Kỳ 4 - Đề tài khảo luận Văn hiến Việt Thường Thị của Phan Lan Hoa
LỊCH BIỂU THỊNH SUY
HỆ THỐNG KINH LẠC TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI
Phan Lan Hoa
***
Trong lúc đang loay hoay chưa giải mã xong con số bí ẩn của Cao Lỗ (người mà Trung Quốc vẫn ngộ nhận Lỗ Ban là của nước họ. Thực ra Cao Lỗ người Việt Thường, là tác giả của thứ vũ khí mà cổ sử Việt Nam gọi là “nỏ thần”. Hình dạng bên ngoài của nỏ thần là một thứ vũ khí thô sơ bằng đồng. Bách phát bách trúng, khiến cho nỏ “hóa thần” trong dân gian có lẽ nằm ở sự tính toán kích thước mà người đời sau gọi là “Thước Lỗ Ban”)... thì tôi lại giải mã ra thứ khác, đó là Lịch biểu thịnh suy của các đường kinh lạc trong cơ thể con người, mà ngay từ kỳ đầu tôi đã có đưa ra dự đoán: “chưa chừng tôi sẽ đưa ra được một biểu đồ điều trị Đông y trong thời gian tới...” và dưới đây chính là kết quả.
Song tôi xin cảnh báo rằng, tôi không phải là nhà y, cho nên từ ngữ chuyên môn có thể trình bày không được gãy gọn. Chỉ là đọc được trong trời đất nước Việt ra sao, thì tôi ghi ra vậy để quý vị tham khảo, đồng thời chiêm nghiệm vào thực tế mà thôi. Tất nhiên về phần cá nhân, tôi cũng đã có tự thực nghiệm trong bài tập khí công của mình.
LỊCH BIỂU THỊNH SUY
HỆ THỐNG KINH LẠC TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI
TT
|
Các đường kinh
|
Giờ theo sách
đông y hiện tại
|
Giờ theo la bàn
Việt Thường
(PLH lấy được trong trời đất)
|
1
|
Kinh túc quyết âm Can
|
Sửu (1-3 giờ)
|
Tử (Tý?) 子 (2-4 giờ)
|
2
|
Kinh thủ thái âm Phế
|
Dần (3-5 giờ)
|
Dậu 酉 (4–6 giờ)
|
3
|
Kinh thủ thái dương Tiểu trường
|
Mùi (13-15 giờ)
|
Dần 寅 (6–8 giờ)
|
4
|
Kinh túc dương minh Vị
|
Thìn (7-9 giờ)
|
Ngọ 午 (8–10 giờ)
|
5
|
Kinh túc thiếu dương Đởm
|
Tý (23-1 giờ)
|
Vị (mùi) 未
(10–12 giờ)
|
6
|
Kinh túc thái dương Bàng quang
|
Thân (15-17giờ)
|
Mạo 卯 (12-14 giờ)
|
7
|
Kinh thủ dương minh Đại trường
|
Mão (5-7 giờ)
|
Thân 亲
(14–16 giờ)
|
8
|
Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu
|
Hợi (21-23 giờ)
|
Thìn (thần) 辰
(16–18 giờ)
|
9
|
Kinh túc thái âm Tỳ
|
Tị (9-11 giờ)
|
Tuất 卹 (18–20 giờ)
|
10
|
Kinh thủ thiếu âm Tâm
|
Ngọ (11-13 giờ)
|
Tị 巳 (20–22 giờ)
|
11
|
Kinh thủ quyết âm Tâm bào
|
Tuất (19-21 giờ)
|
Hợi (hài) 佳 (22-24 giờ)
|
12
|
Kinh túc thiếu âm Thận
|
Dậu (17-19 giờ)
|
Sửu 丑 (24–2 giờ)
|
13
|
12 mạch gân (kinh cân)
|
Không có
|
Từ giờ Thìn – Sửu
(16-2 giờ)
|
14
|
12 mạch biểu (kinh biệt)
|
Không có
|
Vị (mùi) 未
(10–12 giờ)
|
15
|
12 mạch thần (kinh kỳ)
|
Không có
|
Từ giờ Sửu – Tý
(24-4 giờ)
|

Sơ đồ hệ 12 kinh lạc sưu tầm tại benhhoc.com

Để tiện cho sự so sánh, ở trên tôi đã trình bày dưới dạng bảng biểu, trong đó:
1. Cột “Giờ theo đông y hiện tại”: là giờ theo các sách văn hóa cổ phương Đông (cơ bản là từ Trung Hoa truyền sang), mà ngày nay các nhà đông y học, các võ sư vẫn đang sử dụng để rèn luyện cơ thể.
2. Cột “Giờ theo la bàn Việt Thường”: là dữ liệu tôi lấy được từ trong đất trời nước Việt. Quý vị sẽ thấy có 3 sự khác căn bản:
+ Thứ tự 12 chi giờ căn cứ theo Việt Thường la bàn mà tôi đã vẽ ở kỳ trước
+ Các đường kinh dương thịnh suy vào ban ngày, các đường kinh âm thịnh suy vào ban đêm
+ Bổ sung thêm giờ thịnh suy của 3 mạch hệ là: mạch gân (kinh cân), mạch biểu (kinh biệt) và mạch kỳ (kinh kỳ).
Đúng sai thế nào sẽ phải chờ các nhà châm cứu học và các võ sư chuyên luyện kinh thực nghiệm để thấy kết quả. Nhưng trước mắt, tôi thấy tôi có lý là bởi ở đây còn xảy ra một số chi tiết khá là khác biệt so với ghi chép của các sách về đông y học hiện tại:
- Một là khác về khái niệm về Kinh lạc: Nếu trong khái niệm Kinh lạc của Đông y hiện nay định nghĩa kinh là chính, lạc là nhánh, thì ở đây tôi đọc được rằng: Lạc là hệ thống, dòng chính gọi là kinh, nhánh gọi là mạch. Cho nên 12 đường chính kinh gọi là 12 kinh lạc. Mỗi đường kinh lạc đều có 3 nhánh mạch nguồn là mạch gân, mạch biểu và mạch kỳ.
- Do vậy: mạch kỳ không chỉ có 8 mạch mà là 12 mạch, gồm 8 mạch cũ: đốc, nhâm, xung, đới, âm duy, dương duy, âm kiểu, dương kiểu, thì còn có thiếu 4 mạch nữa là: não mạch, tiền đình mạch, giao cảm mạch (gồm thần kinh giao cảm & đối giao cảm), bội tinh mạch (ở 10 đầu ngón tay).
Riêng kỳ mạch ở tay, có lẽ những nhà khí công sẽ là nhóm người thừa nhận sớm nhất ý kiến của tôi, bởi 10 đầu ngón tay là nơi thâu, phát năng lượng. Quý vị cũng thấy các nhà khí công chặt vỡ cả chồng gạch bằng tay không, hoặc dùng 10 đầu ngón tay để truyền năng lượng chữa bệnh cho người khác, đó là do nội lực của họ có thu được dòng năng lượng ghê gớm của vũ trụ.
Mạch kỳ là mạch nối của thần lực, liên quan trực tiếp đến hệ giác mạc, cho nên tôi gọi là mạch thần. Năng lượng vũ trụ vào ra trong cơ thể con người chủ yếu qua các kỳ mạch. Khai thông bế tắc 12 mạch kỳ, thần thái con người trở nên tinh anh hơn. Ngày nay các bác sĩ đã có đưa ra lời khuyên cho mọi người nên đi ngủ trước 23 giờ, cho rằng giấc ngủ từ 23 giờ đêm đến 3 giờ sáng là giấc ngủ vàng. Như vậy trong quãng giờ Sửu và giờ Tý (24 giờ đêm – 4 giờ sáng) là giờ thịnh suy của 12 thần mạch. Ai mà thường bị thao thức vào giờ này thì mệt mỏi thấy rõ, đầu óc mụ mị, nhớ quên lẫn lộn. Ngược lại là giờ vàng của tập luyện khí công.
- 12 mạch gân: là cửa của vệ khí, nơi mà kinh khí của 12 kinh giao hội, phân tán và liên hệ với cơ, khớp, cho nên khi tà khí thâm nhập vào các mạch gân thì cơ thể có cảm giác đau nhức ở các cơ khớp. Nếu vệ khí trong 12 đường kinh lạc mạnh thì sự nhiễm tà chỉ ở mức đau nhức bên ngoài. Nếu vệ khí trong 12 chính kinh yếu, thì tà khí từ mạch gân sẽ thâm nhập vào hệ thống 12 chính kinh, sau đó từ chính kinh thâm nhập sâu vào xương tủy, phủ tạng và cơ thể bị lâm chứng thương hàn nhập lý, mất kiểm soát khí lực dẫn đến mất mạng không chừng. Đây là lý do các võ sư thường chú trọng luyện về kinh cân. Trên thực tế, quãng đầu hôm cho tới về đêm, người lớn tuổi thường thấy đau nhức mình mẩy nhiều hơn, đó là do suy ở hệ mạch gân (kinh cân).
- 12 mạch biểu: Đông y hiện tại gọi là kinh biệt, tôi đọc được là chữ biểu, có vai trò duy trì mối quan hệ giữa 12 kinh lạc với tạng phủ và mối quan hệ giữa các kinh âm - dương có quan hệ biểu - lý với nhau, làm cho sự liên hệ giữa các chức năng sinh lý càng thêm chặt chẽ. Do mối quan hệ này, 6 kinh dương giữ vai trò chính, còn 6 kinh âm phải hợp vào kinh lạc dương, nên gọi là biểu. Cũng do đó thời điểm thịnh suy của 12 mạch biểu rơi vào giờ đoan dương (10–12 giờ trưa).
- Không phải lục phủ - ngũ tạng, mà là tam phủ và cửu tạng. Tức phủ tạng có tới 12, chứ không phải 11. Tạng là các cơ quan cụ thể ở trong lồng ruột, có 9 tạng cả thảy là: tim, gan, đởm, tỳ, vị, tiểu trường, đại trường, phế, thận. Trong khi phủ là một khu ủy quản lý các tạng có cùng chức năng và tôi thấy có 3 phủ cả thảy là:
+ Phủ não là phủ chỉ huy
+ Phủ tâm, chú ý ở đây khái niệm tim, gan khác với tâm, can. Tim, gan chỉ là hai trong cửu tạng, còn khi nói đến tâm thì bao gồm cả một khu ủy quản lý và điều phối dinh dưỡng cho cơ thể gồm các tạng: tim, gan, đởm, tỳ và thận. Còn khi động đến dạ can trường thì ai cũng biết cụm từ đó mô tả nội tướng của một con người.
+ Phủ trường quản lý các tạng gồm: vị, tiểu trường, đại trường và phế, chịu trách nhiệm dung nạp, nghiền thức ăn thô và xả phế thải.
- Không phải 7 luân xa, 1 đan điền, mà 9 luân xa và 3 đan điền đại diện 12 dòng năng lượng Thiên - Địa - Nhân hòa hợp tạo nên dòng chảy 12 đường kinh lạc trong "tiểu hành con người". Mọi con số đều hướng tới nguyên lý của Lạc Đạo là 3,9 và 12. Bài tập trị liệu bằng chế độ tự động hóa của não bộ mà tôi đã đăng, nếu bạn kiên trì tập luyện hàng ngày, các luân xa và đan điền sẽ từ từ khai mở ở mức độ phù hợp, đủ để sống khỏe mạnh và minh mẫn.
Cuối cùng tôi xin mạo phạm đưa ra lời khuyên: Nếu bạn muốn khai thông kinh mạch với hiệu quả cao nhất, thì cần khởi động từ trước giờ trên khoảng 15 – 30 phút để kịp nghênh thịnh phế suy. Sự khởi động cần phải hiểu ở nghĩa rộng, bao gồm cả tập luyện, châm cứu, uống thuốc và sự nghỉ ngơi đúng giờ. Ví dụ như đi ngủ trước 23 giờ đêm cũng là nghênh thịnh đối với hệ thần mạch vậy!
Bài viết này thuộc đề tài “Văn hiến Việt Thường Thị” nhưng đồng thời là phụ lục tham khảo cho đề tài “Phương pháp trị liệu bằng chế độ điều khiển tự động hóa của não bộ”.