Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
 Video Clip
 Du lịch Hà Tĩnh
 Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu
 Du lịch Nghệ An
 Du lịch trong nước
 Du lịch nước ngoài
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Non nước Thần Kinh
 
(12h: 21-11-2014)
Non nước Thần KinhBài và ảnh của Phlanhoa
***
Chúng tôi đến đất Thần Kinh khi trời ngả bóng cuối chiều, một vầng trăng non mọc sớm giữa nền trời tím xanh một màu rất Huế, tỏa ánh hòa bình chào đón chúng tôi.

 

Cũng còn chưa gọi là tối, dư giả chút ít thời gian nên cả đoàn tấp vào một cửa hàng quà lưu niệm, chen nhau mua nào mè xửng, mắm rò, hạt sen, vv… để đem về làm quà. Buồn cười nhất là khi chọn mua nón, các chị em khác không để ý, nên cứ thấy nón Huế là mua. Chỉ đến khi tôi lại và bảo chọn cho tôi loại nón bài thơ (tức loại có bài thơ trong nón), mọi người mới té ra là nón mình mua không phải nón bài thơ,  cả tiệm chỉ còn có 3 chiếc, thành ra cũng mang tiếng mua nón Huế, nhưng chỉ có tôi mua được loại nói bài thơ.

Lại vẫn là hình dáng của “năm thương dáng điệu thanh thanh  / Sáu thương nón Huế nửa vành…”. Bữa tối của chúng tôi được tổ chức tại quán Huế xưa - huế nay. Hai mái nhà chính của  quán là hai cái nón khổng lồ, nghiêng bóng mình ven bờ sông Hương thơ mộng. Ngồi trong quán nhìn ra, cầu Trường Tiền về đêm đầy sắc màu. Mấy chùm lộc vừng thưa thớt đung đưa phía góc vườn, hình như đợi chờ một điệu hò Huế chưa chịu cất lên.

Huế vốn là nơi được giới các chuyên gia ẩm thực xếp hạng số một trong dòng ẩm thực Việt Nam, bởi không chỉ vì món ngon mà còn vì mang tính đặc trưng rất Việt Nam không hề pha trộn. Bàn ăn được dọn đầy ra với toàn là hương vị đặc trưng xứ Huế, nào là bánh lọc, bánh ít, bánh nậm, bánh khoái, bún bò Huế…

Thực ra khi đã đến Huế, muốn thưởng thức hương vị thật Huế, thì có lẽ ở những nhà hàng hoành tráng như thế này không phải là nơi đáng để tìm đến. Liệu tôi có hơi quá lời không? Khi nói rằng những loại nhà hàng như thế này là con dao hai lưỡi đối với ẩm thực Huế. Bởi nó là cầu nối giúp du khách dễ dàng đến với ẩm thực Huế; nhưng phép kinh doanh nhà hàng theo kiểu món ăn phục vụ đại trà, sẽ không đưa du khách đến được tận cùng của hương vị Huế. Ở đây, tôi có cảm giác các món bánh đều bị dư thừa dầu mỡ, trong khi lại hơi bị tiết kiệm rau ghém ăn kèm, nên độ đậm đà không tới, đó là chưa nói làm dụngdầu mỡ khiến cho khách ăn có cảm giác chưa kịp no đã chóng ngấy. Những món bánh Huế thường phải có nước chấm chua cay và các loại dưa chua ngọt ăn kèm mới có thể cảm nhận hết hương vị tuyệt vời của nó.

Tiếc là đi theo đoàn thì không có thời gian la cà đến những kiểu quán chỉ nổi tiếng chuyên về một món nào đó của Huế, như là quán cơm hến, quán bún bò, quán bánh khoái vv… Giá mà Huế tổ chức phố ẩm thực bên bờ sông Hương và cho mời chủ nhân các quán nổi tiếng chuyên về từng món đến phục vụ thì cơ hội truyền bá hương vị Huế tốt hơn.

Sau bữa tối, chúng tôi xuống bến đò để lên ngự thuyền chơi đêm. Sông Hương yên ả, trời có vẻ hơi nóng nực dù đã lập đông, hình như ngọn gió còn đi hoang miền nào nên thiếu vắng nơi đây. Phía xa, cầu Trường Tiền ảo mộng trong sắc màu của ánh đèn đêm. Ngự thuyền ra đến giữa dòng thì tắt máy, thả mình trôi lững lờ. Điệu hò mái nhì mái đẩy dạ thương ngọt lịm từ miệng các cô ca nương, chùng vào không thanh, đọng trên mặt nước êm đềm, hồn người tan trong mộng mơ…

Sáng hôm sau, trước khi đi thăm lăng tẩm, mỗi người được phát một chiếc nón bài thơ. Tôi nhìn xung quanh thấy người Tây cũng có vẻ rất thích đội nón và chợt nghĩ: Giá mà các hãng du lịch cứ mạnh dạn phát cho du khách chiếc nón thì hay biết mấy. Nón lá vừa mang dáng dấp Việt Nam, vừa che nắng, che mưa tốt hơn nhiều so với các loại ô dù nón mũ khác mà ngành du lịch vẫn phát cho du khách. Và nếu trong vành nón in bản đồ Việt Nam, còn cái quai nón thì có thể chế tác thành một loại giá trị hai trong một, tương tự như một cái khăn mùi soa in phong cảnh Việt Nam và logo hãng du lịch, sẽ có hai tác dụng giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam đồng thời làm khăn lau mồ hôi cho du khách.

Thông tin về cố đô, các trang mạng đã đầy rẫy, nên thay vì dài dòng văn vẻ, tôi xin chia sẻ bằng hình ảnh vậy…

Chụp ảnh cũng cần có duyên. Tôi ăn may khi đang chụp ảnh ở Trường Lang thì có đoàn hát đóng vai vua và các cận hầu xuất hiện đi dọc hành lang, khiến cho bức ảnh trở nên sống động hơn.

Lúc mọi người đang vui vẻ tranh nhau làm vua, làm hậu để chụp hình kỷ niệm, thì tôi tranh thủ mua vài cuốn sách về Huế, rồi đi về góc cuối trong nội thành, nơi vẫn còn nguyên sơ dấu xưa của một triều đại trong lịch sử. Tôi vốn là kẻ hoài cổ mà, nên cố tranh thủ tìm lại nét xưa trong hoang phế…

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương

Cát tặc đánh võng lòng sông. ..

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Quảng Trị - Du ký miền tâm linh (21h: 16-11-2014)
 Quảng Bình du ký - Kỳ II: Hang Thiên Đường - Sự tạo tác kỳ diệu của tạo hóa (12h: 12-11-2014)
 Quảng Bình du ký - Kỳ 1: Đất và người Quảng Bình (11h: 11-11-2014)
 Lênh đênh sông nước (00h: 17-10-2010)