Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
 Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Tết Đoan Dương có lẽ là ngày khai quốc của tộc người Việt Thường?
 
(11h: 09-06-2015)
Tết Đoan Dương có lẽ là ngày khai quốc của tộc người Việt Thường?Bài viết của Phlanhoa
***
Mồng năm ngày tết Đoan Dương
Là ngày giỗ mẹ (tổ?) Việt Thường Văn Lang

Câu ca này trong dân gian ẩn chứa điều gì chăng?
Mà không chỉ có câu ca. Người dân miền Trung từ Nghệ An đến Bình Định rất coi trọng ngày tết mùng 5 tháng 5. Các ghi chép trong kho tàng sách tư liệu về văn hoá Nghệ Tĩnh cho thấy khi xưa tết Đoan Dương được tổ chức long trọng ngang ngửa với ngày tết Nguyên Đán. Vậy thử tìm hiểu xem ngày Đoan Dương mang ý nghĩa gì, cớ chi mà phải tổ chức long trọng?

Tính theo lịch ta, mùng 5 tháng 5 là ngày phát dương, đặc biệt giờ ngọ ngày này được cho là giờ phát năng lực dương mạnh mẽ nhất trong cả năm, vạn vật dường như đều thu liễm tinh chất vào trong. Cây lá thu hoạch vào giờ ngày này có dưỡng chất cao hơn bình thường.

Tôi đặt dấu hỏi: Liệu có phải Tổ tiên xưa đã khai quốc vào ngày phát dương nên gọi là Việt? Chữ Việt () nghĩa là phát Dương; còn chữ Thường () là lâu mãi, thường hằng. Như “nhân nghĩa lễ trí tín” (仁義禮智信 ) thì gọi là ngũ thường (五常). Việt Thường nghĩa là ánh dương thường hằng sáng soi. Có người giải thích, chữ Việt xuất phát từ loại vũ khí bằng đá (rìu đá) gọi là việt. Nói vậy có lẽ là đã nói ngược chăng? Cần suy luận ngược lại mới đúng: sở dĩ rìu đá có tên Việt, vì là loại vũ khí của người Việt?

Tết Đoan Dương ở Nghệ Tĩnh mang ý nghĩa khác hoàn toàn với tết Đoan Dương Trung Quốc. Nếu như bên Tàu, ngày mùng 5 tháng 5 được coi là ngày giỗ Khuất Nguyên; Thì ở Nghệ Tĩnh lại thể hiện rất rõ nét là một ngày tết truyền thống về báo đáp ân nghĩa tới những người đàn ông, đồng thời là ngày thuốc đông y. Ngày này, các thức được bày trong mâm lễ cúng gia tiên và thần linh ngoài con gà là loài vật có khả năng gọi được ánh dương, thì còn có các món làm từ lúa gạo như  xôi, bánh ngào, các loại bánh lá và các loại trái cây có giá trị chữa bệnh như mận, đào. Tôi nghi ngờ, cỗ cúng có lẽ là để tưởng nhớ Thần Nông – Vị Tổ nền nông nghiệp lúa nước và nền y học dân tộc Việt (Đông y), nên thành phần cỗ cúng mới chỉ có gạo và thuốc. Theo truyền thuyết còn lưu đọng trong dân gian Nghệ Tĩnh, thì vị tổ của ngành y học Việt mất vào giờ ngọ, ngày 5 tháng 5 trong một lần đi hái thuốc, khi lội qua suối thì bị một cơn lũ bất ngờ ập đến cuốn trôi. Theo “Lĩnh Nam trích quái”, Thần Nông của người Việt là Đế Minh (bố đẻ của Kinh Dương Vương). Khác với Thần Nông Trung Hoa có truyền thuyết về “Ngũ cốc tiên đế”, theo truyền thuyết này, người Trung Quốc có tới ngũ vị thần nông, chính là ngũ đế trong lịch sử của họ (Viêm Đế, Hiên Viên Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn). Ngũ cốc, theo Kinh Lễ thì gồm có: ma (hạt gai dầu), thử (kê), tắc (ngô), mạch (lúa mì), thục (đậu tương). Nghĩa là trong 5 thứ gọi là ngũ cốc mà người Trung Quốc thờ phụng không có hạt lúa. Từ đó suy ra nguồn gốc cây lúa là của tổ tiên người Việt trên đất Việt. Hiện sự tích “Ngũ cốc tiên đế” của người Trung Hoa có đền thờ trên núi Ngũ Lĩnh ở TP Quảng Châu.

 Tết Đoan Ngọ ở Nghệ Tĩnh thường xảy ra các tập tục sau:

+ Tục biếu quà của phái nam: Con rể biếu quà nhạc gia, bệnh nhân biếu quà thầy lang, tá điền biếu quà địa chủ, nho sinh biếu quà thầy đồ… các thành phần được xã hội biếu quà đều là nam giới mà không thấy có nữ giới? Có lẽ do là ngày dương thịnh, nên chỉ có hành lễ với đàn ông chăng? Tôi chợt nghĩ, đã có ngày rằm tháng bảy (âm thịnh) là ngày báo hiếu mẹ, vậy nên biến ngày Đoan Dương thành ngày báo hiếu cha sẽ vừa duy trì được tập tục truyền thống, vừa có sự ứng xử công bằng trong hành động báo hiếu. Tôi nghĩ người Nghễ Tĩnh cần thiết khôi phục tập tục này vì đó là hành động “uống nước nhớ nguồn”.

Không chỉ ở Nghệ Tĩnh, một số vùng nông thôn miền Bắc cũng biểu hiện là ngày tết đàn ông. Tới ngày tết Đoan Ngọ thì đem biếu bố vợ một con ngỗng, vài đấu gạo nếp và đỗ xanh. Khi đến ngõ thì đánh cho con ngỗng quàng quạc lên cho cả làng biết bố vợ được biếu quà.

Ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng vậy. Thường thi nhân dân chọn những loại trái cây có màu nóng như chôm chôm, xoài, mít, ô ma, vv... để làm lễ. Bánh trái thì có bánh tro. Món mặn thường là mì quảng nấu thịt vịt. Cúng lễ vào giờ Ngọ, ăn uống rồi thì ra biển tắm và mắc võng nghỉ ngơi dưới các rằng phi lao ven biển cho đến hết ngày nắng, có khi tới 12 giờ khuya mới về nhà.

+ Tục giết sâu bọ:

Tháng năm ngày tết Đoan Dương

Ngày ấy mưa xuống lo lường có sâu

Câu ca dao trên là kinh nghiệm dân gian Nghệ Tĩnh nói về tiết khí, tính từ ngày tết Đoan Ngọ đến trong vòng một tuần sau đó mà trời đổ mưa thì mùa màng có thể gặp họa sâu nở. Nên ngoài việc cúng cầu thần linh phù hộ diệt trừ côn trùng sâu bọ, bảo vệ hoa màu, thì nhân dân thường có hành động gọi là “giết sâu bọ” như ăn quả chua lúc đói để trừ giun sán, dùng lá móng tay nhuộm móng cho trẻ con để trừ mé trùng, bôi hồng hoàng vào rốn và thóp trẻ em để tránh tà ma ác khí, kiếm thạch sùng cho lội vào thau nước để tắm cho trẻ khỏi rôm sảy.

+ Tục hái thuốc: Đúng vào giờ ngọ ngày mùng 5 tháng 5, thì đi tìm những cây thuốc có khả năng chữa bệnh, như ích mẫu, kim ngân hoa, sài đất, ngải cứu, chè vằng… thu lượm về phơi khô, sao chế và cất trữ để sử dụng làm dược trà trong cả năm. “Đến đây anh dặn em rằng: đau mắt nuốt nụ hoa vừng thì thôi”. Hoa vừng là một trong những vị thuốc trường thọ, sáng mắt, nhuận tiêu hóa. Nếu ai từng qua môn cảm xạ học thì sẽ biết dầu vừng là một trong những thứ có thể yểm được tia bức xạ đất gây hại cho sức khỏe con người. Các nhà cảm xạ học thường dùng đũa Michel để dò tìm nút Hartman trong nhà rồi để vào đó muối biển hoặc dầu vừng, đá thạch anh để hóa giải các tia bức xạ có thể gây hại cho gia chủ. Ở Hà Tĩnh, hễ đến giờ ngọ ngày tết Đoan Dương thì dân làng kéo nhau ra ruộng vừng, hái hoa vừng để ăn, con trai thì nuốt 7 hoa, con gái thì nuốt 9 hoa. Còn cây vừng thì đàn bà con gái thường hái về nấu chung với bồ kết để gội đầu cho tóc mượt và mau dài; hạt vừng đen thu hoạch được đem sao vàng hạ thổ dùng làm thuốc trường sinh, ngâm với nước mắm cốt để dùng cho người đi biển ngừa gió ác. Dầu vừng dùng trị bệnh táo bón, da dẻ thô ráp, tóc chẻ ngọn. Tục đi mót lúa chét, là những hạt lúa muộn sau khi đã gặt rồi mới trổ, đem về phơi khô giã lấy gạo gọi là trần mễ. Có câu “Gạo trần mễ ai dễ được ăn” là bởi trần mễ rất quý, không dùng để nấu cơm mà dành để làm thuốc.

Xâu kết các thông tin lại, tôi cho rằng tập tục Tết Đoan Dương ở Xứ Nghệ và cái tên Việt Thường có sự gắn kết với nhau về mặt ý nghĩa cội nguồn. Mong được các nhà nghiên cứu bàn thảo để tôn vinh. 

Ý kiến bạn đọc:
Đào Thị Huệ

1.Thưa cô, chồng tôi là con trưởng (không phải trưởng họ, không phải chi trưởng), thì chỉ thờ 3 đời là: tằng tổ khảo, tổ khảo và hiền khảo? Tôi hiểu như vậy có đúng không thưa cô? 2. Gia đình tôi muốn làm bài vị thì cần mấy bài vị? Cách viết các bài vị đó thế nào? Cách đặt bài vị ra sao? Mong cô chỉ dẫn cụ thể, chi tiết. 3. Có người bảo tôi cần phải làm 3 bài vị, cụ thể như sau: - Bài vị lớn ở giữa, viết:"Chân linh gia tiên Hoàng môn" (Chồng tôi họ Hoàng); - Bài vị nhỏ đặt bên trái (nhìn từ bàn thờ ra), viết:"Chân linh bà Cô tổ". - Bài vị nhỏ đặt bên phải, viết:"Chân linh ông hoàng tổ" (tức ông mãnh). Viết như vậy có đúng không, thưa cô. Mong cô chỉdẫn cụ thể để vọ chồng tôi làm bài vị và thờ cúng cho đúng lễ nghĩa. Trân trọng cảm ơn cô và mong nhận được hồi âm của cô trong thời gian sớm nhất.

Phlanhoa phản hồi

Chào chị.

Chị đúp vào link dưới đây để coi hướng dẫn cụ thể. Các thắc mắc chị hỏi có đủ cả và nhiều hơn thế. Nếu có thời gian thì chị  đọc  thêm tổng thể các chuyên mục liên quan trong "Việt Thường phong tục". Đọc hết chắc chắn hết thắc mắc.

Thờ cúng trong nhà như thế nào cho đúng 

Tuy nhiên có vài điều cần bàn, ông Mãnh không hề là ông Hoàng tổ? Mời chị đọc tiếp bài tôi giải thích về tiên cô tiên mãnh dưới đây:

Bà cô ông mãnh là ai?

 

Trần Đức Sơn

"Gạo trần mễ ai dễ được ăn"

Nhân dân Can Lộc bầy tui các nhà thường để lại một vạt lúa đến trưa mồng năm, chính ngọ mới ra gặt, gọi là trần mễ. Nhưng không ai biết giá trị đích thực để làm gì, quý ở đâu. Nghe nói để làm thuốc là thuốc chữa bệnh gì?

O biết thì cho thông tin. Xin cám ơn

Phlanhoa phản hồi

Để tui hỏi Thần Nông rồi rẽ viết bài trả lời nhé


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Trùng tang – phép tính và phép giải (20h: 16-11-2012)
 Giải oan cho cô hồn (17h: 28-08-2015)
 BÀ CÔ ÔNG MÃNH LÀ AI ? (15h: 15-04-2013)
 Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính: TANG MA, CHÔN CẤT, KỴ NHẬT (17h: 03-12-2014)
 Một số câu hỏi xung quanh việc tu bổ, cải tạo, xây mới nhà thờ họ (17h: 28-12-2013)
 Vài ý kiến về phong thủy... (17h: 22-03-2015)
 Cách xưng hô các chức danh trong khấn vái theo Hán Việt (16h: 04-10-2014)
 Chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà (23h: 20-04-2013)
 Tục nhuộm răng của người Việt Nam - Hồ Đắc Duy (22h: 06-07-2010)
 Tết xưa (02h: 24-01-2012)