Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
 Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
 Thơ hay sưu tầm
 Thơ Đường cổ phong và thơ Đường luật
 Cảm thơ
 Thơ Phlanhoa
 Thơ bạn tặng Phlanhoa
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Cây khế nhà ngoại
 
(18h: 21-10-2012)
Thơ và ảnh Nguyễn Quốc Hiệp
Giới thiệu tác giả:
- Quê : Hà Tĩnh
- Hiện là Hiệu trưởng trường TH Sơn Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh
***

 

 

Ngày ngoại ngược Ngàn Sâu
Bằng đôi chân trần
Của Sơn Tinh,
Bằng sức mạnh 
Của ông Đùng, bà Đùng
Bằng vũ điệu hóa rồng
Cá chép Vũ Môn.

Chuyện thần thoại đời thường
Không một ai ra biển
Mẹ Âu Cơ
Cha Lạc Long Quân
Hết thảy những đứa con
Tất tả
Lên ngàn.

Bạt rừng
Đẵn cây
Dựng nhà
Ngăn nước
Hạt lúa mẩy vàng tháng bảy, tháng ba.

Cây khế mang từ đất mẹ sông La
Nắm phù sa Bãi Soi – Tùng Ảnh
Nhúng nước bến Tam Soa
Bằng niềm tin Phan Đình Phùng
Chí khí Trần Phú
Bằng tinh thần Nguyễn Thị Minh Khai
Gieo vào mảnh đất thiêng
Nơi vua Hàm Nghi
Lập sơn phòng chống giặc.

Và nỗi ước mong nơi miền cổ tích
Mùa vàng may túi ba gang
Từ đôi bàn tay chai sạn
Nào lúa, nào khoai
Nào ngô, nào sắn
Niêu đất đầy cơm
Khế ngọt, rô đồng.
***
Tiếng sét đại ngàn, xẻ bảy cơn giông
Gọi ông về hóa thân vào đất
Nước mắt bà vẹt mòn từ gốc 
Cây khế oằn mình rủ xuống vành tang
Hóa ụ
Thâm sầu
Vặn còng lưng ngoại
Câu ví, điệu hò sâu thẳm lòng đau.

Vèn vẹn trăng rằm sao vội qua mau
Con gái theo chồng về nơi dâu bể
Ngoại nghiêng tay chặt vào gốc khế
Gọi hồn ông
Tiễn con khúc hát lụy đò.

Giọt nước mắt nào thoát khỏi nỗi lo
Đất bạc màu
Đồng chua
Phèn đỏ
Ngọn lúa khua gươm
Xui trời
Rực lửa
Vét cạn tháng ba, tháng bảy nghiêng bồ.

Không thể gieo mầm trên mảnh đất khô
Ngoại buông tay những chàng Sơn Tinh:
Lưng trần, ngực lép
Về phương Nam tìm nơi hóa phép
Cả bạt ngàn nương dâu
Đêm thâu canh tằm ăn rỗi
Cà phê, tiêu, điều chen nhau hờn dỗi
Câu lí thương nhau ai hát bốn mùa.

Ngoại một mình đơn gối canh khuya
Cây khế lặng im chờ chim bói quả
Chùm sao phương Nam ở miền xa quá
Lẻ một vầng trăng nghiêng bóng sau hè.

Lại thêm hai lần lòng đắng, mắt the
Ngoại tiễn con trai về lòng đất mẹ
Không thể còng lưng dựa vào gốc khế
Khúc hát bão lòng xô mãi phương Nam.

Gốc khế lẻ loi bao lần tháng tám
Chùm ngọt rụng rơi lay lắt vườn xưa
Chờ đợi một ngày chim về chao liệng
Cánh chim phương Nam – một mảnh hồn thiêng.

 

Ý kiến bạn đọc:
Nguyễn Quốc Hiệp

     Em không giỏi làm thơ, đó chỉ là nỗi lòng của đứa cháu ngoại khi trở về nơi mà tuổi xuân của mẹ đã ở đó. Ông ngoại mất khi mẹ chưa cưới bố. 3 cậu giờ chỉ còn 1, giờ bà ngoại đang sống cùng cậu ở Bảo Lộc - Lâm Đồng, mảnh vườn mà ông bà, mẹ và các cậu đã mất bao nhiêu công sức khai khuẩn, gắn bó giờ trở thành hoang vắng. Cây khế vẫn còn đó, vậy là em viết 1 mạch. Cảm ơn chị đã giới thiệu!

=====

Phlanhoa hồi đáp:

Hồn thơ thường nằm ở cảm xúc thật đó, có nhiều bài thơ được sử dụng ngôn từ hoa mỹ, chắt lọc cẩn thận, nhưng không được người đời yêu chuộng, bởi hồn vía của nó không thật.

Em hãy trồng bưởi vào bên cạnh cây khế, bón phân cho khế ra trái đi, sao lại để cho vườn của Ngoại hoang vắng khi mình còn ở trên đất Hà Tĩnh?

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 "Phải lòng " Xứ Nghệ (10h: 06-09-2012)
 Phút giây bên nội (23h: 10-08-2012)
 Người bán hàng rong (14h: 05-08-2012)
 Huyền thoại Hồng Lam (11h: 05-04-2012)
 QUÀ QUÊ – thơ Bùi Quang Thanh (22h: 28-03-2012)
 Gửi Hà Tĩnh (23h: 22-03-2012)
 Tiếng quê (00h: 11-02-2012)
 Biển – thơ Nguyễn Trọng Tuất (23h: 20-12-2011)
 Đắm đuối sông La – thơ Nghiêm Huyền Vũ (22h: 15-12-2011)
 Sông Bùng – thơ Ngô Đức Tiến (22h: 05-12-2011)