Tài liệu tham khảo:
Thư pháp Việt – Lý thuyết và thực hành của Đăng Học
Thư pháp nhập môn của Đặng Tản
***
“Thư Pháp” là một từ Hán Việt. “Thư” có nghĩa là viết; “Pháp” có nghĩa là phép, là cách thức. Đơn giản, ý nghĩa của “Thư Pháp” là cách thức viết, hay phép viết chữ.
Thư pháp có lịch sử từ bao giờ thì không ai xác định được, nhưng tác phẩm được người đời cho là có giá trị đánh mốc lịch sử là “Thư Phổ Tự” của Tôn Quá Đình đời Đường. Sau đó Thư pháp được truyền bá sang các nước lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam…
A. Tìm hiểu qua về các hình thức viết thư pháp chữ Hán:
Thư pháp Hán được chia ra làm 5 thể chính: Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảoa
· Triện thư: Có hai loại là Tiểu Triện và Đại Tiện. Được cho là khởi nguồn của thể loại chữ thư pháp, đặc điểm chữ gầy mảnh, nét mực đậm đều từ khởi điểm đến kết thúc;
· Lệ thư: là sự phát triển của Triện thư, được giản lược bớt các chi tiết rườm rà và có sự tạo điểm nhấn nên đường nét sinh động hơn;
· Chân thư (hay còn gọi là Khải thư): nét viết ngay ngắn, nét chiết vuông, được coi là bộ chữ chuẩn mực dùng trong in ấn;
· Hành thư: có sự biến tấu trong nét viết, giữa các nét chính có nét mảnh mờ liên kết. Hành thư là lối viết nhanh, khởi đầu mạnh, lớn, sau đó nhẹ và nhỏ dần, tạo độ phóng khoáng của con chữ;
· Thảo thư (Cón gọi là Ý bút): Là lối viết nét chữ qua loa sơ lược, nêu lên đại ý của văn tự, thiên về cảm hứng phóng bút, họa nét, hình dáng chữ viết mang dáng dấp người đứng, ngồi, nằm, đi... Phương pháp viết thảo thư thường không được nhấc ngọn bút lên khỏi giấy, lướt liên kết nhiều nét: Điểm (chấm), Hoạch (gạch), Phiết (phết), Nại (sổ) với nhau, khiến cho người không quen nhìn rất khó đọc.

Mẫu thư pháp Hán
A. Thư pháp Việt:
Năm 1832, Cuốn tự điển đối chiếu Hoa Việt La được hoàn thiện bởi Giám mục Tabert và một số người Việt. Chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng rãi. Một phong cách viết thư pháp mới của người Việt ra đời. Và cụ Đông Hồ Lâm Tấn Phác với những tác phẩm nổi trội mang tính tuyên truyền tiếng Việ, đã được nhân dân tôn vinh là Ông Tổ của Thư Pháp Việt.
Hơn hai trăm năm tồn tại và phát triển, cho đến nay, với nghệ thuật thư pháp Việt Nam đương đại, thư thể được chia làm 7 thể loại chính: Đền thể, Thủy thể, Mộc thể, Phong thể và Biến thể, Họa thể và Thư họa.
· Điền thể: là lối viết chữ mô phỏng theo hình dạng vuông chữ Hán;
· Thủy thể: cũng là lối viết hàng dọc mô phỏng theo chữ Hán;
· Mộc thể: là kiểu viết chân phương mộc mạc, nét đơn giản dễ nhìn;
· Phong thể: là lối viết mà khởi phải nhanh, hành phải sướt nhẹ, và thu phải gọn, nét chữ như cơn gió quét qua, các nét nối liền với nhau mang tính nghệ thuật.
· Biến thể: trên cơ sở Thủy thể, Phong thể, lối viết Biến thể mang thêm yếu tố sáng tạo cá tính của người viết. Cho nên khi gặp lối viết Thủy thể kết hợp với Biến thể, thì gọi là Biến Thủy thể; kết hợp với Phong thể thì bọi là Biến Phong Thể; thậm chí có lúc một bức thư pháp có thể gặp Thủy – Phong cùng Biến thể.
· Họa thể: có thể gọi là vẽ chữ, trong nét chữ ẩn chứa hình tượng, hoặc nét chữ ẩn chứa hình ảnh phác thảo bán thủy mặc.
· Thư họa: chữ thư pháp được viết trên tranh.
Phương pháp đánh giá tác phẩm:
Khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật thư pháp, các Nghệ nhân Việt căn cứ vào 4 yếu tố để luận bàn: Trí, Ý, Thần, Khí.
· Trí: ta chấm điểm kỹ thuật thiết kế bức thư họa như bố cục, màu sắc…
· Ý: nhìn đường nét, màu sắc, hình tượng, hình ảnh mình họa và ý nghĩa của những chữ đề trên bức thư pháp để hiểu thấu ý đồ gửi gắm của người viết.
· Thần: là thần hồn, nhìn vào nét chữ, ta có thể đánh giá được tâm tư tình cảm, mức độ cảm hứng của người viết chữ;
· Khí: là đánh giá về kỹ năng vận bút. Sự tài hoa, tính cách tác giả được biểu lộ trên nét chữ, hay nói cách khác “Chữ là Người”. Bút lực có bay bổng mềm mại, hay cương kiện hào hùng khí khái…

Thư pháp Việt

Bình gốm - Thư bút cua Phlanhoa