Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 1: Việt Thường bát quái đồ
 
(16h: 10-07-2015)
VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 1: Việt Thường bát quái đồNghiên cứu khảo luận của Phan Lan Hoa
***
Tôi đặt tên là Việt Thường bát quái đồ. Nó được khai mở dần dần sau ba năm tôi lập bài vị thờ phụng các chư vị Việt tiên tổ trong nhà như thờ phụng cha mẹ mình. Có thể mới nhìn, bạn sẽ cảm thấy xa lạ. Hãy xem kỹ phần diễn giải và chiêm nghiệm theo thời gian sẽ là phương pháp tốt nhất. Bản thân tôi, tôi có niềm tin chắc chắn, vì nó không hề là thứ ma mị của các thầy phong thủy, mà là cái la bàn của Việt tiên tổ vẽ ra để giáo dục con dân biết cách xoay xở, sinh tồn với thiên nhiên.

      

      Trong Việt Thường bát quái đồ, Ngũ hành sẽ gồm: Thủy – Khí – HỏaThổ - Kim, là 5 điều kiện tiên quyết để tạo nên sự sống, không sinh cũng chẳng diệt lẫn nhau, mà chỉ luân chuyển theo quỹ đạo vũ trụ. Còn sinh khắc chỉ là chuyện trong đời sống của vạn vật tự tiêu diệt, tranh dành chỗ sinh tồn lẫn nhau mà thôi, bao gồm cả cây cối và con người. Do đó trong Ngũ hành không có hành nào gọi là hành Mộc.

Để chứng minh thành tựu thuộc nền văn hiến của người Việt Thường, tôi sẽ còn phải dày công lắm. Bởi tôi đã thấy rõ sự sắp xếp trật tự 12 con giáp, 10 thiên can, hay ý nghĩa của 24 sơn hướng đều không giống như sách vở mọi người đang dùng của người phương Bắc. Mốc nào là mốc “từ mở mang trời đất” của Tiên tổ? Phải biết mới tính lại được đường vận hành của Cửu tinh Lạc thư và mới biết được năm Giáp Tý đầu tiên thực chất là năm nào?

Như mọi người vẫn biết, từ các con số trên mai rùa của người Việt Thường, người Trung Quốc đã vẽ ra hai cái bát quái đồ gọi là “Tiên thiên bát quái” và “Hậu thiên bát quái”. Tuy nhiên có lẽ họ là người phương Bắc không hiểu được tận tường đất đai sông núi, thời tiết khí hậu của phương Nam, cho nên cả Tiên thiênHậu thiên đều bất hợp lý.

Ví dụ: các giải thích chữ nghĩa như Tốn là gió, là mộc; rồi Chấn là sấm lại cũng là mộc thật là phi lý; Ly là lửa cũng không đúng; Cấn là thổ cũng không đúng luôn. Sự giải thích Đoài là hồ nước rồi lại là Kim cũng vậy, không có lý.

A. Giải thích nghĩa chữ của tên gọi 8 quẻ tôi thấy:

- Càn (): là Trời

- Đoài (): là cửa Tây (hướng mặt trời lặn). Ví dụ như ca dao Việt Nam có câu “ Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan”.

- Cấn  (): nghĩa là phải ngăn lại. 

- La (): chứ không phải Ly. Chữ La trong La bàn (羅盤): chỉ hướng Nam, tức cửa Nam

- Khảm  (): nghĩa là vực sâu hiểm hóc

- Tốn ():  nghĩa là nhu thuận.

- Chấn  () : là sấm chớp, nên là cửa Đông

- Khôn - : là cửa sinh của con người trên mặt đất, nên là cửa Phúc đức

B. Mô tả:

Nhìn vào Việt Thường Bát quái đồ, bạn sẽ thấy dáng dấp đối xứng của “Tiên thiên bát quái”. Tuy nhiên vị trí các quẻ thì khác:

* Càn đối diện với Khôn theo hướng Tây Bắc – Đông Nam: Cửa Càn là cửa Trời được gọi là Khai môn (Thiên y). Quan sát các đường vận khí của địa hình Việt Nam, hướng Tây Bắc – Đông Nam là hướng tụ khí. Dòng khí từ Đông Nam di chuyển nhẹ nhàng, an lành, không nóng rát như gió Tây, cũng không khô lạnh như gió mùa từ hướng Đông Bắc. Tụ khí, nên cửa Khôn là nơi lý tưởng để con người sinh sống, gọi là cửa Phúc đức, là nơi khai kinh nên gọi là Kinh môn. Đây chính là lý do người Việt thường coi trọng các ngôi nhà ngoảnh lưng hướng Tây Bắc, trổ cửa hướng Đông Nam. Quê tôi, nhân dân cả xã, 100% trổ cửa đồng loạt về hướng Đông Nam.

* Đoài đối diện với Chấn theo hướng Tây – Đông: Có câu “cuốc chết ba năm quay đầu về núi”, Địa hình nước Việt hướng Tây là hướng núi, rừng thiêng nước độc, cho nên là Thương môn (Ngũ quỷ). Cửa Đông đi ra là gặp biển rộng nên gọi là Đỗ môn (đỗ là cái bụng). Cửa sấm sét cho nên hướng này là hướng Họa hại.

* La đối diện với Khảm theo hướng Nam – Bắc: Phương Nam nắng ấm, vạn vật sinh sôi nên là Cảnh môn, cuộc sống lâu bền nên là Diên niên. Phương Bắc trong suy nghĩ của người Việt là phương lạnh lẽo, không phải nơi sinh sống của con người nên gọi là Hưu môn, Khảm là vực sâu hiểm hóc nên gọi Lục sát.

* Tốn đối diện với Cấn theo hướng Tây Nam – Đông Bắc: Khí hậu nước ta có 3 loại gió mùa nổi bật đó là: Gió Tây, gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Trong ba loại hình gió mùa này, gió Tây thì khô nóng, còn gió mùa Đông Bắc thì vừa khô lại vừa lạnh cho nên là tử khí. Chỉ có gió Tây Nam là mang theo hơi nước, tạo nên những cơn mưa rào mùa hạ, khí có hơi nước là sinh khí. Vậy nên Tây Nam là Sinh môn (sinh khí), Tốn đóng ở Tây Nam nghĩa là nhu thuận. Đông Bắc là Tử môn (Tuyệt mệnh), Cấn đóng ở Đông Bắc nghĩa là cần phải ngăn cản. Trên thực tế, người Việt ở các làng quê xưa không bao giờ làm nhà trổ cửa hướng Bắc, Đông Bắc, hay hướng Tây. Đàn ông Việt có câu “vợ già, nhà hướng Tây” là vậy. Chọn hướng nhà là để tránh những luồng gió không tốt cho sức khỏe con người.

* Về Ngũ hành: Như đã nói trên, Ngũ hành là những thứ khởi đầu trong vũ trụ, nền tảng của sự sống, nên phải là : Thủy – Khí – Hỏa – Thổ - Kim.

* Về các con số: Được áp đặt theo hệ cửu tinh, theo đó số 1 ứng với càn, số 2 ứng với Đoài, sô 3 ứng với Cấn, số 4 ứng với La, số 5 ứng với  Khảm, số 6 ứng với Tốn, số 7 ứng với Chấn, số 8 ứng với Khôn, số 9 thuộc trung cung (tôi sẽ nói kỹ hơn về đường đi của Cửu tinh ở chương sau)

1

5

3

2

9

7

6

4

8

 * Về sắc màu:

- Màu sắc của hai cực âm dương: Âm màu chàm (không phải đen); Dương màu vàng kim (không phải trắng). Đã có nhiều người thắc mắc, màu đen là màu của Thủy, lại màu đại diện của âm tại sao lại là màu của xui quẩy? Môn phái cảm xạ học cho rằng năng lượng đen là năng lượng xấu. Trong Việt Thường bát quái đồ thể hiện Âm có màu chàm, Dương có màu vàng kim, là màu của vòng cương tỏa trong sắc màu của 9 tầng tinh thức. Đây có lẽ là lý do các vị đế vương chọn màu vàng cho hoàng bào. Còn dân thường thì áo quần thường nhuộm chàm (màu của âm), hoặc nhuộm nâu (màu của Thổ).

- Màu của Ngũ hành: Thủy có màu xanh; Khí có màu xám đen; Hỏa màu đỏ cam; Thổ màu vàng nâu; Kim màu trắng bạc.

- Về ý nghĩa của thứ tự 9 tầng sắc màu:

Vòng trong cùng: thuộc năng lực âm, có màu chàm, ứng với luân xa 1

Vòng thứ 2: màu vàng chanh ứng với luân xa 2

Vòng thứ 3: màu cam, ứng với luân xa 3

Vòng thứ 4: màu lục, ứng với vùng luân xa 4

Vòng thứ 5: màu tím, ứng với vùng luân xa 5

Vòng thứ 6: màu trắng bạc, ứng với luân xa 6

Vòng thứ 7: màu đỏ, ứng với luân xa 7

Vòng thứ 8: thuộc năng lực dương, có màu vàng kim, là vòng cương tỏa

Vòng thứ 9: màu lam, cửu trùng hợp nhất

Vòng thứ 10: là vòng cương tỏa và sẻ chia nên lặp lại màu lục và màu vàng kim. 

***

Kỳ II: Đi tìm ý nghĩa Lạc thư


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 2: Đi tìm ý nghĩa của Lạc thư (10h: 29-07-2015)
 VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 3: Chỉ có Thập nhị địa chi và Thập nhị thiên can, không có Lục thập hoa giáp (16h: 20-08-2015)
 VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 4: Lịch biểu thịnh suy hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người (15h: 29-12-2015)