Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
 Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
 Thơ hay sưu tầm
 Thơ Đường cổ phong và thơ Đường luật
 Cảm thơ
 Thơ Phlanhoa
 Thơ bạn tặng Phlanhoa
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Như thế nào được gọi là một bài thơ?
 
(15h: 25-11-2013)
Bài viết của Phlanhoa
***
Câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, vậy mà đem ra bàn luận, giới các nhà thơ mỗi người trả lời một kiểu. Có vị bảo rằng có trên 200 định nghĩa về thơ của các nhà thơ, sao lại như thế được nhỉ? Có người ý kiến cho rằng đã thơ mà lại còn đeo luật vào thì khô cứng, gò bó không thể sáng tạo cho hay được. Tôi cho rằng lý lẽ này chẳng qua là sự ngụy biện?

 

 

 

NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ MỘT BÀI THƠ

Phan Lan Hoa

***

Câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, vậy mà đem ra bàn luận, giới các nhà thơ mỗi người trả lời một kiểu. Có vị bảo rằng có trên 200 định nghĩa về thơ của các nhà thơ, sao lại như thế được nhỉ? Có người ý kiến cho rằng đã thơ mà lại còn đeo luật vào thì khô cứng, gò bó không thể sáng tạo cho hay được. Tôi cho rằng lý lẽ này chẳng qua là sự ngụy biện?

Trên thực tế, lấy hai dòng thơ có luật là Đường luậtLục bát, đem so sánh với thể loại Thơ tự do, thì tôi lại thấy mức độ bài thơ hay cỡ để đời, Thơ tự do xem ra vẫn bị lép về hơn thơ có luật. Vậy thì cần phải tìm nguyên nhân vì sao thả tự do rồi đáng nhẽ thơ phải cất cánh bay lên, hay hơn chứ sao thơ lại giảm chất lượng đi?

Muốn bàn đến vấn đề hay dở của thơ, trước hết ta phải định nghĩa được thơ là gì? như thế nào thì được gọi là thơ?

1. Xuất xứ của thơ:

“Thi”) trong tiếng Hán nghĩa là “văn”. Trong cuốn “Đường Thi tuyển dịch” của Lê Nguyễn Lưu. Tại phần khái quát về văn học thời nhà Đường, từ thời kỳ này đã được chia ra các thể. Tôi xin tóm tắt ý chính như sau:

- Cổ văn: là dạng tản văn, văn xuôi

- Tiểu thuyết truyền kỳ

- Biến văn: là hình thức kết hợp văn xuôi và văn vần, vừa đọc vừa hát, gần với khẩu ngữ. Ví dụ Ngũ Tử Tư biến văn, Mạnh Khương nữ biến văn (năm 868).

- Từ khúc:  “một thể loại về thanh điệu thì thuộc âm nhạc, mà về ca từ thì lại thuộc về văn học. “Dựa theo âm thanh mà đặt lời”. Về mặt hình thức, từ dùng câu dài xen câu ngắn; một bộ phận không nhỏ dùng tứ tuyệt…” Và những tác phẩm mà bây giờ chúng ta gọi nôm na là thơ như Ức Giang Nam, Ngư ca tử, Trương tương tư, … là những từ khúc nổi tiếng trong dòng thi ca cổ. Bài Giang Nam Lộng được biết đến từ thời Lục Triều Lương Vũ Đế (năm 502 – 550)

Qua đó, có thể hình dung, xuất xứ của thơ là những từ khúc được mặc định sẵn về âm thanh, vần điệu.

Về thể thơ Lục bát của Việt Nam cũng được các nhà nghiên cứu cho rằng xuất xứ từ ca dao vào khoảng thế kỷ XV.

Vậy thì đã có thể định nghĩa:

Thơ là một một loại hình biến thể văn có Thanh - Điệu – Vận.

2. Hãy bàn xem như thế nào được gọi là một bài thơ hoàn chỉnh?

          Nếu đã xác định được: Thơ là một một loại hình biến thể văn có thanh- điệu – vận, là một dạng văn đặc biệt, khác văn bình thường bởi được ràng buộc thêm các yếu tố vần và giai điệu, vậy thì không khó để đánh giá đâu là một bài thơ hoàn chỉnh về mặt nội dung:

           Thi luật chung của thơ:  Bất kể loại thơ nào, Đường luật, Lục bát, hay Thơ tự do cũng cần một thi luật chung đó là phải có: Thanh – Điệu – Vận. Hay nói cách khác: Thanh – Điệu – Vận là ba yếu tố chính tạo nên thi nhạc. Mà nhạc vận là yếu tố làm cho Thơ khác với các thể loại Văn khác. Thơ Đường Luật và thơ Lục bát khác chăng với Thơ tự do chỉ ở niêm luật và sự mặc định về số lượng chữ trong câu mà thôi. Còn như  Thanh – Điệu – Vận mỗi khi đã vừa là bản chất tạo nên cái riêng của thể loại văn vần điệu (thơ), thì thiết nghĩ khi người làm thơ không đặt yếu tố này làm trọng, thơ sẽ không ra thơ được.

          Nội dung bài thơ cần hội đủ hai yếu tố ý và tứ. Mà trong đó, ý muốn thể hiện rõ ràng thì cần có Đ- Luận - Kết đủ đầy như văn. Bởi xét về bản chất, thơ là con đẻ từ văn, là biến văn.

          Đề thì tất yếu phải có chẳng nói làm gì. Luận để đưa ý vào chiều sâu, từ đó mà có cớ thăng hoa tứ lên đỉnh cao nghệ thuật viết thơ. Kết là để trải lòng mình vào thơ, kết càng hàm súc, chất thơ càng chứa đọng, trữ tình.

Ngô Lôi Pháp đã viết: “Ý nhiều hơn lời, đấy mới thật là thơ hàm súc. Lời nhiều hơn ý thì tuy công phu mấy vẫn là vụng về nhạt nhẽo. Còn như lời hết mà ý cũng hết thì không đáng là người làm thơ vậy!”

Cú pháp của thơ: Cổ nhân dạy phải có Khởi – Thừa – Chuyển – Hiệp (Đề - Thực – Luận – Kết).

Khởi phải: Khai môn kiến sơn, đột ngột tranh vanh
            Thừa phải: Thảo xà trắc tuyến, bất tức bất ly
           Chuyển phải: Vạn khoảnh hồng ba, tất hữu cao nguyên
           Hiệp phải: Phong hồi khí tụ, uyên vĩnh hàm súc

Nghĩa là:
          Khởi phải như mở cửa thấy núi, đột ngột chênh vênh
          Thừa phải như rắn cỏ, dây chuyền, chẳng tới sát mà cũng không rời xa
           Chuyển phải như muôn khoảnh sóng lớn, tất có chỗ làm cao nguyên
           Hiệp phải như phong hồi khí tụ, sâu thẳm, chứa đọng

Rồi cổ nhân lại dạy nữa rằng:
         “Thi trung dụng tự nhất hào bất khả câu
          Thảng nhất tự bất nhã tắc nhất cú bất công
          Nhất cú bất công tắc toàn thiên giai phế hĩ

Nghĩa là:
          Dụng chữ dù một tơ hào cũng không nên bất cẩn
          Rủi mà một chữ không nhã thời cả câu không đẹp
          Một câu không đẹp thời toàn bài bỏ đi

         Tại sao ở Việt Nam thơ tự do có ít bài hay để đời hơn thơ có luật?

          Qua những lần giao lưu đàm đạo với bạn bè thi hữu, tôi rút lại được các nguyên do sau:

          - Sự nhầm tưởng của người làm thơ rằng thơ tự do nghĩa là vô luật? Cần phải xác định lại cho đúng. Cần nắm lấy đặc điểm khác của thơ so với văn ở chỗ nào để mà giới hạn cho thơ không bị biến thành văn. Nói ngắn gọn lại, cái gọi là thơ tự do phải được giới hạn trong khuôn khổ thể loại thơ.

           Điểm khác của thơ là loại văn vần có nhạc. Với Lục Bát và Đường luật, vì có quy định về gieo vần, về trắc bằng, nên chỉ cần bám theo luật, tự nhiên thơ đã có nền nhạc căn bản. Với thơ tự do, người làm thơ không bị gò bó bởi câu cú, niêm luật, trắc bằng, có quyền sáng tạo giai điệu theo ý mình. Đây là điểm dễ cho người có chút thẩm thấu về âm nhạc, nhưng là điểm mông lung đối với người ít quan tâm đến nhạc lý. Do đó mà thơ tự do làm thì dễ, nhưng làm được thơ hay lại rất khó.

          Vậy căn cứ vào yếu tố nào để “phân minh cho tỏ tường” khi luận bình dở hay về một bài thơ?

          - Thiết nghĩ, trước hết cần phải bám vào yếu tố tạo nên bản chất riêng nhất của thơ là: giai điệu, vần, ý và tứ. Mà trong đó: Ý giúp cho thơ có phần thực; Tứ giúp cho thơ có phần hồn; Thanh - điệu – vận giúp cho ý và tứ thơ bay bổng. Khi hài hoà được các yếu tố đó, thơ tự nhiên hay.

          - Tất nhiên, không thể quên thơ là con đẻ của văn, nên cần phải xem xét về cấu trúc nội dung ở yếu tố Thanh – Điệu – Vận. Để người đọc còn hiểu được bài thơ nói gì?

          - Và một bài thơ hay, thì không thể không tính đến cú pháp. Cú pháp của thơ khác với văn ở chỗ phải “ý nhiều lời ít”; đã là giai điệu thời phải có nhặt có thưa, lúc thì “đột ngột, chênh vênh”, lúc phải uyển chuyển “như rắn cỏ, dây chuyền”; và cảm xúc thơ “phải phong hồi khí tụ, sâu thẳm, chứa đọng”…

          3.  Gieo vần:

Năm 2014 – 2015, khi dạo qua các diễn đàn thơ Đường Luật và thơ Lục bát, thấy các thi nhân đưa ra một dạng luật chẳng biết từ đâu? Diễn đàn Đường luật thì cứ khăng khăng trắc bằng hết thảy 56 chữ trong một bài Thất ngôn bát cú; 4 câu 3 – 6 phải chữ đối chữ ngằn ngặt mới là thơ Đường Luật. Họ không hề biết Đường luật chỉ là một thể trong tổng thể gọi là Đường thi. Họ đem cả thơ của các thánh thi Trung Hoa và Việt Nam ra chém lỗi; Còn như diễn đàn Lục bát thì máy móc vô cùng. Ngoài quy định phải sử dụng trắc bằng hết 14 chữ của cả hai câu 6, 8, còn đòi hỏi người làm thơ chỉ được phép sử dụng vận chính, còn như ai mà sử dụng vận thông thì cho là sai luật hết? Đã thế, họ còn đưa thơ Nguyễn Du, vào làm ví dụ. Rốt cuộc đưa ra một kết quả bi hài cứ gọi là có ông trời mới cứu nổi! Bên Đường Luật thì kể cả Lý Bạch, Đỗ Phủ, bên Lục bát thì Nguyễn Du, Tản Đà chi chi cũng đều là các “nhà thất luật” hết!?

Từ những điều tôi không tâm phục ấy, tôi phải tự đi tìm lời giải thích cho chính mình, và có được những kết luận như sau: 

-  Đường luật được phép viết bằng hai cách luật: Chính cách và Thiên cách. Ở thể Thiên cách, trong mỗi câu chữ thứ “1,3,5 bất luận”.

-  Gieo vần (các thể loại thơ) cũng được phép gieo bằng hai cách luật: Vận chính và Vận thông.

Thể chính cách và thể Thiên cách trong thơ Đường Luật tôi sẽ nói trong bài “Nhạc tính trong thơ”. Nay đưa thêm tư liệu về vận chínhvận thông. Nhưng trước hết tôi cần có ý kiến với cái quy định trắc bằng của thơ Lục bát do diễn đàn lucbat.com đưa ra:

Câu lục: BBTTBB

Câu bát: BBTTBBTB

Căn cứ vào cấu trúc về bằng trắc này, và quy định ngặt nghèo chỉ được sử dụng vận chính, tôi xin được đưa “Thề non nước” của Tản Đà là một bài thơ thuộc dạng đình đám của dòng thơ Lục bát vào cái “máy chém lỗi” của diễn đàn Lục bát để phân tích:

Nước non nặng một lời thề 
Nước đi đi mãi không về cùng non 
Nhớ lời nguyện nước thề non 
Nước đi chưa lại non còn đứng không 
Non cao những ngóng cùng trông 
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày 
Xương mai một nắm hao gầy 
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương 
Giời tây ngả bóng tà dương 
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha 
Non cao tuổi vẫn chưa già 
Non thời nhớ nước, nước mà quên non! 
Dù cho sông
cạn đá mòn 
Còn non còn nước hãy còn thề
xưa 
Non cao đã biết hay chưa? 
Nước đi ra bể lại mưa về
nguồn 
Nước non hội ngộ còn luôn 
Bảo cho non chớ buồn làm chi! 
Nước kia  hãy còn đi 
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao
ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi lời thề
(Tản Đà tùng văn 1922)

Xin mời mọi người căn cứ vào “luật” do diễn đàn lucbat.com tạo tác ở trên để bắt lỗi Tản Đà. Toàn bài cả thảy có 22 câu, chỉ có 6 câu đúng luật, 16 câu sai luật trắc bằng, 4 lỗi về gieo vận và 2 lỗi trùng vận ở chữ cuối. Với sự sai như vầy, bài thơ này đem gửi dự thi Lục bát thời nay chắc chắn là rớt từ vòng ngoài?

Hài ở chỗ quý vị ra luật rồi thêm “biến luật” đã đành, lại còn “phá luật”? Phá luật mà còn được chấp nhận như đúng luật thì thử hỏi có còn là luật? Tại sao không đưa nó vào luật để khỏi phá luật?

Lần theo dấu vết của ca dao, đã có những bài viết giá trị của Nguyễn Đổng Chi, Phan Diễm Phương, Nguyễn Xuân Đức, vv… về việc tổng kết cách gieo vần của Ca dao – Lục bát có các yếu tố căn bản sau:

- Có lục bát vần trắc (ít, không phổ biến) và lục bát vần bằng.

- Có 3 kiểu bắt vần: Bắt vần ở tiếng thứ 6; bắt vần ở tiếng thứ 4; và bắt vần ở cả tiếng thứ 4 và thứ 6.

- Luật phối thanh vần bằng được quy định tại tiếng thứ 4,6,8. Trong đó, tiếng thứ 4 vần trắc, 6 và 8 vần bằng và đối thanh (huyền – ngang) ở dòng bát (theo Nguyễn Xuân Đức).

Sự đúc rút trên cho thấy, quy tắc gieo Thanh – Điệu – Vận của dòng thơ Lục bát đã được định hình từ 5 thế kỷ trước.

Vậy thì, việc quy định trắc bằng hết cả 14 chữ cho hai câu lục bát; và chỉ sử dụng vận chính như hiện nay thực chất là sự vô luật, sự thiếu căn cứ về mặt nền tảng, của ai đó mới bịa ra? Sự bịa ra này không làm cho thơ Lục bát tiến bộ hơn, mà ngược lại đang gây khó dễ cho người làm thơ?

Bây giờ tôi xin mạn phép bàn về quy tắc gieo vần. Khuôn và vận chính, vận thông là gì?

- Khuôn là gì? là một nhóm chữ do 1 hay 2 nguyên âm ráp với 1 hay 2 phụ âm thành vần. Ví dụ : xanh ngắt mấy tầng cao, thì anh, ắt, ây, âng, ao là khuôn.

- Vận chính là những vần đồng một khuôn

- Vận thông là những vần tuy không đồng một khuôn nhưng đọc lên nghe tương tự.

Tôi xin nhấn mạnh, vận thông vẫn đúng luật, chứ không phải là lạc vận. Vận thông được phép dùng như vận chính. Và sau đây là 16 bộ vần mà Phạm Đan Quế tập hợp từ Truyện Kiều của Nguyễn Du trong cuốn “Thú chơi tập Kiều” – NXB Thanh Niên (ai có thắc mắc đề nghị tìm cuốn sách này để tìm hiểu thêm).

Bộ vần 1: a, oa

Bộ vần 2: ai, oi, oai, ôi, ơi, ui, uôi, ươi

Bộ vần 3: ăm, âm

Bộ vần 4A: an, oan, ơn

Bộ vần 4B: ăn, ân, uân

Bộ vần 5A: ang, oang, uông, ương

Bộ vần 5B: ăng, âng, ung

Bộ vần 6: anh, ênh, inh, oanh, uynh

Bộ vần 7A: ao, eo, êu, iêu, iu, yêu

Bộ vần 7B: au, âu

Bộ vần 8: ay, ây, oay, uây

Bộ vần 9: e, ê, i, ia,oe, uê, uy, uya

Bộ vần 10: em, êm, im, iêm

Bộ vần 11: en, ên, in, iên, uyên, yên

Bộ vần 12: iêng

Bộ vần 13: o, ô, u, ua

Bộ vần 14: on, ôn, uôn

Bộ vần 15: ong, ông, ung

Bộ vần 16: ơ, ư, ưa

       Lời cảm: Nếu bộ vận thông này của Phạm Đan Quế mà bị diễn đàn của các nhà Lục bát thời nay phủ nhận, thì đồng nghĩa với 3254 câu Kiều của Nguyễn Du xem ra cũng nên phế đi vì ... Nguyễn Du đã làm thơ không đúng luật thơ Lục bát Việt Nam !?

 ***

Tài liệu tham khảo:

- Phép làm thơ – Diên Hương (1963)

- Nghệ thuật chơi chữ - Triều Nguyên

- Đường thi tuyển dịch – Lê Nguyễn Lưu

- Thi pháp thơ Đường – Quách Tấn

- Việt Nam Văn học Sử yếu – Dương Quảng Hàm

- Khảo luận luật thơ – Lam Giang (1967)

- Việt thi – Trần Trọng Kim (1949)

- Lãng Nhân chơi chữ (1963)

 

 

Ý kiến bạn đọc:
Nguyễn Đình Hòa
Tôi đọc bài viết của chị mà tôi thấy thật bổ ích,hiện nay nhiều người ngẩu hứng "sáng tác " dăm ba câu đọc lên trước hội nghị chẳng ra làm sao mà cũng cứ gọi là "thơ" thì đúng là ngượng chín cả mặt.78afb

Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 MUÔN KIỂU GIEO VẦN TRONG CỔ THI (02h: 24-10-2020)
 Nhạc tính trong thơ (21h: 17-08-2013)
 Bàn về phép đối thơ (23h: 08-01-2014)
 PHÉP CHƠI THƠ QUỐC ÂM VIỆT NAM (17h: 23-10-2020)
 Nói lái dân gian Việt Nam (16h: 09-04-2016)