Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
“Thuần phong mĩ tục” là tiếng Việt mà?
 
(09h: 04-09-2014)
Bài viết thảo luận của Phlanhoa
(Đăng tải trên trang vanhoanghean.com.vn, ngày 4.9.2014)

   Thuần phong mĩ tục” là tiếng Việt mà?

Phan Lan Hoa

Bài: Chuyện “Thuần phong mĩ tục” – tác giả Hoàng Hồng – Minh, chép:

“Nhiều cư dân thiếu chữ, đã đành, lại thêm mất chữ khi bị/được ngôn ngữ từ bên ngoài vào đóng vai trò chính thống lâu dài. Lâu quá, khỏi còn biết nữa, đâu là chữ từ ngoài vào, đâu là chữ gốc còn lại ở trong. Chữ “Việt”, chính nó lại là chữ… Hán. Người “Kinh”, không biết chữ “Kinh” ấy là từ đâu ra, có phải vốn gốc ở vùng nam Trung Hoa bây giờ, nơi có Kinh châu, hay vùng nước Sở xưa ở đấy vốn có nhiều cây “Kinh” đặc trưng, đến mức được gọi là “Kinh Sở”. Chắc không phải là vậy.

Nhiều khẩu hiệu kêu gọi thống thiết “thuần phong mỹ tục”, nhưng cả bốn chữ cấu thành mệnh đề này cũng lại là từ gốc Hán cả. Cẩn thận thay.”

Đọc cả bài của tác giả tại đây

Bài: Bàn về chữ “giá” trong một bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tác giả Thế Anh

“Trở lại chữ giá mà tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên đề cập đến trong bài viết của mình chúng tôi xin có ý kiến như sau: Trong cấu trúc chữ Nôm có một loại đọc theo âm Hán - Việt nhưng không lấy nghĩa mà chỉ lấy âm. Chẳng hạn một số câu trong Truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta ()

Trải qua () một cuộc bể dâu

Tà tà bóng ngả () về tây

Đi đâu () chẳng biết con người Sở Khanh

Chữ ta () tiếng Hán có nghĩa là ít, một ít, chữ qua () là một binh khí ngày xưa; ngã () là ta, tôi; đâu () cái mũ ngày xưa lúc ra trận; nghĩa của những chữ Hán trên đây không liên quan gì đến nội dung câu thơ, mà chủ yếu là mượn âm đọc.

Chữ giá (, ) mà ông đề cập đến trong bài viết cũng thuộc loại này, cho nên không thể hiểu câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Thu ăn măng trúc, đông ăn mía hay ăn mạch nha được, mà chỉ có một cách đọc và hiểu duy nhất là Thu ăn măng trúc, đông ăn giá (giá đỗ) và lại càng không thể hiểu là băng giá hay nước đá như ông đã phân tích.”

Đọc cả bài của tác giả tại đây

Lời bình:

Tôi từng đọc một vài bài viết nói rằng một số nghiên cứu mới đây của các nhà ngôn ngữ học Trung Hoa cho rằng “khoảng già nửa tiếng Hán có âm gốc từ tiếng Việt”. Cho đến nay sự tranh luận tiếng Hán có trước, hay tiếng Nôm có trước còn chưa ngã ngũ. Đặc biệt là khi xảy ra sự kiện cuối năm 2007, một thầy giáo già tên là Đỗ Văn Xuyền, quê ở Thái Bình dõng dạc công bố trước bàn dân thiên hạ rằng, Ông đã giải mã được bộ chữ Khoa Đẩu (chữ Việt cổ) thì có vẻ như “cân nặng” xem ra đang nghiêng về các “Nhà bảo thủ tiếng Nôm”. Ý tôi muốn thắc mắc ở đây là hai vị tác giả căn cứ vào đâu để nói các từ trên là tiếng Hán, trong khi bộ từ điển tiếng Nôm của Việt Nam cũng có các từ trên?

Ở bài bàn về nguồn gốc của Phở, tôi đã bày tỏ rằng, nếu không đủ căn cứ, xin các vị đừng vội kết luận. Bởi http://vanhoanghean.com là diễn đàn văn hóa. Do đó, mỗi một câu chữ, nếu sử dụng thiếu cẩn trọng đều có thể gây ra ít nhiều tác hại nào đó. Ví dụ như:  nếu tôi làm bạn đọc, đọc bài của quý vị mà không cẩn thận đối chiếu từ điển Hán – Nôm, thì sẽ rất dễ tin “thuần phong mĩ tục” là tiếng Hán. Sau đó thì sao? Tôi tin, rồi tôi tuyên truyền cho bạn tôi tin, bạn tôi tuyên truyền cho bạn của bạn… thế là dẫn đến một tai hại:  tiếng Việt mà người Việt không chịu nhận là tiếng Việt, cứ khăng khăng cho là tiếng Hán?! Thế là… nguy cơ “chữ Việt còn lại, xơ xác, ít ỏi” đúng như tác giả Hoàng Hồng – Minh viết trong bài ?!

Thói quen tra cứu so sánh từ điển Hán - Nôm của tôi có từ khi tôi tìm hiểu về môn hát Phường vải xứ Nghệ. Tôi đã rất thú vị với trình độ chơi chữ, chơi tiếng vô cùng thâm sâu của các kép hát trong môn hát này. Ở đây tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”, mà chỉ nói tóm tắt các trường hợp thường dễ nhầm lẫn trong khi sử dụng tiếng Nôm và tiếng Hán:

1.     Một tiếng nhưng có nhiều chữ, bao gồm cả tiếng Hán và tiếng Nôm

2.     Một chữ nhưng có nhiều nghĩa

3.     Hán – Nôm dùng chung một mặt chữ, nhưng nghĩa Nôm khác nghĩa Hán

Tôi lấy ví dụ trực tiếp chữ “qua” theo phân tích của tác giả Thế Anh:

 Từ điển tiếng Hán có 32 chữ phát âm như “qua”:

                

               

                

                

             

    

Từ điển tiếng Nôm có 5 chữ phát âm như “qua”:

 𣏾   𦨜           

Trong số này, tôi lọc ra hai chữ “qua” () và “qua”( 𣏾) được sử dụng trong các  bản Nôm Truyện Kiều.  Đối chiếu từ điển tiếng Hán, chữ thứ nhất có nghĩa là: “ cái mác, một thứ đồ binh ngày xưa”;  Nhưng cũng mặt chữ đó, tra cứu sang từ điển tiếng  Nôm, chữ “qua “ () có nghĩa là “can  qua”; Còn  chữ “qua” (𣏾) này là chữ “qua” thuần Nôm, không có trong từ điển tiếng Hán cũng với nghĩa là “qua”.

Cũng cách tra cứu trên:

Chữ ta () tiếng Nôm là chúng ta; ngả () tiếng Nôm là ngã  xuống; đâu () tiếng Nôm là ở đâu; chữ thuần () tiếng Nôm là đơn thuần (không pha tạp); chữ tục () là phong tục, tập tục…

Hay như:

Chữ “Kinh” ()  trong Kinh Châu (荊州), Kinh Sở (荊楚) là cây kinh, ở nước Sở hay dùng nó để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh (柴荊). Nước Sở có nhiều cây kinh, nên gọi là kinh hay kinh sở  荊楚. Còn chữ “Kinh” () dùng trong tên của Kinh Dương Vương (經陽王) là kinh lịch, kinh sách… cũng có sách chép là: 涇陽王 (Kinh Dương Vương), thì chữ “Kinh” ở đây lại là con kênh với nghĩa thuần Việt.

Về chữ giá (), tiếng Hán là “cây mía”, còn âm Nôm lại là “giá đỗ”. Để biết chính xác tác giả muốn nói về giá hay mía, cần xem lại bản gốc là tiếng Hán hay Nôm? Nếu nguyên bản bài thơ là tiếng Nôm thì chữ ấy là giá đỗ, nếu thơ viết bằng tiếng Hán thì có thể hiểu nghĩa là mía. Riêng tôi thì nghiêng về “mía”. Bởi thứ nhất, bài thơ thuộc thể Đường luật ; thứ hai “Thu ăn măng trúc, đông ăn mía” là một kinh nghiệm nhà nông ở Việt Nam. Các loại rau lá, hoa thì chọn cuối xuân, đầu hạ; còn các loại thân củ và các loài con như cá, cua, vv… thì chọn mùa cuối thu sang đông mới ngon. Ví dụ dân gian thường nói “tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn rô”. Loài mía cũng có câu “hanh heo mật trèo lên ngọn”. Nghĩa là ăn mía khi chớm vào mùa heo may mới ngọt, đồng thời mùa đông là mùa thu hoạch mía. Đặc biệt, mía lùi là một món đặc sản mùa đông của nông thôn từ Quảng Bình đổ ra phía Bắc. Hình như tôi chưa thấy ai khuyến khích mùa đông ăn giá cả, bởi “tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà”, sau tiết lập xuân mới là tháng nảy mầm tốt nhất của giá đỗ.

Và như tôi đã nói trước rồi đó, chuyện tiếng Nôm gốc Hán, hay tiếng Hán gốc Nôm của các từ trên nói riêng và nhiều từ Hán – Việt nói chung còn đang là sự tranh luận chưa ngã ngũ, đó là chưa muốn nói phần “cân nặng” đang nghiêng về gốc Nôm. Vậy thì hà cớ chi người Việt lại không bảo vệ tiếng Việt, cứ nói càn đó là tiếng Hán một cách thiếu căn cứ? Bốn từ “thuần phong mĩ tục” đều có trong từ điển tiếng Nôm cơ mà? Theo đó, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm chứ đâu có viết bằng chữ Hán? Chẳng thể nào một nhà siêu đẳng về ngôn ngữ như Nguyễn Du mà khi đang viết thơ Nôm lại chen chữ Hán vào được chăng? Rõ ràng phải có từ đó trong tiếng Nôm thì Nguyễn Du mới dùng chứ ? Mà chữ Nôm là của người Việt cơ mà…

Ngày 3.9.2014


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Có một "Miền khát vọng" (01h: 01-12-2012)
 Người đẹp và nhành Phong Lan dưới mưa (16h: 15-12-2012)
 Bức thư tháng mười (2) (00h: 21-10-2012)
 Em xin làm lẽ Nguyễn Công Trứ (16h: 07-05-2012)
 Câu chuyện đấu tranh dành quyền bình đẳng của vung và nồi (23h: 20-10-2011)
 Đò đưa ví dặm trôi vào giấc mơ 2: Chợ Cầu trên bến dưới thuyền (13h: 24-03-2012)
 Đò đưa ví dặm trôi vào giấc mơ ...Phlanhoa (17h: 13-07-2010)
 Các nhà khoa học học sẽ nhân bản ra giống người không có trái tim trong tương lai... (20h: 03-04-2011)
 Ví dặm ơi sâu lắng chút mồ (15h: 22-03-2011)
 Công thức làm bếp trong lời ru của mẹ - Bài và ảnh của Phlanhoa (14h: 03-08-2010)