Bài 2: Đào phúc tra hang Đồng Trương (Nghệ An)
Bài và ảnh tư liệu do PGS.TS.Nguyễn Lân Cường cung cấp
***
Tháng 2 và tháng 3 năm 2004, Viện khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Nghệ An đã tiến hành khai quật hang Đồng Trương, năm bên cạnh quốc lộ 7, thuộc địa phận xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Theo Bùi Vinh và các đồng nghiệp cuộc khai quật đã thu được nhiều hiện vật thuộc hai nên văn hóa nổi tiếng nhất Việt Nam: Văn hóa Hòa Bình thời Tiền sử và văn hóa Đông Sơn thời Sơ sử. Trong lớp văn hóa Hòa Bình, theo Bùi Vinh đã phát hiện được 10 ngôi mộ táng, có niên đại trong khoảng 10.000 – 12.000BP. Theo chủ trương của địa phương, các ngôi mộ cổ được giữ lại để phục vụ công tác trưng bày tại chỗ. Do không có kế hoạch bảo quản cụ thể nên di cốt đã bị hủy hoại và thất lạc. Trước tình hình trên, Ban quản lýdi tích Nghệ An đã tiến hành lấp cát và làm hàng rào bảo vệ cửa hang.
ĐÀO PHÚC TRA HANG ĐỒNG TRƯƠNG (NGHỆ AN)
PGS.TS.Nguyễn Lân Cường
*****
Tháng 2 và tháng 3 năm 2004, Viện khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Nghệ An đã tiến hành khai quật hang Đồng Trương, năm bên cạnh quốc lộ 7, thuộc địa phận xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Theo Bùi Vinh và các đồng nghiệp cuộc khai quật đã thu được nhiều hiện vật thuộc hai nên văn hóa nổi tiếng nhất Việt Nam: Văn hóa Hòa Bình thời Tiền sử và văn hóa Đông Sơn thời Sơ sử. Trong lớp văn hóa Hòa Bình, theo Bùi Vinh đã phát hiện được 10 ngôi mộ táng, có niên đại trong khoảng 10.000 – 12.000BP. Theo chủ trương của địa phương, các ngôi mộ cổ được giữ lại để phục vụ công tác trưng bày tại chỗ. Do không có kế hoạch bảo quản cụ thể nên di cốt đã bị hủy hoại và thất lạc. Trước tình hình trên, Ban quản lýdi tích Nghệ An đã tiến hành lấp cát và làm hàng rào bảo vệ cửa hang.

Đầu tháng 6.2006, theo yêu cầu của lãnh đạo Viện Khảo cổ học và Ban quản lý di tích Nghệ An, chúng tôi đã tiến hành đào phúc tra hang Đồng Trương để thu thập lại những bộ di cốt vô giá trên. Trong đợt đào phúc tra, đã phát hiện thêm hai ngôi mộ nữa. Rất tiếc những người khai quật năm 2004 đã không có bản vẽ từng ngôi mộ, ảnh chụp toàn cảnh lại không thấy rõ số mộ, nên chúng tôi đành phải đánh ký hiệu lại theo vần chữ cái A,B,C… Những mộ nào có ảnh (của người khai quật năm 2004) ghi rõ, chúng tôi đề thêm số mộ trong ngoặc để tiện việc đối chứng, so sánh.
I. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
Mộ 06ĐTRMA: nằm ở độ sâu 0,72m, ngay góc đông bắc của hố khai quật. Xương sọ bị nát vụn thành hơn 400 mảnh. Khi chỉnh lý, chúng tôi đã phát hiện ra đây là di cốt của 2 cá thể trẻ em nên đã ký hiệu thành 06ĐTRMA1 và 06ĐTRMA2 để phân biệt.

06ĐTRMA1: Hộp sọ thiếu phần xương mặt, được phục nguyên lại từ 46 mảnh. Sọ có hình trứng và rất dài (chỉ số 69.44). Xương hàm trê và dưới không còn nguyên vẹn nhưng còn thấy rõ ràng ở bên trong.
Răng vĩnh viễn và răng sữa còn lại:
Hàm trên bên phải: c’I1 I2 M¹ M²
Bên trái i1 i2 m1m2 I¹I2 C’ P¹ M¹ M²
Hàm dưới: Bên phải:I1 I2 m1 m2 M¹ M²
Bên trái: I1 I2 c, m1 m2 M¹ M²
Các răng sữa m1 bên phải hàm dưới và 2 răng vĩnh viễn số 2 hàm dưới vẫn còn nằm trong hàm.
Ngoài xương sọ còn phát hiện một vài đoạn xương chi nhưng đã bị dập nát.
Dựa vào độ mọc của răng sữa và răng vĩnh viễn, chúng tôi cho rằng di cốt này là của một em bé khoảng 9 tuổi.
06ĐTRMA2: Xương sọ chỉ còn lại phần xương chẩm, xương đỉnh phải, một phần xương đỉnh trái và 2 mỏm chũm
Xương hàm trên và dưới không còn nguyên vẹn nhưng còn thấy rõ răng ở bên trong.
Răng vĩnh viễn và răng sửa còn lại:
Hàm trên: Bên phải: I1 I2 m1 m2 P¹ P² M¹ M² M³
Bên trái: C’ m1 m2 P¹ P² M² M³
Hàm dưới: Bên phải:I1 I2 m1 m2 M¹ M²
Bên trái: I1 I2 c, m1 m2 M1 M2
Các răng sữa thứ nhất bên trái và bên phải là 2 răng rời
Dựa vào độ mọc của răng sữa và răng vĩnh viễn, chúng tôi cho rằng di cốt này là của một em bé khoảng 10 tuổi.
06ĐTRMB:
Mộ 06ĐTRMB nằm ở độ sâu 1m12. Di cốt còn lại gồm: 1 đoạn xương đùi, 2 đoạn xương chày, 2 đoạn xương trụ. Các di cốt này đều ở trong tư thế dựng đứng, chứng tỏ người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối.
Trong ngôi mộ này còn tìm thấy công cụ đá là ¼ viên cuội và 1 mảnh tước.

06ĐTRMC:
Mộ 06ĐTRMC nằm ở độ sâu 1m16. Di cốt còn lại gồm: một số mảnh sọ mỏng, đoạn trước của xương hàm dưới, trên đó có đính các răng:
Hàm dưới: Bên phải: I1 I2 C,
Bên trái I1 I2 C, P1 P2. Trong đó răng P2 mới nhú
Ngoài ra còn một số răng rời:
Hàm trên: Bên phải: m1 I1 P1 P2 M1
Hàm dưới: Bên phải: m1 P1 P2 M1 M2
Một số xương sọ gồm: thân của 2 xương quay, 2 xương trụ, 2 đoạn xương cánh tay, và 1 đoạn xương chày. Các xương này rất nhỏ bé và nằm song song với nhau, có 2 xương ống lại nằm theo tư thế dực chếch lên phía trên.
Đây là di cốt của một em nhỏ chừng 10 đến 11 tuổi
Trong mộ còn tìm thấy một số mảnh tước.
06ĐTRMD (04ĐTRM1)
Mộ 06ĐTRMD (04ĐTRM1)nằm ở độ sâu 0,52m, phía góc tây bắc của hố khai quật. Đầu quay hướng tây. Di cốt là một bộ xương trẻ em nhưng không còn lại sọ và răng. Mộ chôn theo tư thế nằm co nghiên, vì xương gót nằm sát chậu hông. Phía gần sọ còn thấy rõ cả xương sườn xếp đúng vị trí.

06ĐTRME:
Mộ 06ĐTRME nằm ở độ sâu 0,60m, nằm ở giữa, sát vách đông. Bộ xương được chôn theo tư thế nằm co, đầu quay hướng bắc. Di cốt còn lại gồm: hộp sọ bị vỡ thành nhiều mảnh của người trưởng thành. Xương hàm trên còn lại cung huyệt răng trên đó có dính các răng:
Hàm trên: Bên phải: I1 I2 C3 P1 P2 M1 M2
Bên trái: I1 I2 C’ P1 P2 M1 M2
Xương hàm dưới mất ngành hàm bên trái. Trên hàm còn lại các răng:
Hàm dưới: Bên phải: I1 I2 C’P1 P2 M1 M2
Bên trái: I1 I2 C’P1 P2 M1
Xương dưới sọ gồm có: 1 xương cánh tay phải dài 33cm. Thân của 2 xương đùi, 1 đoạn xương trụ, nhiều xương sườn và một vài đoạn xương khác.

06ĐTRMG (04ĐTRM2)
Mộ 06ĐTRMG nằm ở độ sâu 0m64. Bộ xương chỉ còn lại một số mảnh sọ và các răng vĩnh viễn, răng sữa
Hàm trên: Bên phải: i1 I1
Bên trái: i2 M1 m2 M1
Xương hàm dưới còn dính các răng:
Bên phải: i2 c,
Bên trái: c, m1 m2 M1
Ngoài ra còn một số đoạn xương chi dựng chếch
Đây là di cốt của một em bé khoảng 4-5 tuổi.

06ĐTRMH (04ĐTRM6)
Mộ 06ĐTRMH nằm ở độ sâu0m95. Bộ xương được chôn theo tư thế nằm co nghiêng, 2 chân và 2 tay gập lại, đầu quay hướng nam. Di cốt còn lại gồm: hộp sọ bị vỡ thành nhiều mảnh của một người trưởng thành. Xương hoàm traên coàn lại cung huyệt răng trên đó có dính các răng:
Hàm trên: Bên phải: I2 C’ P1 P2 M1 M2 M3
Bên trái: C’ P1 P2 M1 M2 M3
Xương hàm dưới còn lại nửa hàm bên trái trên có dính các răng: I2 C, P1 P2 M1 M2 M3
Độ mòn của răng rất lớn khiến không nhận biết được hoa mặt nhai. Răng M1 trái dưới bị sâu ở bìa gần.
Ngoài ra còn các răng rời của hàm dưới bên phải: C, P1 P2 M1 M2 M3
Xương dưới sọ rất lớn gồm có: xương đùi, xương chày, xương mác, xương sên và các đốt bàn chân nằm đúng vị trí co gập lại. Điều đó chứng tỏ người chết được chôn theo tư thế nằm co. Xương đùi dài 46,5cm

06ĐTRMI:
Mộ 06ĐTRMI nằm ở độ sâu 1,11m, sát vào chân tảng đá lớn. Di cốt còn lại chỉ là một số đoạn xương chi nằm sát một tảng đá lớn.
06ĐTRMK:
Mộ 06ĐTRMK nằm ở độ sâu 1m24. Di cốt còn lại chỉ là 3 chiếc răng của người trưởng thành. Trong đó có răng cửa giữa bên rất lớn mà mặt trong không có hình xẻng. Hai răng cối lớn trên bên trái cũng có kích thước thuộc loại lớn. Ngoài ra còn có một vài đoạn xương dưới sọ nhưng đã bị dập nát.

06ĐTRML (04ĐTRM10)
Mộ 06D0TRML nằm ở đ65 sâu 1m25. Di cốt còn lại nằm sát vách là một vài mảnh sọ, một đoạn xương hàm trên và dưới còn dính các răng.
Hàm trên: Bên phải: C’ P1 P2 M1 M2 M3
Bên trái: I1 I2 C’ P1 P2 M1 M2 M3
Hàm dưới: Bên phải: M1 M2 M3
Bên trái: P1 P2 M1 M2 M3
Ngoài ra còn một số đoạn xương chi và công cụ đá

06ĐTRMM:
Mộ 06ĐTRMM nằm ở đậ sâu 0,72m. di cốt nằm ở góc đông nam của hố khai quật. Chỉ còn lại hai đoạn xương đùi, xương chày, xương mác dựng hơi chếch và các đốt xương bàn chân. Người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối. Đầu quay hướng tây. Không tìm thấy mảnh sọ và răng.


06ĐTRMN:
Mộ 06ĐTRMN nằm ở độ sâu 1,24m. Di cốt còn lại chỉ là một số mảnh sọ, không còn giữ lại răng và một số đoạn xương dưới sọ. Công cụ đá chôn theo là ½ viên cuội.

II. MỘT SỐ NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Đồng Trương là địa điểm khảo cổ học thứ hai sau Mái Đá Điều (Thanh Hóa) tìm được nhiều mộ cổ thuộc giai đoạn Văn hóa Hòa Bình.
2. Sau cuộc đạo phúc tra năm 2006 đã phát hiện được ở đây 12 ngôi mộ của 13 cá thể. Trong đó có 4 bộ hài cốt của trẻ em, 8 di cốt còn lại là của người trưởng thành.
3. Dựa vào chiều dài của xương dưới sọ tính được người cổ ở mộ E có chiều cao rất lớn: 1,72m. Người cổ ở mộ H cũng có chiều cao rất lớn: 1,73m
4. Hầu hết các di cốt đều được chôn theo tư thế ngồi bó gối
5. Không phát hiện ra các hiện tượng bệnh lý, trừ một trường hợp sâu răng
6. 163 răng vĩnh viễn và răng sữa của địa điểm Đồng Trương là những tư liệu vô cùng quý giá để tìm hiểu về loại hình chủng tộc, mà chúng tôi đang nghiên cứu và sẽ công bố sau này.
7. Ngay sát vách đông nam của hố khai quật đã tìm được dấu vết của xương dưới sọ nằm xiên vào trong phần đất chưa khai quật.
8. Viện Khảo cổ học cần tiếp tục đào nốt phần diện tích còn lại. Chúng tôi kiến nghị, trong đợt khai quật sắp tới các nhà cổ nhân học sẽ chịu trách nhiệm chính, kết hợp với các cán bộ nghiên cứu khảo cổ học.





================================================================================================