ ngồi ngó lấy gì che

Thương thay lạnh lẽo ba mùa rét

Tội nhỉ trần truồng một nố tê

Của mất người còn, còn có của

Thôi thôi đừng chưởi xóm giềng nghe

Bài thơ ấy được truyền miệng nhanh chóng, không mấy chốc đến tai bà nọ, cảm thấy thẹn, bà không chửi nữa. (TL số 185, 1964)

 

======

(1)     Câu đố này giải ra là : loại váy của người lao động thô tục thì ngắn nên có may đâm có tới cũng chỉ vài cái so với loại váy lịch sự dài bị cỏ may bám nhiều hơn.

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Liên hoan CLB dân ca, ví giặm Xứ Nghệ toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 (16h: 14-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa: Áo cánh và áo dài (22h: 09-06-2012)
 Ngày 26.3 sẽ khai mạc Lliên hoan dân ca Ví, Giặm Xứ Nghệ (13h: 09-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Yếm và dải quấn lưng (22h: 03-06-2012)
 CU ĐƠ HÀ TĨNH (00h: 20-05-2012)
 Tập huấn Dân ca ví dặm xứ Nghệ (10h: 05-04-2012)
 Tổ chức Festival dân ca, ví dặm xứ Nghệ (14h: 16-03-2012)
 Nước lụa Đức La (17h: 30-07-2011)
 Lịch sử tên gọi La Giang – Đức Thọ (22h: 07-07-2011)
 Ra đi nổi tiếng làng Quỳnh (17h: 30-10-2010)