Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO CÓ TỪ VIỆT NAM. Kỳ 2 : Xứ Ấn Độ là xứ nào?
 
(18h: 28-02-2017)
NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO CÓ TỪ VIỆT NAM. Kỳ 2 : Xứ Ấn Độ là xứ nào?Bài viết của Phan Lan Hoa
***

 

 

ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC

CHƯƠNG III.

ĐỊNH HÌNH XỨ ẤN ĐỘ - THIÊN TRÚC VÀ NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Độc giả đọc sử Phan Lan Hoa

***

          III.1. XỨ ẤN ĐỘ LÀ XỨ NÀO?

          Vì sử gia dạy dân Việt Nam gọi India là Ấn Độ, cho nên bài này tôi phải làm cái việc mở ngoặc sau từ Ấn Độ (India) và Ấn Độ (Indonesien) để phân biệt. Và tôi sẽ trình ra được chứng cứ xứ Đông Dương mới là xứ Ấn Độ, còn nước mà Việt Nam đang gọi là Ấn Độ có tên phiên âm là Hin-đu (Indus), tên tiếng Hán là Thân Độc (身毒). Dường như cả thế giới này chỉ có người Việt Nam gọi xứ ấy là xứ Ấn Độ mà thôi? Họ có nguồn gốc châu Âu.

TRƯỚC HẾT BÀN VỀ TÊN GỌI:

Indus: Phiên âm là Hin-đu, tên Hán là Thân Độc (身毒), tiếng Anh là India (In-đi-ờ).

Indonesien: Phiên âm là Ân-đô-nê-diên, người Pháp gọi là Indochine. Các nhà nhân chủng học phương Tây gọi là Proto-Indochinoise (Nguyên Đông Dương). Tên Hán là Ấn Độ ( ). Dịch theo nghĩa Hán Việt là pháp ấn, ấn sư, hoặc ẩn sư.

VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

India: Là nước tiểu lục địa, thuộc Nam Á

Indonesien và Vedoid: Là cư dân thuộc bán đảo và đảo.

Xứ Ấn Độ được mô tả trong lịch sử Phật giáo là các quốc đảo và bán đảo. Kết quả khảo cổ cho thấy văn minh Ấn Độ (Indonesien) có mặt tại Việt Nam lâu đời hơn ở Ấn Độ (India) trên dưới ngàn năm. SÁCH KHẢO CỔ HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU, có nói về loại hình trang sức bằng mã não, đá ngọc và thủy tinh. Tại di chỉ Bãi Cọi ở Hà tĩnh và Làng Vạc ở Nghệ An, cũng có loại hình này. Các nhà nghiên cứu khảo cổ kết luận đó là Văn hóa Ấn Độ. Nhưng rồi họ lại bỏ ngõ nguồn gốc di chỉ Ấn Độ ở kết luận cuối cùng rằng:

“…Tuy nhiên, từ những tài liệu khảo cổ học ở cụm di tích mộ táng cận biển Đông Nam Bộ, như Giồng Lớn, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, ta có thể khẳng định niên đại có mặt hạt chuỗi thủy tinh và đá quý – dòng hạt chuỗi thương mại ở Miền Nam Việt Nam, sớm hơn rất nhiều niên đại có trong ghi chép trong thư tịch Trung Quốc và các tài liệu Sankrit cổ của Ấn Độ (India). Điều này cũng xảy ra trên nhiều địa bàn khác ở Đông Nam Á…”.

Trong các tư liệu nghiên cứu về Ấn Độ mà tôi có. Hầu như 100% các nhà nghiên cứu vô tư nhầm lẫn giữa hai nền văn minh Indonesien thuộc về đảo và bán đảo Đông Nam Á, với nền văn minh Hin-đu (Indus) thuộc về tiểu lục địa Nam Á? Chuyện này hệ trọng ở chỗ là sự vô tư của các vị đã đánh cướp đi nền tảng văn minh có sức ảnh hưởng rất lớn ra ngoài thế giới của các nước Đông Nam Á, bao gồm trình độ luyện kim, kỹ nghệ chế tác đồ mỹ nghệ và nguồn gốc Phật giáo!?

Cuộc kết nối thương mại với châu Âu, Trung Hoa và Ba Tư bằng đường biển đã sớm bắt đầu từ thời kỳ Sơ sử. Để xác minh được vấn đề, trước hết cần xác minh cụm từ “Indus”, hay “Indo” ghi chép trong tư liệu lưu trữ tại các tàng thư các của các nước Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc và India. Mặt khác xem xét theo đường truyền đạo của các cha xứ và cuối cùng là giá trị khảo cổ học của các nước Đông Nam Á, so sánh niên đại với India. Từ gốc rễ từ ngữ để phân biệt đâu là nội dung thuộc về Văn minh Indus, đâu thuộc về nên văn minh Ấn Độ (Đông Nam Á). Đây là việc làm vượt ra ngoài khả năng nghiên cứu của cá nhân tôi, nên chỉ có thể kêu cứu mà thôi!

SỬ SÁCH CHÉP VỀ XỨ ẤN ĐỘ

Những trang tư liệu tôi sẽ trình ra, khó có nhà nghiên cứu Việt Nam nào có thể phủ nhận ý kiến của tôi rằng Xứ Ấn Độ là xứ Việt Nam, bởi vì ngôn từ của nó mang tính khẳng định!       

Sách ĐÔNG DƯƠNG NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY - Henri-Cucherousset, là một cuốn sách nghiên cứu về Đông Dương bao gồm cả nhân chủng học. Thể hiện rằng chủng người Indonesien thuộc đại chủng Australoid. Tác giả nhấn mạnh là sự hòa hợp giòng máu của tộc người Giao Chỉ từ phương Bắc với giòng máu người Mường. Rồi tác giả khẳng định, người Mường và người Chàm của An Nam thuộc các chủng người Indonesien (Ấn Độ). Sách này cũng nói, ban đầu người ta nghi ngờ giống người Ấn Độ là từ đảo Mã Lai vào đất liền, nhưng sau đó kết quả nghiên cứu ngược lại. Giống người Ấn Độ là cư dân tầng nền tại bán đảo Đông Dương.

Trang 13, sách DÂN TỘC CHÀM LƯỢC SỬ (Dohamide-Dorohiem), chép: “… Nhưng xét vị trí của Lâm Ấp, B.P. Grolier, cho rằng người Chàm cũng gốc người In-đô-nê-xiêng, giống người đã tạo nên nền Văn hóa Đông Sơn và nền Văn hóa Chàm chính là do sự dung hợp giữa Văn hóa Đông Sơn và các ảnh hưởng trội yếu từ phía Ấn Độ…”.

Sách TÂM LÝ DÂN TỘC AN NAM, có những dòng khẳng định: “… Sự mở rộng tiếp tục về phía Nam, đặt người An Nam vào tình trạng tiếp xúc với các dân tộc bản địa mới. Trong đó có Mọi và Kha, không nghi ngờ gì, là những đại diện cuối cùng, cùng với một dân tộc thuộc chủng Mã Lai và nền Văn minh Ấn Độ: Người Chăm…”.

Đi tìm để nhặt nhạnh, phân tách đâu là Indus, đâu là Indonesien, tôi có cảm giác mình cũng giống như việc cô Tấm ngồi nhặt một sàng thóc lẫn gạo. Sách LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ của thiền sư Thích Thanh Kiểm là một trường hợp như vậy. Sách của Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thế Anh cùng trong tình trạng này. Tuy nội dung bị nhầm lẫn loạn xạ giữa Ấn Độ (India) và Ấn Độ (Indonesien), thậm chí còn nhầm lẫn cả thánh thần của nhiều dòng đạo. Nhưng may thay, ngay phần dịch lời tựa của tác giả lại mô tả vị trí địa lý Ấn Độ đúng vào vị trí địa lý của vương quốc Champa:

Lịch sử Phật giáo có trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Nam phương là những nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, …”.

Việt Nam là bắc phương, còn nam phương là Cao Miên của Ấn Độ, vậy thì đã rất rõ ràng là Vương quốc Champa. Nhưng sách ĐÔNG DƯƠNG NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY, lại khẳng định Dân tộc Mường và người Chàm thuộc giống người Ấn Độ.

Tại mục 2.4. “Định hình dân tộc Lạc Việt”, tôi đã phân tích nguyên nhân của truyền thuyết 50 người con lên rừng thành dân tộc Giao Chỉ và Mường. Trên thực tế, những vị sư Ấn Độ ( ) xuất hiện ở thành Liên Lâu, trong thời kỳ Sĩ Nhiếp cai trị. Đại Việt sử ký toàn thư, có lá thư của một người Hán là Viên Huy gửi cho thượng thư Lịnh Tuân Úc (năm 207), trong thư kể rằng:

“…Thái thú Sĩ Nhiếp ở Giao Châu mỗi khi ra đường đều có các nhà sư Ấn Độ ( ) theo xe xông trầm đốt hương, đánh chuông khánh, thổi kèn sáo…”.

Vậy thì truy cứu đến đây, cần phải bổ sung thêm vùng văn hóa Giao Chỉ vào xứ Ấn Độ. Hơn thế nữa, Liên Lâu không chỉ là trung tâm văn hóa Giao Chỉ, mà còn là Trung Tâm Văn Hoa Đông Phương, cũng là Trung tâm thịnh giáo của Ấn Độ Giáo.

Sách hồi ký về XỨ ĐÔNG DƯƠNG của ngài Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, nhiều lần vị này gọi xứ Đông Dương là xứ Ấn Độ. Tại chương hồi ký về “Cao Miên và Ai Lao”, ngài Paul Doumer viết:

“Xứ Đông Dương mang tính hai mặt như cái tên của nó, với một mặt quay về văn minh thế giới và Trung Hoa, mặt kia là các xứ Ấn Độ, nhất là người Ấn mà hiện thân là người Miên...”

Truyền thuyết dựng nước của người Khơ-me chép rằng một đại sĩ Ấn Độ tên là Kambuvayambara đã đi đến vùng trung lưu sông Mê Kông và ở lại kết hôn với tiên nữ Mera, con gái thần Siva. Sinh ra dòng dõi Kampuja (viết tắt của Kampu và Mera). Đó cũng chính là nguồn gốc tên gọi dân tộc Campuchia bây giờ.

Ngài Toàn quyền Đông Dương viết về nhân vật Đệ nhị phụ chính đại thần triều Nguyễn, đời vua Thành Thái là Nguyễn Trọng Hợp. Vị quan này được triều đình nhà Nguyễn cử đi sứ sang Paris năm 1894 và từng có một tập thơ 36 bài ca ngợi cảnh sắc Paris. Trong đó có bài ông đã viết khi chợt gặp mấy khóm tre nhiệt đới giữa trời Tây (trích dẫn nguyên văn theo sách “Hồi ký Xứ Đông Dương”):

“Từ Ấn Độ qua châu Âu, khí hậu thay đổi rất rõ

         Thấy kỳ hoa dị thảo mọc lên um tùm rập rạp

Và ngạc nhiên thay giữa xứ sở gió lạnh buốt xương này

Ta vẫn gặp “người quân tử” hiên ngang vươn thẳng, xanh tươi giữa trời Tây”

Tác giả đã chú thích ở bài vịnh này như sau: “Tại khu vườn nhiệt đới trong nhà kính, tôi thấy tám, chín khóm tre xanh tốt. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy loại cây này từ khi rời Ấn Độ...”

Truy tìm nguồn gốc tên gọi của chủng người Indonesien có lẽ được đặt theo tên Ấn Độ, mà Ấn Độ là tên gọi chung của một xứ 5 gồm dân tộc lớn ở bán đảo Đông Dương: Giao Chỉ - Mường – Việt – Chàm - Miên. Mà theo các bản báo cáo của các nhà khoa học khảo cổ, hai loại hình nhân chủng cơ bản, tạo nên lớp cư dân tầng nền bản địa của Đông Nam Á cổ, là Indonesien (Ân-đô-nê-diên) và Vedoid (Vê-đô-ít). Các nhà nhân chủng học phương Tây gọi là “Proto-Indochinoise” (Nguyên Đông Dương). Cho đến thời kỳ Hậu Đông Sơn, kết quả khảo cổ cho thấy di cốt tìm được đa phần là “Australoid, có vài nét Mongoloid”. Khác với các tộc người Bách Việt còn lại ở Trung Quốc hiện nay, được các nhà nhân chủng học kết luận là “Mongoloid phương Nam”. Còn dân tộc Hin-đu lại được kết luận có nguồn gốc châu Âu. Kết luận về nhân chủng học phủ quyết giả thuyết rằng người Ấn Độ (Indus) sang chiếm lĩnh Đông Dương. Các nhà khoa học nhân chủng khẳng định giống người Ấn Độ (Indonesien) có nguồn gốc Đông Dương.

Vậy có thể quy hoạch vị trí địa lý của xứ Ấn Độ gồm Việt Nam và Cămpuchia. Nơi xuất phát Văn minh Ấn Độ đồng nhất với văn Minh Đông Sơn – Sa Huỳnh. Đến đời Hán Anh Đế, lan tỏa theo hướng bắc và trung tâm thịnh giáo lớn nhất của Ấn Độ giáo là thành Liên Lâu (Bắc Ninh), đây chính là thủ phủ bộ Giao Chỉ. Năm 137, lan tỏa theo bước chân di cư của người Chàm vào Nam, rồi lan tỏa ra các “quốc đảo ngoài Thiên Trúc” ở Đông Nam Á. Từ Thiên Trúc, năm 62 Phật giáo tỏa vào Trung Quốc, rồi sau đó mới từ Trung Quốc truyền sang Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật, Triều Tiên. Con đường lan tỏa này, sự ảnh hưởng của Phật giáo tại India thực sự chỉ từ khoảng thế kỷ XI và sự phổ cập cho đến nay mới chỉ khoảng chưa đến 3% tôn giáo ở quốc gia này, cho nên không thể có chuyện gốc gác Phật giáo ở đó?

III.2. NƯỚC THIÊN TRÚC Ở ĐÂU?

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG:

- Tổng tập Văn học Phật giáo – TS Lê Mạnh Thát

- Dân tộc Chàm lược sử - Dohamide-Dorohiem

- Đông Dương ngày xưa và ngày nay - Henri-Cucherousset

- Lược sử phật giáo Ấn Độ - Thiền sư Thích Thanh Kiểm

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Hồi ký Đông Dương – Paul Dourmer

- Khảo cổ học Bà Rịa Vũng Tàu

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Bách khoa thư Văn hóa cổ điển Trung Hoa – Nguyễn Tôn Nhan

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre RE

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp (bản tiếng Pháp – Tuệ Sĩ dịch)

- Phật giáo Nam kinh tông – Thiện Hậu

- Tục cao tăng truyện

- Thiền uyển tập anh

- Luận biện chính

- A Dục vương truyện

- A Dục vương kinh

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- Lịch sử Việt Nam, Champa, Trung Quốc thời Hán – Tùy – Đường

- Hậu Hán thư

 

Ý kiến bạn đọc:
Nguyễn Văn Lương

Con chào cô, con rât thích đọc những bài viết của cô và thật sự ngưỡng mộ trí tuệ của cô. Nhưng cô cho con hỏi, hiện nay người ta đã chứng minh về mặt xét nghiệm ADN, di truyền học từ xá lợi Phật để lại so với dòng tộc Thích Ca và xác nhận Phật là 1 nhân vật lịch sử có thật sinh ra ở dòng tộc Thích Ca ở Thành Ca Tỳ La Vệ thuộc nước Ấn Độ cổ và cả những địa danh gắn liền với việc Đức Phật Đản Sinh ở Vườn Lâm Tỳ Ny, nơi Đức Phật Thành Đạo và Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn và cả các đệ tử của Ngài theo Ngài học Đạo là những người Ấn Độ có thân thế rõ ràng. Liệu có mâu thuẫn với những gì cô nói trong bài không ạ. Con thấy cái triết lý tột cùng của Đạo Phật là ở Đức Độ rất giống với triết lý nhân sinh của Việt Nam, xét về mặt giáo lý này còn hoàn toàn tin tưởng là có nguồn gốc Việt Nam, còn thân thế của Phật Thích Ca có xác nhận dựa trên yếu tố lịch sử và khoa học thì cô giải thích giúp con ạ. Ngoài ra Ngài Trần Huyền Trang cũng có dữ liệu ghi lại là ngài qua Ấn Độ học giáo Pháp của Phật ở đất nước Ấn Độ trong một ngôi trường và sau đó có ở lại giảng dạy sau đó mới quay trở lại đất nước, và ngôi trường này hiện tại vẫn còn, đó là trường Đại học Nalanda. Cô giải thích giúp con những thắc mắc trên ạ. Con cám ơn cô.

Phlanhoa phản hồi

Chào cháu,

Cô cảm ơn cháu đã đọc và cô có một đề nghị, cháu hãy đọc tiếp kỳ 3, kỳ 4 của đề tài nghiên cứu này, cháu sẽ thấy Ấn Độ là tên cổ của nước ta. Chữ Phạn là chữ viết có nguồn gốc dân tộc Chăm. Đọc hết rồ mà còn thắc mắc, cô cháu ta sẽ bàn luận tiếp nhé. 

Xác định xá lợi Phật là từ xương người thì đáng tin, nhưng xác định nguồn gốc Phật Thích Ca sinh ra ở đâu, thì tôi đang chừng minh bằng chi tiết lịch sử đó thôi ? Bây giờ tôi sẽ cho bạn xem thêm một bằng chứng từ một cuốn sách có tên là "Bụt sử lược" được in năm 1913 (hơn 100 năm) tại Sài Gòn. Trong cuốn sách này nói Phật Thích Ca là kiếp trước, còn Phật Như Lai trên đầu chúng ta ngày nay là sau Phật Thích Ca một kiếp. Sách xưa, nên có vẻ đáng tin hơn bây giờ ?  

Ấn Độ là tên cổ của chủng người có nguồn gốc trên bán đảo Đông Dương 

Nguyễn thị Bích Liên

Con chào cô, con quê ở Hải Dương và thường theo dõi những luận điểm của cô. hôm nay đọc bài này con giật mình nhớ đến 1 cuốn kinh chép tay của ông Nội con để lại. theo mọi người trong nhà thì có một thầy Pháp cao tay kết giao với ông Nội con và cho ông cuốn kinh gọi là kinh Di lạc. CUốn kinh có nói đến việc hai vị Phật ngồi thiển để ai xuống hạ giới trước nhưng lại có khác một chút. Đó là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc trong đó phật Di lặc là anh. hai người cắm 2 cây tích trượng và ngồi t hiền xem hoa trên cây trượng của ai nở trước và kết quả hoa trên cây trượng của ngài Di Lặc nở trước, tuy nhiên Phật Thích ca vì nóng lòng muốn xuống trần cứu độ nên đã lén bẻ hoa trên gậy của Phật Di lặc và gắn lên gậy của mình. khi đó Phật Di lặc nói với đệ tử rằng em ta vì nóng lòng muôn xuồng trần mà phạm lỗi nên cõi đó sẽ có trộm cướp và chúng sinh lầm đường lạc lối..............còn ta sẽ phải xuống sau để còn cứu độ chúng sinh và hoằng pháp chân chính.mà thời của phật di lặc là 3000 năm sau.Hiện cuốn kinh chép tay đó cháu cũng ko dám đọc hay phân phát cho ai. ko biết có mối liên hệ gì với lịch sử ko ạ. Rất mong cô sẽ cho cháu và mọi người được biết đâu mới là chính đạo. XIn cảm ơn cô ạ.

Phlanhoa phản hồi:

Nếu đó là cuốn kinh bằng chữ Nôm hay chữ Hán thì là tài liệu quý, còn kinh tiếng Việt thì chắc mới đây, có thể đã tam sao thất bản. Theo kinh sách nhà Phật thì Di Lặc là vị Phật đại diện cho kiếp tương lai, nên câu chuyện là phật Thích Ca. Nếu cháu về Hải Dương thì có thể ghé Bắc Ninh thăm những ngôi chùa cô kể tên trong bài viết. Tại chùa Kiến Sơ người ta bài trí như sau:

Nội điện tôn trí bảy hàng tượng. Lớp trên cùng là tòa điện chính, có bàn thờ xây cao áp vào vách,

Hàng cao nhất là tôn trí bộ Tam Thế Phật, có niên đại thế kỷ XVII. Ba pho thể hiện ba đại kiếp của Như Lai (quá khứ, hiện tại, vị lai) được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền trên ba tòa sen. Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thiếp vàng.

Hàng 2 thờ Phật A Di Đà

Hàng 3 gồm năm pho tượng, Di Lặc ở giữa

Hàng 4 là pho Quan Âm Nam Hải, 

Hàng 5 là Thích Ca

Hàng 5 tượng Ngọc Hoàng,

Hàng 7 có tòa Cửu Long.

Bên phải nội điện thờ năm vị Diêm vương


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 3: Chữ Phạn là trí tuệ của dân tộc Chăm Pa (15h: 06-03-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 4: Phật A-di-đà là ai? (19h: 02-04-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 5: Phật Thích Ca là ai? (03h: 24-10-2020)
  PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 6: Đạo và Đức, linh hồn và nghiệp chướng (09h: 20-04-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 7: Tâm pháp là gì? (19h: 11-05-2017)
 Lạm bàn về chuyện bức thư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị cấm đốt vàng mã tại chùa. (17h: 23-02-2018)