Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Phục sức của người lao động
 
(23h: 19-08-2012)
Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Phục sức của người lao độngTrích đoạn trong tập: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh – Viện nghiên cứu văn hóa dân gian – chủ biên Nguyễn Đổng Chi
***

Phục sức lao động của người bình dân ngày xưa thì đơn giản hơn nhiều. Về mùa nam nắng dù ở nhà hay ra đường, nam thường đóng khố mà tài liệu thư tịch đã xác nhận: “Ai cũng đóng khố cả […] người đi cày không mặc quần [chỉ đóng khố] (TL số 51). Nếu là quân thì hai ống chỉ dài quá đầu gối một tý, quần gọi là quành. Như đã nói, nũ cũng chỉ có váy ngắn xuống đến đầu gối và chỉ có chuống yếm để che phần trên thân thể. Tuy nhiên với bấy nhiêu đó, thời ấy họ cũng tìm ra được cái đẹp trong cách mặc. Vì thế mới có câu:

 

Đàn ông léo khố đuôi lươn,

Đàn bà mặc ướm hở lườn mới xinh.

“Léo khố đuôi lươn” là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn. Không như thế người ta gọi là khố cộc. Quần quành khố cộc là thành ngữ chỉ người nghèo khổ, nhưng ngày xưa có lẽ chỉ mặc xuề xòa. Còn nữ khi mặc yếm và váy, thường hữu ý để hờ một mảng da bụng vào khoảng giữa rốn, gọi là lườn. Lối để hở lườn này còn có một câu hát khác làm chứng:

Nhất cao là núi Hoành Sơn

Lắm hươi Bàn Độ, to lườn chợ Voi

Lối mặc này ở người nông dân Xứ Nghệ lác đác vẫn còn thấy vào đầu thời cận đại. Đặc biệt nó rất giống với lối mặc của người Tây Nguyên mà thời gần đây có nơi vẫn còn chưa biến dạng. Lối phục sức hở hang như vậy có lẽ do thói quen thường để mình trần mà có. Riêng Xứ Nghệ vào hè, cái nắng cộng với gió Lào, khí hậu thường gay gắt hơn các địa phương khác, nên nếu có để minh trần cũng là điều dễ hiểu.

Khố thường đề nguyên cả một tấm vải. Các cụ cho biết có những người giàu ngày xưa mặc khố đặc biệt: hoặc rộng khổ, hoặc cải hoa. Có những đồ vật cho người gánh khố đi theo để phòng thay mặc, nhưng cũng là để làm oai với mọi người, nên có câu Gánh khố đi vật. Cho đến giai đoạn bần cùng hóa thời cận đại, nhưng người nghèo khổ thường lưu niên đón khố, cái quần chỉ để mặc vào lúc có việc “trọng thể”. Ví dụ ở làng Sen quê Bác Hồ, trước đây, dân nghèo chiếm đa số nên còn để lại câu ca dao:

Làng Sen léo khố thay quần

Ít cơm nhiều cháo xoay vần quanh năm.

Người nghèo thường mặc khố bằng vải hẹp khổ, gọi là khố chạc (dây), hay khố chạc kẹo. Nhiều khi con vá hai ba đoạn lại với nhau, gọi là khố nối. Thời pháp thuộc vào lúc phong trào chống thuế sôi nổi, có câu: Thân anh khố nối đã xong, thân em mấn cạp tầng trong lớp ngoài miêu tả tình trạng cùng cực.

***

Có lẽ do cách ăn mặc hỏ hang nói trên kia, nên chính quyền phong kiên nhà Nguyễn từng ra lệnh buộc vô luận tầng lớp nào, giới nào đi ra đường cũng phải ăn mặc chỉnh tề. Tờ dụ năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có câu: “Tục cũ con trai đóng khố, con gái mặc áo giao lãnh*. Dưới mặc váy như thế xấu hay đẹp, ai mà chẳng nhận rõ…” Tờ dụ còn dọa: “Nếu sdang năm vẫn còn có người mặc theo cũ, thì quyết trị tội”. Vì thế bọn quan lại địa phương lo sốt vó. Chúng cho lính đi các chợ đón bắt ráo riết. Đoạn vè lịch sử dưới đây may mắn còn giữ được:

Bước sang năm mới bình yên

Chiếu vua hạ truyền

Cái dịch y phục

Quan huyện đã dục,

Lý trược, mục, tiên,

Lệnh vua đã truyền,

Bắt dân mặc cả (…)

…Áo bốn thân đã sẵn

Mua vải thêm thân,

May tà, chắp cúc,

Chợ búa xụp rụp,

Mua bán cũng nỏ xong,

Trong lòng sợ hãi,

Mai phiên chợ trại,

Mượn áo quần chồng,

Đã cực trong lòng,

Lại thêm xấu hổ,

Không đời mô chộ,

Ăn mặc ra ri,

Anh bước chân ra đi,

Có quần mà không áo,

Bắt từ ông lão,

Cho đến gái thanh tân,

Thân lại lập thân,

Một người hai bộ

(TL số 99 – Cái dịch y phục)

Trong gia phả của họ Nguyễn Đức ở Đông Thượng ** có kể câu chuyện (lược dịch):

          Ngày ấy bà Can ta đi chợ vẫn mặc như thường lệ. Bất đồ hôm ấy có mấy tên lính huyện về bắt được bà. Hồi ấy chúng làm rất dữ, thấy ai ăn mặc như cũ, có khi chúng lột phăng ném váy vào lửa. Nhưng biết là dân có máu mặt, chúng giữ bà lại ở nhà một ngườ họ Phan, để vòi tiền. Bà Can ta nhanh trí, một mặt cho người mua rượ thịt cho chúng đánh chén, mặt khác nhờ người lén đưa quần đến. Khi tên lính ăn xong thì bà đã thay váy từ lúc nào. Bà làm cứng:

-        Mấy thầy bắt tôi về tội gì?

Chúng tẽn tò đành phải thả (TL số 199)

Lệnh cầm kể trên nói chung không có hiệu lực. Sau khi Minh Mạng mất, đâu vẫn hoàn đấy. Tuy vậy không phải không coq xu hướng cho rằng mặc theo kiểu kinh kỳ là lịch sự. Câu Ăn Bắc mặc Kinh có lẽ xuất hiện vào lúc này, chính là sự thừa nhận một cáchy nhìn mới về phục sức. Vì vậy trước ngày giặc Pháp đặt ách đô hộ, kiểu áo chít quần chin đối với người Xứ Nghệ, chủ yếu tầng lớp trung lưu trở lên, là một mốt mới: áo không buộc giải mà cài khuy (chít), phía dưới là quần đóng đáy. Có những nhà giàu lúc bình thương vẫn mặc váy, nhưng trong hòm sẵn sàng một vài bộ áo chít quần chin để dùng vào những dịp trang trọng, hay đi đâu xa. Vì phong tục biến đổi quá chậm nên áo quần nhiều lúc nằm khóc trong hòm.

 

 

 

 

 

(…Còn nữa…)

========

*áo giao lãnh: có lẽ là loại ao cổ thìa, cũng có thể là loại áo cánh gài ở nách phải, cụ thể ra sao chưa xác minh được.

** Đông Thượng: Nay thuộc xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, gia phả bằng chữ Hán có nhan đề: Nguyễn Đức Thị Kiệp Khưu chi phả.

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Phục sức của Nam (08h: 23-07-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Khăn vấn, khăn trù, giày dép và trang sức (23h: 03-07-2012)
 Mây ngàn gió núi Ngàn Trươi (10h: 19-06-2012)
 Phục sức của người Nghệ Tĩnh xưa: - Váy (18h: 14-06-2012)
 Liên hoan CLB dân ca, ví giặm Xứ Nghệ toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 (16h: 14-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa: Áo cánh và áo dài (22h: 09-06-2012)
 Ngày 26.3 sẽ khai mạc Lliên hoan dân ca Ví, Giặm Xứ Nghệ (13h: 09-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Yếm và dải quấn lưng (22h: 03-06-2012)
 CU ĐƠ HÀ TĨNH (00h: 20-05-2012)
 Tập huấn Dân ca ví dặm xứ Nghệ (10h: 05-04-2012)