Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 3: Chữ Phạn là trí tuệ của dân tộc Chăm Pa
 
(15h: 06-03-2017)
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM  - Kỳ 3: Chữ Phạn là trí tuệ của dân tộc Chăm PaBài viết của Phan Lan Hoa
***
Tài liệu tham khảo: Ngoài lịch sử Nam Việt, lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Hoa các triều đại Hán, Tần, Tùy, Đường, tôi đã đọc không biết bao nhiêu bộ kinh sách của nhà Phật mà kể, cũng như rất nhiều tài liệu viết về dân tộc Chămpa, nếu liệt kê danh sách tài liệu tham khảo thì chắc là sẽ dài hơn nội dung bài viết. Cảm nhận của tôi Chămpa là một nền văn minh vĩ đại của thế giới. Bởi vậy rất mong các nhà nghiên cứu chú tâm đặc biệt nền văn hóa này.

  

ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC

CHƯƠNG III.

ĐỊNH HÌNH XỨ ẤN ĐỘ - THIÊN TRÚC VÀ NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Độc giả đọc sử Phan Lan Hoa

*** 

III.3. CHỮ PHẠN CÓ NGUỒN GỐC HỒ TÔN

Có 5 thứ giá trị hàng đầu của Phật giáo Nguyên thủy mà Việt Nam và Campuchia đang nắm giữ có thể chứng minh một cách miễn bàn cãi rằng Phật giáo có nguồn gốc Việt Nam.

1. Bia đá Cát Cạnh là tấm bia đá khắc bằng chữ Phạn cổ nhất cho đến hiện tại.

2. Phật Thích Ca và A Di Đà đều là người Việt Nam (tôi sẽ trình bày ngay sau chương này.

3. NGHĨA TÚC KINH là bộ kinh cổ nhất của Phật giáo Ấn Độ và tôi đã chứng minh ở các chương trước xứ Ấn độ tức là Việt Nam và Campuchia. Chính là 15 kinh đã nói trong câu chuyện Đàm Thiên, được lưu truyền ở chùa Pháp Vân, thành Liên Lâu (Bắc Ninh).

4. Chùa Hương tích ở Hà Tĩnh và Chùa Pháp Vân ở thành Liên Lâu ở Bắc Ninh, là 2 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất thế giới. Trong đó, chùa Hương Tích là nơi xuất xứ của Kinh Dược Sư và nơi Phật bà trăm tay nghìn mắt hóa Phật. Còn chùa Pháp Vân là nơi lưu truyền Nghĩa Túc Kinh.

5. Angko wat là công trình kiến trúc Ấn Độ giáo vĩ đại nhất.

Các sách chính sử Việt Nam và Trung Quốc đồng chép, sau khi Khu Liên lập nước Lâm Ấp, bấy giờ quốc thư trao đổi của Lâm Ấp với nhà Tùy thời đó được viết bằng Hồ tự thay vì chữ Hán. Hồ tự là tiền thân của chữ Phạn. Chữ Phạn sau trở thành chữ viết chính thức của các triều vương Lâm Ấp từ đó. Các bi ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn.

Tôi muốn nhấn mạnh chữ Phạn (), cũng được đọc là Phạm. Vua đời thứ hai của Lâm Ấp là cháu ngoại Khu Liên, khi nối ngôi lấy hiệu là Phạm Hùng (Phạn Hùng). DÂN TỘC CHÀM LƯỢC SỬ chép, tên cổ xưa của dân tộc Chàm là Nô-sơ-ri-oan-à-tì-cha-ná-chá. Vương quốc này sau đổi tên là Hồ Tôn. Cổ sử Việt Nam chép, Lạc Việt "phía nam giáp Hồ Tôn. Hồ Tôn cũng chính là vùng đất khởi binh chống lại nhà Hán lập nên Lâm Ấp. Tại chương định hình dân tộc Việt Thường, tôi đã chứng minh nước Hồ Tôn chính là vùng đất nam Hà Tĩnh. Thành Khu Túc của Lâm Ấp ở đâu đó trong huyện Tị Ảnh, tức Thạch Hà, Hà Tĩnh ngày nay.

Theo “Truyền đăng lục”, người được phong hiệu thụy là Phật có trên ngàn vị. Phật ở Việt Nam hiện nay đang phụng thờ tôn kính có ba vị: Thích-Ca-Mau-Ni, A-Di-Đà và Như-Lai-Cồ-Đàm. Song hiện đang có sự nhầm lẫn tai hại. Các sách sử nhà Phật dường như không hề được đọc cẩn thận, cho nên đổ dồn lai lịch cả ba Phật vào làm thành mỗi một hình tượng Tất Đạt Đa. Lý sự lung tung cả, chỗ này thì chép Phật con vua Phạn Tịnh, chỗ kia lại ra con vua Bạch Tĩnh? chỗ này đề dòng họ Sát Lợi, chỗ kia lại chép Cồ Đàm?

Dưới đây là bức tranh chữ Phạn trên các bi ký ở đất Chàm và trong hang núi Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, đem so sánh với văn tự cổ Indus (hình đầu tiên góc trên bên trái) sẽ thấy mẫu tự bi ký khác nhau hoàn toàn. Bia Võ Cạnh, hiện được đánh giá là bia đá khắc chữ Phạn cổ nhất hiện nay, vào khoảng thế kỷ thứ III.

VÀI DÒNG TÓM TẮT LỊCH SỬ RA ĐỜI VƯƠNG QUỐC CHĂM PA:

Từ nửa thế kỷ thứ hai, cư dân ở cực nam quận Nhật Nam trở nên khó trị. Liên tục nổi lên chống lại nhà Hán. Năm 192 (sử Trung Quốc chép là năm 137), con quan Công Tào tên là Khu Liên nổi loạn chiếm cứ đất đai ở huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, lập nên nhà nước Lâm Ấp. Đất này xưa là đất Hồ Tôn Tinh. Hán Triều cử quan quân từ hai quận Giao Châu và Cửu Chân đến Nhật Nam để dẹp biến loạn. Song thái thú hai quận này lúc ấy là người Lạc Việt, nên không những không dẹp, còn hùa với Khu Liên làm loạn. Điều đó cho thấy bởi vì khởi sử Chăm Pa là hậu duệ của Lạc Việt. Trong tiềm thức người Lạc Việt không cam chịu làm thuộc địa phương Bắc.

Khu Liên sau khi khởi dựng nền móng, thì người kế nghiệp là cháu ngoại, lên ngôi lấy hiệu là Phạm Hùng (Phạn Hùng). Họ Phạm Việt Nam khởi dòng từ đó. Ngay tại kỷ nguyên Phạm Hùng trị vì, văn hóa Ấn Độ giáo (Indonesien) vốn đã có mặt tại Giao Châu từ trước đó khoảng 1500 năm.

Đó là chưa kể tên của nhiều vị vua Chàm trùng với tên các vị bồ tát trong thế giới Phật giáo. Vị vua thứ năm của Lâm Ấp có hiệu là Phạm Phật. Có hai vị khác đều lấy hiệu là Nhân-đà-la-đạt-ma, có vị là Chế A-nan-đà, có vị là Chế Năng (Huệ Năng), Chế-đa-la, Bà-khắc-lượng-như-lai, vv.... Kandapurpura một trong những kinh đô của Lâm Ấp được dịch nghĩa là “đô thị Phật”.

Cũng cần biết thêm, tôn hiệu của các quân chủ Champa được sử chép là khởi nguyên từ truyền thống Ấn Độ giáo, gồm có tiền tố, trung tố, hậu tố (tước, hiệu và thụy). Tiền tố gọi là tước. Ví dụ tước thường là Jaya (जय / 勝利) nghĩa là thắng lợi, Maha (महा / 偉大 ) là vĩ đại, Sri (श्री / ) là đấng. Như vậy, hậu duệ của Lạc Việt khi thiết lập vương quốc Lâm Ấp (tiền Chămpa) và vương quốc Kampuja (Cămpuchia) đã đem theo Ấn Độ giáo từ quê cha đất tổ tới vùng đất mới để làm nền tảng giáo dục nhân dân.

Năm 415, quân Lâm Ấp bắc tiến đánh cướp Giao Châu. Song vua của Lâm Ấp bấy giờ là Địch Chớn, vốn dĩ là người có đam mê văn hóa, gặp dòng thiền Ấn giáo ở Giao Châu, liền thấy đắc tâm, bèn tính chuyện nhường ngôi cho cháu là Địch Khải để sang Giao Châu sống những ngày cuối đời. Sự việc này, DÂN TỘC CHÀM LƯỢC SỬ chép rằng ngoài Địch Chớn, còn có một công chúa nước Chàm cùng đi tu ở Ấn Độ. Đây cũng là thêm một chứng cứ Ấn Độ bấy giờ là Giao Châu.

Dưới thời vua Phạm Phạn Chí trị vì (577-629), văn hóa Lâm Ấp phát triển rực rỡ, lan rộng khắp Đông Nam Á. Năm 598, nhà Tùy xâm chiếm Lâm Ấp, chia Lâm Ấp thành ba quận (Châu Hoan (Tỷ Cảnh), Châu Ái (Hai Âm), Châu Trong (Khương). Phạm Phạn Chí lánh nạn vào Quảng Nam lập quốc gia mới, lấy tên Chămpa. Như vậy giai đoạn này, Lâm Ấp đã chiếm được cả Thanh Hóa. Phạm Chí là một vị Phật trí tuệ, được nhắc đến rất nhiều trong "Nghĩa túc kinh" đồng thời trong các câu chuyện tăng sư của thành Liên  Lâu.

TỤC CAO TĂNG TRUYỆN, chép rằng năm 62, có hai vị Phạm tăng từ Thiên Trúc sang Trung Quốc truyền giáo. Hai vị này nói với vua Tùy rằng: “Đất nước chúng tôi hơn một ngàn năm trăm năm đều có Phật trị vì...”. Suy ra, Phật giáo tồn tại cùng thời điểm lịch sử của Văn minh Đông Sơn – Sa Huỳnh. Đây là mốc lịch sử mà India không thể có.

Sách BỤT SỬ LƯỢC BIÊN THIỆT TRUYỆN – xuất bản 1913 tại Sài Gòn, mô tả rằng khi Cồ Đàm Bụt quay về quốc vương của mình là Ca-duy-la -Việt-quốc. Những người nam giới trong quốc gia hầu hết lũ lượt theo Bụt lên chùa tu thân. Đàn bà thấy thế cũng không chịu thua kém, bèn cầu xin nhà vua cho lập chùa sư nữ để tu hành. Do đó mà Phật giáo nguyên thủy ở Việt Nam luôn có hai loại chùa dành cho sư nam và sư nữ. Việt Nam có Phật và Phật Bà, khác với Đại Thừa ở Trung Quốc chỉ có trai tịnh. Xứ ấy cũng chỉ có Tổ chứ không có Bụt (Phật).

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG:

- Tổng tập Văn học Phật giáo – TS Lê Mạnh Thát

- Dân tộc Chàm lược sử - Dohamide-Dorohiem

- Đông Dương ngày xưa và ngày nay - Henri-Cucherousset

- Lược sử phật giáo Ấn Độ - Thiền sư Thích Thanh Kiểm

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Hồi ký Đông Dương – Paul Dourmer

- Khảo cổ học Bà Rịa Vũng Tàu

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Bách khoa thư Văn hóa cổ điển Trung Hoa – Nguyễn Tôn Nhan

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre RE

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp (bản tiếng Pháp – Tuệ Sĩ dịch)

- Phật giáo Nam kinh tông – Thiện Hậu

- Truyền đăng lục

- Tục cao tăng truyện

- Thiền uyển tập anh

- Luận biện chính

- A Dục vương truyện

- A Dục vương kinh

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- Lịch sử Việt Nam, Champa, Trung Quốc thời Hán – Tùy – Đường

- Hậu Hán thư

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 4: Phật A-di-đà là ai? (19h: 02-04-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 5: Phật Thích Ca là ai? (03h: 24-10-2020)
  PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 6: Đạo và Đức, linh hồn và nghiệp chướng (09h: 20-04-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 7: Tâm pháp là gì? (19h: 11-05-2017)
 Lạm bàn về chuyện bức thư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị cấm đốt vàng mã tại chùa. (17h: 23-02-2018)