Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 3: Chỉ có Thập nhị địa chi và Thập nhị thiên can, không có Lục thập hoa giáp
 
(16h: 20-08-2015)
VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 3: Chỉ có Thập nhị địa chi và Thập nhị thiên can, không có Lục thập hoa giápĐề tài khảo luận "Văn hiến Việt Thường Thị" của Phan Lan Hoa
***



 

Tôi cần phải hiệu chỉnh lại vị trí của Thiên canĐịa chi trên bát quái đã vẽ ngày 8.7.2015. Đồng thời đổi tên thành “Việt Thường la bàn” thì sẽ hợp lý hơn. Bởi như tôi đã nói, đồ bàn này thực chất là Tiên tổ vẽ ra để đo lường thời gian, hướng đi của vận khí, nhằm mục đích giáo dục con dân cách tính toán mùa màng để mưu sinh.

La bàn của người Việt Thường là một công trình khoa học, không phải là thứ ma mị, mê tín dị đoan gì cả. Nhìn vào Việt Thường la bàn, quý vị sẽ ngộ ra, bất kể ai, tuổi tác nào cũng có thể sống tốt, nếu ngôi nhà của mình được trổ cửa chính hoặc cửa phụ, cửa sổ vào hướng gió an lành (Tây Bắc, Đông nam, Tây Nam, Nam). Bằng chứng thì tôi đã nói ở bài trước, ở vùng đất Việt Thường cổ, nhân dân cả xã, cả huyện đa phần trổ cửa cùng một hướng Tây Bắc - Đông Nam, đồng nghĩa tất cả mọi tuổi tác trong vùng đều sống tốt ở hướng này. Hơn thế nữa trên cùng một hướng nhà, các kiểu tuổi tác đều có nhiều người cùng thành đạt, điều đó khiến cho La Giang trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt tiếng tăm để đời trong lịch sử.

Sẽ không có Lục thập hoa giáp như lịch Tàu. Bởi thực chất cái lịch biểu 60 năm chia thành ba kỳ và được gọi là Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên chẳng ăn nhập gì vào quy luật thời gian của âm lịch, hay của dương lịch cả?

Theo âm lịch, mỗi ngày có 12 giờ, mỗi năm có 12 tháng. 12 là chu kỳ mặt đất quay quanh mặt trời. Như vậy nhận định rằng văn hóa Đông phương chỉ có lịch âm là không đúng? 12 địa lý được tính theo vòng mặt trời, nên thời gian biểu thị là dương lịch. Ngoài ra còn có chu kỳ mặt trăng (âm lịch) quay quanh mặt đất với thời gian của một vòng quay là 29,5 ngày. Sự chênh lệc giữa hai chu ký Nhật, Nguyệt tạo nên tháng Nhuận, hay gọi là tháng không tiết khí. Cứ 34 tháng âm lịch thì có thêm một tháng không tiết khí. Bình quân giữa năm âm lịch và năm dương lịch là 360 ngày, nếu đem chia cho 12 tháng thì bằng bình quân 30 ngày mỗi tháng. Mỗi năm có 4 mùa, vị chi bình quân mỗi mùa sẽ là 90 ngày. 90 ngày cũng là chu kỳ hoàn thành của một vòng Lạc đạo. Như vậy chu kỳ Lục thập hoa giáp chỉ có 60 ngày không nhằm vào một mốc thời gian nào? Không đem lại ý nghĩa gì cả?

Từ lý do trên, trên Việt Thường la bàn không thể hiện Lục thập hoa giáp, mà thể hiện Thập nhị địa lý (12 Địa chi) và Thập nhị Thiên cầu (12 Thiên can) với nhiệm vụ độc lập với nhau. Cho nên sẽ không mang lại ý nghĩa gì khi kết nối theo kiểu: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, vv…

Vòng Địa lý (Địa chi):  Có 12 lý, chủ về thời gian, hay nói cách khác là đồng hồ đếm thời gian, gồm chu kỳ mặt đất tự quay  (12 canh trong một ngày), hết một vòng sáng tối sẽ bắt đầu vòng mới; Chu kỳ mặt trời quay quanh quả đất cũng vậy, cứ hết 12 tháng thì quay trở về điểm xuất phát để bắt đầu chu kỳ mới.

Biểu tính thời gian theo vòng địa lý (12 địa chi)

TT

Thứ tự 12 lí

Tháng trong năm

Giờ trong ngày

1

Tử (Tý?) 

Giêng

2 – 4 giờ

2

Dậu

Hai

4 – 6 giờ

3

Dần 

Ba

6 – 8 giờ

4

Ngọ 

Bốn

8 – 10 giờ

5

Vị (mùi)

Năm

10 – 12 giờ

6

Mạo

Sáu

12 – 14 giờ

7

Thân 

Bảy

14 – 16 giờ

8

Thìn (thần)

Tám

16 – 18 giờ

9

Tuất

Chín

18 – 20 giờ

10

Tị

Mười

20 – 22 giờ

11

Hi (hài)

Một

22 – 24 giờ

12

Sửu

Chạp

24 – 2 giờ sáng

 Vòng Thiên cầu (Thiên can): Cũng có 12 can (không phải 10) chủ trị 12 tiết khí chính xảy ra trong năm:

Biểu tính tiết khí theo Thập nhị thiên cầu (12 thiên can)

Thứ tự 12 Thiên can

Tiết khí

Tháng

1

Ất

Đông chí (giữa đông)

Một

2

Đinh

Hàn (lạnh giá)

Chạp

3

Nhâm 

Lập xuân

Giêng

4

Quý 

Xuân phân (giữa xuân)

Hai

5

Tân   

Thanh minh (trong sáng)

Ba

6

Canh

Lập hạ

7

Can (cầu)

Hạ chí (giữa hè)

Năm

8

Mậu   

Thử (nắng nóng)

Sáu

9

Bính

Lập thu

Bảy

10

Kỉ

Thu phân (giữa thu)

Tám

11

Càn

Sương giáng

Chín

12

Giáp

Lập đông

Mười

12 Thiên can chủ trị 12 tiết khí chính trong năm (lịch Tàu có 12 tiết khí và 12 trung khí), vị chi mỗi tiết khí bình quân 30 ngày. Tôi cho rằng hợp lý, bởi trên thực tế khí hậu nước ta không có đại hàn, may chăng một vài vùng núi ở phía bắc mới có vài ngày tuyết rơi; cũng như không có đại thử gây nên sa mạc như phương Bắc, cho nên việc chia thành 24 chu kỳ khí hậu sẽ không thể hiện rõ rệt được sự thay mùa.

Như ở kỳ trước tôi đã đề cập đến trục Tây Bắc – Đông Nam luôn có tổng âm dương bằng với trung cung. La bàn đồ vị trí địa lý nước ta cho thấy tiết  Xuân phânThu phân được phân bổ trên trục này. Khi Lạc đạo đi vào tiết Xuân phânThu phân thì thời gian giữa ngày và đêm bằng nhau. Ngược lại, khi Lạc đạo dịch chuyển về Hạ chí thì bắt đầu chuỗi thời gian ngày dài hơn đêm (thời điểm này thời gian ban ngày ở HN đo được 13 giờ 21 phút); còn khi Lạc đạo vận động vào tiết Đông chí thì đêm dài hơn ngày (thời điểm này thời gian ban đêm ở HN đo được 13 giờ 5 phút). Thêm một lý do nữa giải thích cho lý do vì sao người Việt coi trọng hướng Tây Bắc – Đông Nam.

 

Kỳ 4: LỊCH BIỂU THỊNH SUY CỦA 12 KINH LẠC

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 VĂN HIẾN VIỆT THƯỜNG THỊ - Kỳ 4: Lịch biểu thịnh suy hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người (15h: 29-12-2015)