Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 7: Tâm pháp là gì?
 
(19h: 11-05-2017)
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 7: Tâm pháp là gì?Bài viết của Phan Lan Hoa
Nguồn ảnh: vi.wikipedia.org
Bụt dạy: Khai mở được chân tâm thì Bụt ở trong tâm. Vậy thì có thể kết luận Bụt là nguồn năng lượng nguyên khí siêu nhiên của Thiên – Địa – Nhân và Vạn vật hòa hợp. Cho nên trong nguồn năng lượng siêu nhiên có các siêu sóng linh hồn Tiên Tổ của chúng ta vận động thường hằng. Trí tuệ và hào khí một dòng tộc, một dân tộc, đều tập trung ở đó cả. Rèn luyện thân thể tốt, ta thời sẽ lĩnh hội được nó.
Tâm pháp chỉ có vậy! Lĩnh hội được hay không là do ý chí của bạn!

 

 

PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM

Kỳ 7 - Tâm pháp là gì?

                                                                                                       Phan Lan Hoa

***

Các nhà Phật học thế kỷ hai mốt đều nhất loạt nói giống như nhau:

- Đỉnh cao của Đạo Phật là tuệ.

Tôi nói:

- Tâm pháp của Phật là đạođức

Các nhà Phật học thế kỷ hai mốt lại nói:

- Giác ngộ là tuệ

Tôi nói:

- Giác ngộ nhờ đức

Đức là đức tính, mà đã là đức tính thì có tất thảy tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố... Khi đấng tạo hóa ra con người có bấy nhiêu đức tính, hẳn là có mục đích vì đạo và vì lợi ích riêng của con người. Cho nên con người không nên từ chối, chẳng nên xấu hổ, cũng chẳng nên hô hào bài trừ bất kỳ đức tính nào, vì nó vốn là pháp để hành đạo không thể từ bỏ.

Nhưng Lão Tử lại nói: “Cái gì thái quá cũng trở nên bất cập ngay sau đó”. Cho nên người có đức là người biết cách trung dung, để tất thảy đức tính đều có ích, chỉ cần thế thôi thời ta là người đã sống đúng đạo. Mà sống đúng đạo, ta là người ngộ đạo.

Tuệ là trí tuệ, là đỉnh cao tham vọng về trí thông minh của con người, trong khi đạo luôn luôn vận động không ngừng, không có chỗ nào là đỉnh. Do đó đặt tuệ làm tiêu chuẩn giác ngộ ta sẽ chẳng bao giờ giác ngộ được điều gì. Bằng chứng là cứ mãi loanh quanh vào chữ tuệ, các vị thậm chí không biết nguồn gốc Phật từ đâu cho dù mô Phật quanh năm?

Trong tuệ có ngu, trong họa có phúc, trong vui có buồn, trong yêu có ghét, các thứ ấy đều không có đỉnh. Cho nên, nếu ta cứ cố tỏ ra mình tuệ mẫn một cách thái quá, ta tự biến mình thành kẻ kiêu ngạo. Kiêu ngạo là một đức tính thuộc ngu.

Tâm pháp là gì?

Tâm là trung tâm, là cốt lõi bên trong, là tinh chất của sự sống. Tinh chất của sự sống mà tốt thì bản chất tốt, năng lượng chính đạo làm chủ tâm khí; tinh chất không tốt thì bản chất biến hóa, năng lượng tà đạo làm chủ tâm khí. Khi năng lượng chính đạo làm chủ tâm khí thì con người luôn luôn trong trạng thái tích cực (khỏe mạnh, ôn hòa, minh mẫn...); khi năng lượng tà đạo làm chủ tâm khí, thì con người luôn luôn trong trạng thái tiêu cực (đau ốm, cáu bẳn, ngu si...). Cho nên ta phải biết cách để giữ được chính khí trong tâm, đó gọi là tâm pháp. Điều khiển được tâm pháp, thời Bụt đã trong tâm.

Khi ta mở to đôi mắt, ta nhìn thấy ánh sáng và bóng tối thường hằng bằng mắt; Khi ta khép đôi mắt lại, ta nghe thấy dòng chảy năng lượng siêu nhiên đang chuyển động trong ta bằng tâm can. Cho nên ta phải đặt ý chí rèn luyện sao cho mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều trở thành một cái lỗ mũi có thể hít thở thần khí của Thiên – Địa. Làm cho cơ thể ta giống như ngôi nhà có ngàn cửa sổ, tâm ta giống như căn nhà rỗng, gió lùa vào cửa này lại ra cửa kia. Thiên phong, Địa phong, lớp trước dẫu mang bụi đến, lớp sau lại thổi bay đi, tâm ta còn lại vẫn chỉ là ngôi nhà rỗng như ban đầu mới xây, tràn đầy tươi mát.

Thủy sinh khí là nguyên lý vận động của Ngũ hành, nước lên gió nổi, gió thổi nước xuôi dòng, vận động không ngừng. Hệ thống kinh mạch lạc do vậy mà được khai thông hoàn toàn, mang phù sa bồi đắp, mỗi tế bào đều có sức sống, thịt da màu mỡ. Rèn luyện thân thể là pháp đầu tiên, mà cũng là tâm pháp để dẫn dụ một người bình thường gần với đạo hơn. Khi một người khai mở được thân thể, tự nhiên sẽ cảm nhận được rằng năng lượng siêu nhiên là có thật, điều mà người bình thường không năng rèn luyện tâm pháp, chỉ mơ hồ nửa tin nửa ngờ cho đến suốt đời. Mỗi khi đã cảm nhận rõ rệt được năng lượng siêu nhiên vận hành trong cơ thể mình, thời ta đủ căn cứ để đặt đức tin vào đạo, đó là bước đi tiên quyết để khai sáng đức tâm.

Con người có rèn luyện tâm pháp khác với con người bình thường ở chỗ: Con người có tâm pháp thì vô thường bên trong, hữu thường bên ngoài; con người không rèn luyện tâm pháp thì vô thường là chốn vời xa không tưởng ở kiếp này. Khác nhau giữa giác ngộ và chưa giác ngộ chỉ có vậy mà thôi!

Nếu tâm ta là một ngôi nhà rỗng, thời mọi thứ tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dẫu có đến rồi sẽ lại đi, cuộc sống ta cân bằng giá trị mọi đức tính. Không tham tiền không thể thành thương lái, nhưng sự đời tham quá thì thâm. Khai mở đức tâm cho nó thành cái nhà rỗng, thì tham đến dễ mà đi cũng dễ, nó không đọng lại lâu khiến cho ta bị tham thái quá. Tham không thái quá thì thâm cũng chẳng có cớ chi để thái quá. Những đức tính khác cũng đều như vậy, thứ này không thái quá thì thứ đối lập nó cũng không thái quá, nhờ đó mà ta giữ được đạo.

Bụt dạy: Khai mở được chân tâm thì Bụt ở trong tâm. Vậy thì có thể kết luận Bụt là nguồn năng lượng nguyên khí siêu nhiên của Thiên – Địa – Nhân và Vạn vật hòa hợp. Cho nên trong nguồn năng lượng siêu nhiên có các siêu sóng linh hồn Tiên Tổ của chúng ta vận động thường hằng. Trí tuệ và hào khí một dòng tộc, một dân tộc, đều tập trung ở đó cả. Rèn luyện thân thể tốt, ta thời sẽ lĩnh hội được nó.

Tâm pháp chỉ có vậy! Lĩnh hội được hay không là do ý chí của bạn!

Kỳ sau: Tu tập 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Lạm bàn về chuyện bức thư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị cấm đốt vàng mã tại chùa. (17h: 23-02-2018)