Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Tri âm cùng bạn đọc của vidamdodua.com
 
(16h: 04-08-2012)
Tri âm cùng bạn đọc của vidamdodua.comTrót say câu ví đò đưa
Cũng đành cà mặn, nhút chua một đời!

Hai câu lục bát này không phải là ca dao Xứ Nghệ, mà là một lời nguyền được viết ra từ trong trái tim Phlanhoa!

Mỗi con người sinh ra đều có duyên phận riêng của mình. Duyên phận của Phlanhoa có lẽ là phải trọn đời trọn kiếp thủy chung với nhút, với cà. Bà ngoại Phlanhoa là một người nghiện thơ Kiều. Khi nhỏ, Phlanhoa có nhờ bà bói Kiều cho, và vô tình bốc nhằm câu: “Cái tài đi với cái tai một vần”. Bà phán rằng: “Cháu có tài văn chương thao lược trong tay, nhưng công đức của mày có lẽ để đời sau ghi nhớ, còn đời này hễ phô ra là gặp họa ghen đua…”

Trong công việc, Phlanhoa luôn tận tình từ trong tâm nên khi thành công thì thường đem lại những lợi ích thiết thực. Song ngay lúc thành công cũng là khi Phlanhoa nhận nhiều tai tiếng nhất cho mình, do sự ghen đua từ bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là anh em. Ngẫm lời, Phlanhoa thấy bà ngoại nói đúng và đã lấy đó làm kim chỉ nam cho đời mình. Sau này, Phlanhoa thường làm những việc mình muốn trong thầm lặng, không vì tiền, không phô trương thanh thế, chỉ vì một mục đích duy nhất là thấy có lợi cho cộng đồng thì làm.

Vidamdodua.com ra đời vì nhiều nhẽ:

Phlanhoa không cam tâm mang tiếng đàn bà Xứ Nghệ là “chém to kho mặn” để người đời giễu cợt cười chê. Do đó, qua vidamdodua.com, Phlanhoa muốn gửi gắm nỗi niềm tới  chị em quê Nghệ An – Hà Tĩnh hãy ủng hộ Phlanhoa làm cho ra nhẽ;

Phlanhoa không cam tâm khi con trẻ Xứ Nghệ ra khỏi quê là quên tiếng mẹ đẻ, không biết lý do vì sao Xứ Nghệ lại là vùng đất được phong danh hiệu “Địa linh Nhân kiệt”?

Phlanhoa không cam tâm để một làn điệu dân ca như Ví Giặm vốn được kỳ công gầy dựng nên từ những trí tuệ bác học lại bị một vài nhà nghiên cứu lên tiếng chê bai rằng đơn, thô và ít nốt nhạc quá?! Phlanhoa cho rằng, dù sao so với Ca Trù, Ví Giặm sâu đằm mà lời ca vẫn thoáng nên dễ hòa nhập hơn, chưa nói đến là nội dung của Ví Giặm vô cùng sâu sắc, mà các làn điệu khác không dễ có được, nên thấy mình có nghĩa vụ phải góp công quảng bá.

Ngoài việc “giải oan” cho ba điều uẩn khúc trên, trong thời gian lục tìm kho tàng văn hóa Xứ Nghệ để tìm phường cách tự giải tỏa nỗi niềm cho mình, Phlanhoa gặp phải những nội dung Lịch sử bị đắm chìm, gặp Ngũ kinh của Khổng Tử - Mạnh Tử và lời luận giải Chính kinh trong sách của Sào Nam Phan Bội Châu, mà ngộ ra, vì một lý do thống trị nào đó, các bậc Tiền nhân xưa kia đã vô tình hay cố ý? hiểu lệch ý đồ của Cổ nhân, dẫn đến con đường đạo lý ngày càng sai lệch, thậm chí bị trở nên thần thánh, ma quỷ hóa xã hội. Thông qua vidamdodua.com, Phlanhoa muốn đưa cái sự hiểu có phần hơi khác so với các bậc Tiền nhân về đạo đức của Khổng Tử, cũng như trật tự lễ giáo phong tục người Việt Nam, chia sẻ và hy vọng vào một ngày sau, đạo đức được cập nhật lại cho nhuận lẽ tự nhiên giữa Thiên – Địa – Nhân trong quy luật Tam tài. Bởi theo Khổng Tử, Tam tài là quy luật ứng xử cơ bản để thống trị.

Nội dung Phlanhoa muốn đưa lên vidamdodua.com để người đời cùng suy nghĩ con dài, hiềm nỗi vì mưu sinh cuộc sống Phlanhoa chỉ có thể dành chút ít thời gian của đêm khuya để tâm sự, nên bài đăng lúc nhặt, lúc thưa, thôi thì cúi xin thông cảm, hãy coi như là cái sự đời phải từ từ mà ngẫm mới sâu.

Có bạn đọc vào mục góp ý, hoặc vào Email, gọi điện chất vấn, tỏ ý nghi ngờ:

-        Nội dung trên vidamdodua.com lấy ở đâu? Sách nào? Tại sao chỉ Phlanhoa có mà các trang mạng khác không có?

Xin thưa:

-        Phlanhoa có, mà trang mạng khác không có, bởi tác giả hồi sinh ra cái sự có từ lụi tàn quên lãng là Phlanhoa, nên mỗi khi Phlanhoa chưa gửi lên trang mạng nào thì trang đó chưa có. Ví dụ như những món ăn quê nhà, Phlanhoa không lấy nó từ trong các nhà hàng hiện đại ngày nay. Mà tích lũy vốn liếng từ hơn 40 năm âm thầm lần mò trong các chợ quê, trong lich sử và trong từng câu ca dao Xứ Nghệ. Nghĩa là bạn đọc cần hiểu, người  phục hồi và xây dựng thành công thức, trả sự sống của nó về lại trong dân gian Xứ Nghệ là Phlanhoa. Một số trang mạng khác lấy nội dung của vidamdodua.com sửa lại rồi đứng tên mình là tác giả e là đã ngộ nhận, không tường tận ngọn nguồn.

-        Phlanhoa có, mà trang mạng khác không có, bởi Phlanhoa cất công về quê lần mò tìm kiếm, thậm chí mua giá cao từng cuốn sách cũ có, mới có, chắt lọc nội dung có giá trị để sẻ chia, chứ không copy & Patse từ sự có sẵn của các trang mạng khác.

Có bạn đọc tò mò muốn biết lai lịch gia cảnh, số điện thoại vv…của Phlanhoa?

-        Cũng là một ý tốt, Phlanhoa xin cám ơn! Nhưng xin thưa: Những gì Phlanhoa muốn quảng bá cho quê nhà, nếu bạn thấy hay, thấy giá trị thì cứ đọc. Còn cuộc sống và gia cảnh của Phlanhoa là hạnh phúc riêng tư, Phlanhoa xin được giữ lại làm khoảng trời riêng cho mình.

Có Nhà báo ngỏ ý muốn viết bài về Phlanhoa?

-        Xin thưa: Như ý bà ngoại đã dặn dò Phlanhoa rồi đó. Việc của Phlanhoa làm bây giờ chỉ mới bắt đầu, còn chưa biết kết quả ra sao ở phía tương lai,  và “họa ghen đua” cũng chưa lường hết được,  nên thiết nghĩ phải khiêm tốn mình, kính xin thông cảm. Nếu có lòng, chi bằng cùng chung tay chung sức giúp Phlanhoa tìm đường lối đưa Ẩm thực Nghệ An – Hà Tĩnh nhanh chóng có chỗ đứng trong mỗi bữa cơm của người dân quê, thì kết quả sẽ thiết thực hơn.

Vài lời như mở tấm lòng, vidamdodua.com chỉ mới lên ba, còn cần bạn đọc ủng hộ dài dài về sau. Phlanhoa xin được gửi lời cám ơn tới bạn đọc, chúc mọi người Mạnh khỏe – Hạnh Phúc mãn nguyện như ý!

Phlanhoa – 05.8.2012

 

 

 

Ý kiến bạn đọc:
Trần Lệ Thủy

Tôi không lớn lên từ quê ngoại nhưng bạn đã cho tôi biết nhiều hơn về vùng đất này. Từ một người thuần túy làm khoa học không biết sao tôi đã hai lần gửi đến trang web của bạn bài đóng góp mang tính văn học về "GIAI THOẠI PHAN ĐIỆN". Tôi đã trích dẫn nguyên văn phần tham gia của tôi theo bạn vào trang chủ của website chuyên môn của mình-taimuihongthuytran.com. Mọi thành viên trong dòng họ tôi rất vui khi đọc trang Web của Phlan Hoa. Cảm ơn bạn về món quà vô giá này. Chúc Phlanhoa hạnh phuc. Trần Lệ Thủy

ngô Đức Hùng

Cứ như cụ nghè Tân nói thế này (...)

Cứ say sưa mặc kệ thế tình

Xếp vũ trụ vào trong vành mắt cả

Đã ngán kẻ đua chen then khóa

Lại thương người tất tả lợi danh

Bôn ba chi cho nhọc đến thân mình

Phận mà có ông xanh đâu nỡ tiếc,

Hãy uống rượu, ngâm thơ, xem hoa, ngắm Nguyệt.

Hãy chơi cho khắp hết giang hồ

Kìa những ai rở duốc bày trò

Thôi mặc quách không thèm so sánh nghĩ.

Dân nghệ

Tôi biết sơ về chị qua diễn đàn, đang thời khó khăn, việc không trôi nên vào vidamdodua đọc bài "Tri am cùng..." Về nội dung, tôi đọc và hiểu ý chị, tuy nhiên tôi muốn góp ý về "chính tả". Tôi chỉ mới đọc một bài nhưng có hơi "nhiều sạn", ví dụ: "Ví dặm" hay "ví giặm", "gầy dựng" hay "gây dựng", "Diễu cợt" hay "giễu cợt" và có thể nữa là "tri âm" hay "tri ân"? (tri âm và tri ân thì có hai nghĩa khác nhau..). Tôi nghĩ tác phẩm hay, đẹp cần tuyệt đối không có "sạn" cơ bản. Chân tình!

 

Phlanhoa hồi đáp:

Chào bạn Dân Nghệ!

Rất vui khi nhận được ý kiến đóng góp của bạn, điều đó chứng tỏ bạn đã và đang quan tâm tới bài viết của vidamdodua.com. Cám ơn bạn về ân tình đó!

Sau đây phlanhoa xin tiếp thu ý kiến phê bình của bạn:

  • "Ví Dặm" hay "Ví Giặm": trước đây có nhiều ý kiến bàn cãi về hai chữ "Dặm" và "Giặm". Bản thân Phlanhoa cho rằng làn điệu Dặm (giặm) có xuất xứ từ ruộng đồng, những chuyến ngược lường, đi núi vv.. nên ý nghĩa của từ "Dặm" lấy từ dặm đường. Nhưng các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng đó là "Giặm", bởi làn điệu nay cứ 5 câu thơ ngụ ngôn thì láy nhịp điệu lại một lần, chữ "Giặm" ở đây là thêm vào, giặm vào. Cho đến tháng 5.2012, Hội thảo về Ví Giặm được tổ chức tại Vinh đã thống nhất lấy tên là "Ví Giặm", kể từ sau ngày đó, bài viết của Phlanhoa đều viết là "Ví Giặm". riêng vidamdodua.com vì là tên miền có từ trước đó, nên không đổi được nữa,
  • "Gầy dựng" hay "Gây dựng": xin thưa, tiếng Nghệ đọc là "gây dựng", tiếng phổ thông đọc là "gầy dựng", từ điển tiếng Việt cả hai đều đúng.
  • "Diễu cợt" hay "giễu cợt": Từ này Phlanhoa đánh máy sai, sẽ sửa chữa!
  • "Tri âm" hay Tri ân": xin thưa là TRI ÂM!  vidamdodua.com là website cá nhân của Phlanhoa, một cách thể hiện tấm chân tình của người còn Xứ Nghệ. Ở "con đò Ví Giặm ân tình" này, người viết và người đọc đều tự nguyện đến với nhau bằng tâm tình, Phlanhoa coi bạn đọc của vidamdodua.com là BẠN TRI ÂM của mình...

Thiết nghĩ, khi bạn đang thắc mắc chưa chắc chắn thì khoan vội gọi là "sạn". Dù vậy, Phlanhoa xin chân thành cám ơn Dân Nghệ đã ghé thăm. chúc bạn ngày mới Vui - Khỏe - Hạnh phúc trong cuộc sống!

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Vợ chồng bà bạn cùng phố (19h: 15-06-2013)
 Nhút cà ơi bớt mặn ! (16h: 16-03-2011)
 Quà tết (01h: 29-01-2012)
 Thư giãn: Tiêu chuẩn của anh về phụ nữ (14h: 27-08-2013)
 Seri; Section; Seiso; Seketsu; Shetsuke - Truyện vui 5S ! (22h: 17-03-2011)
 Quốc hoa, Quốc tửu, thế Quốc trà, Quốc bánh thì sao nhỉ ? (23h: 05-02-2011)
 Thực hành theo bài giảng của giáo sư tâm lý học - Phlanhoa (21h: 18-08-2010)
 Ba gã độc thân – Phlanhoa (22h: 12-08-2010)
 Chào Tết, nghe mi về đầu phố! (15h: 27-01-2011)
 Bóng đá là gì hở anh – Phlanhoa (11h: 20-08-2010)