Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
 Video Clip
 Du lịch Hà Tĩnh
 Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu
 Du lịch Nghệ An
 Du lịch trong nước
 Du lịch nước ngoài
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Quảng Bình du ký - Kỳ II: Hang Thiên Đường - Sự tạo tác kỳ diệu của tạo hóa
 
(12h: 12-11-2014)
Quảng Bình du ký - Kỳ II: Hang Thiên Đường - Sự tạo tác kỳ diệu của tạo hóaBài và ảnh của Phlanhoa
***
Quảng Bình có trên dưới 140 hang động trong lòng núi rừng Trường Sơn, hiện chỉ mới đưa vào khai thác 5 động, còn lại vẫn còn mê man trong nguyên thủy chưa được con người đánh thức. Con số nói lên rằng Quảng Bình là một tỉnh mạnh về tiềm năng du lịch trong tương lai.

     Bạn có thể du lịch phượt bằng đường Trường Sơn tới đây. Động Thiên Đường nằm trong khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, tại Km16; Hoặc là bạn cũng có thể đăng ký tour đi về trong ngày ngay khi đến Đồng Hới.

Trong số các hang động đã đưa vào khai thác, thì động Phong Nha và động Sơn Đoòng là loại động có suối chảy trong lòng hang. Đặc biệt Sơn Đoòng thuộc loại hình du lịch mạo hiểm, phải băng rừng, lội suối, đu dây… còn Thiên Đường là hang động khô ở độ cao lưng chừng núi, lòng hang không có suối. Nếu Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn và kỳ vĩ có một không hai trên thế giới; thì hang Thiên Đường với tổng chiều dài là 31,4km, lại ghi nhận kỷ lục dài nhất châu Á.

Khi chúng tôi đến động Thiên Đường, trời vẫn còn mưa. Từ bãi đậu xe, đi tiếp bằng xe điện khoảng 1,5km nữa mới đến chân núi Thiên Đường. Tại đây có hai đường lên, hoặc bạn có thể đi bằng lối mòn đã được đổ bê tông với chiều dài khoảng 500 mét dốc; hoặc có thể đi bằng lối xây bậc thang đá gồm 522 bậc cả thảy. Hướng dẫn viên của đoàn phát cho mỗi người một áo mưa giấy, cùng với nón tai bèo và khăn rằn được phát trước đó. Đường hẹp, đoàn người hàng một lên núi, trông chúng tôi giống như một đại đội lính chiến đang hành quân trong rừng.

Có lẽ những người ít vận động sẽ gặp khó khăn khi tới nơi đây. Bởi sau một đận leo dốc bở hơi tai, sẽ đến đận tụt dốc xuống hang với độ dốc là 15 mét. Một cái cửa hang nhỏ nhắn khoảng hai người đi lọt hiện ra. Chỉ khi bước vào bên trong mới thấy một lòng hang rộng dễ chừng bằng một sân bóng mini. Mọi người đồng thanh reo lên: “Ồ! Đến được Thiên Đường rồi!”. Nhiệt độ bên trong lòng hang khoảng 16 - 18° C. BQL khu du lịch đã cho xây dựng hệ thống bậc thang bằng gỗ và cầu gỗ để phục vụ du khách thăm quan đại trà khoảng 1,1km. Tiếp theo là 7km dành cho loại hình du lịch khám phá. 7km này không có cầu gỗ, du khách phải đi trên nền hang trơn trượt và muốn đi phải đăng ký trước 1 ngày.

Ai cũng biết rằng, nước luôn là sức mạnh mềm dẻo mà bất khuất. Đến Thiên Đường càng thấy rõ điều đó hơn. Kỳ tích của 80 triệu năm “nước chảy đá mòn”, nếu mô tả bằng văn chương sẽ không thể hiện nổi dù văn hay chữ tốt bao nhiêu, cho nên tôi đã cố gắng ghi lại bằng hình ảnh mọi ngóc ngách hang động, để có thể chia sẻ một cách tốt nhất cùng bạn đọc của vidamdodua.com…

 ============================================================================================


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Quảng Bình du ký - Kỳ 1: Đất và người Quảng Bình (11h: 11-11-2014)
 Lênh đênh sông nước (00h: 17-10-2010)