Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 5: Phật Thích Ca là ai?
 
(03h: 24-10-2020)
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 5: Phật Thích Ca là ai? Bài viết của Phan Lan Hoa
***

 

 

ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC

CHƯƠNG III.

ĐỊNH HÌNH XỨ ẤN ĐỘ, THIÊN TRÚC VÀ NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Độc giả đọc sử Phan Lan Hoa

***  

III.4. PHẬT THÍCH CA LÀ AI?

Làng Thổ Hà (Việt Yên – Bắc Giang), là một ngôi làng cổ, nằm trong đất xưa của thành Liên Lâu, kinh đô của nước Giao Chỉ. Cả một vùng văn hóa cổ đại mang tầm di sản văn hóa thế giới, cần phải có chính sách bảo tồn đặc biệt. Bởi vì miền đất này, mỗi gốc cây, ngọn cỏ, sông, núi đều lấp ló viễn cảnh nhập niết bàn của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Phật A Di Đà. Nếu có chăng gốc cây hoa cổ thụ, nơi đức Phật tạ thế, nó chắc chắn phải ở trên đất Lạc Việt. Trong đó làng Thổ Hà ghi nhận là nơi Phật Thích Ca về trời trong năm sắc rồng bay.

Ngày nay, du khách đến Thổ Hà du lịch cũng nhiều, liệu có ai có chút thắc mắc nào không?

- Tại sao Thành hoàng bản xứ làng Thổ Hà là Lão Tử, mà đình làng, chùa làng lại bài trí hành lang bằng những viễn cảnh Phật Thích Ca ra đời? Câu đối cũng chỉ ca tụng Thích Ca Mâu Ni và Đạo Đức Kinh?

- Tại sao gia phả của làng ghi chép Lão Tử sinh ra từ bên hông của mẹ giống như Phật Thích Ca làm vậy? Tại sao Phật giáo lại có thuyết LÃO TỬ HÓA HỒ KINH (老子化胡經)?

          - Tại sao Lão Tử là bậc trưởng bối sinh ra Đạo giáo, mà lại luôn được đề cập đến trong các đề tài văn học Phật giáo? Tại sao CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC lại xếp vị tổ sư của Đạo giáo thành vị Phật thứ 7 trong danh sách 7 Phật, 52 Tổ của Phật giáo?

Quá nhiều nút thắt cần phải gỡ trong câu chuyện Lão Tử và tôi sẽ thuyết phục phật tử bắt đầu từ những câu đối treo trong đình làng Thổ Hà!

Không chỉ trong chùa Thổ Hà (Đoan Minh Tự), từ tòa Tam bảo, hai dãy hành lang dẫn lối vào động Tiên, là nơi ghi lại viễn cảnh đức Phật Thích Ca từ lúc mới sinh ra, lúc trưởng thành cho tới khi lìa bỏ kinh thành vào động tu hành, đến khi đắc đạo; Mà đình làng Thổ Hà – nơi thờ tự vị Thành Hoàng có tên Lý Bá Dương, các câu đối trong đình cũng một mực nhắc tên Thích Ca và Đạo Đức Kinh. Có ba cặp câu đối đáng bàn, nội dung như sau:

,

,

( , , , )

Phiên âm:            

“Do Chu hất kim, nhất kinh truyền đạo đức

Tại Hà chi hĩ, vạn cổ chấn anh linh”

(Bảo Đại, Tân Tỵ, mạnh xuân tân tạo, bản xã thượng đẳng đồng phường cung tiến)

Tạm dịch:

Từ đời Chu đến nay, một bộ kinh truyền đạo đức

Tại bến sông Vân Hà, muôn thuở chấn động anh linh

(Tháng 1 năm Tân Tỵ niên hiệu Bảo Đại – 1941 tạo mới, các phường giàu có trong xã ta cung tiến)

***

,

,

( , )

Phiên âm:

Huyền tham Thích điển công tỉ Ni Sơn, Đạo Đức nhất kinh truyền chí bảo
Quyết bản Khương công thuật khai Hoàng Thạch, Thần Tiên chung cổ hiển linh tung

(Tân Tỵ thu, bản xã Tư Cấp phường cung tiến)


Dịch:


Huyền diệu vào tích Thích Ca, công đức như núi Vô Sơn, Đạo Đức kinh một bộ truyền báu vật.
Phù quyết gốc từ Khương Công, pháp thuật mở tảng Đá Vàng, thần tiên tự cổ xưa sáng dấu linh.

 (Mùa thu năm Tân Tỵ, phường Tư Cấp xã ta cung tiến)

***

, ,

, ,

( , , )

Phiên âm:

“Đẳng Thích Già nhân tế quần sinh, Phật pháp thiên cổ, thần tiên thiên cổ

Dữ Khổng thánh công thùy vạn thế, xuân thu nhất kinh, đạo đức nhất kinh”

(Thành Thái, Nhâm Dần niên tạo, bản xã nhân cung tiến)

Tạm dịch:

Đẳng Thích Già nhân tế chúng sinh, Phật pháp muôn thuở, Thần tiên muôn thuở.

Cùng đức thánh Khổng Tử công lưu muôn đời, Xuân Thu nhất kinh, Đạo Đức nhất kinh

(Năm Nhâm Dần niên hiệu Thành Thái tạo, người bản xã cung tiến)

          Tư Mã Thiên sử ký là cuốn sử ký đầu tiên của Trung Quốc viết về Lão Tử, nhưng độ dài không quá hai trang sách và Tư Mã Thiên không chắc chắn được Lão Tử thực sự tên gì, sinh ở đâu. Hết nghi ngờ Lão Tử là Lý Nhĩ, Lý Bá Dương, là người trông coi thư viện. Sau lại đưa ra giả thiết là Thái tử Đàm của nhà Chu. Bởi vì thái tử Đàm muộn hơn thời gian Khổng Tử qua đời những 129 năm, cho nên Tư Mã Thiên kết luận chương viết của mình rằng người đời đồn đại Lão Tử sống thọ tới 200 tuổi?

          BKT VĂN HÓA CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC chép: “Lão Tử được coi là tác giả của bộ sách 5000 chữ: LÃO TỬ (sau này đổi tên là ĐẠO ĐỨC KINH). Truyền thuyết Lão Tử sống đến 160 tuổi, hoặc 200 tuổi, có người lại coi Lão Tử là Lão Lai Tử (莱子), hay Thái Tử Chiêm ( 太子薝)…”.

          Có hai sự việc cần bàn trong đoạn văn này:

- Bộ sách 5000 ngàn chữ ban đầu có tên là LÃO TỬ, sau được đổi tên là ĐẠO ĐỨC KINH. Nghĩa rằng phải hiểu Lão Tử là tên sách, không phải tên tác giả. Rốt cuộc vẫn là rối ren do dịch thuật. Đáng nhẽ ra phải dịch là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã viết Lão Tử Kinh 5000 chữ, về sau đổi tên là Đạo Đức Kinh. Lão Tử Kinh được chia làm 2 quyển: quyển thượng là Đạo Kinh gồm 37 chương, quyển hạ là Đức Kinh gồm 44 chương. Vậy tác giả của bộ sách LÃO TỬ là ai, thì câu đối trong đình làng Thổ Hà đã trả lời rằng đó là đức Phật tôn kính Thích Ca Mâu Ni! 

- Lão Tử là Thái tử Chiêm; rồi Lão Tử lại là Thái tử Đàm; rồi lại là Lão Lai Tử. Chữ Chiêm () trong Chiêm Thành, Chữ Đàm trong tên Cù Đàm ( ), chữ Lai () trong tên Như Lai. Có lẽ trí giả Trung Quốc bị nhầm lẫn hai đức Phật là Thích Ca Mâu Ni và Như Lai Cù Đàm thành một? Rất nhiều sách Trung Quốc thể hiện điều đó. Sách Việt Nam do viết theo Trung Quốc, nên cũng nhầm lẫn giống vậy.

Nhân bàn chữ Chiêm (), là tên một loài hoa mà sử sách Phật giáo mô tả là một loại cây thân gỗ cao lớn, cành lá sum suê, có hoa màu vàng nhạt, hương thơm nồng, đó chính là hoa ngọc lan. Một loài hoa mà người Giao Chỉ và người Chiêm Thành luôn trồng trong chùa, không hề là hoa màu đỏ sậm như dạo gần đây ở đâu nảy nòi ra? Lịch sử Phật giáo chép rằng có bốn Đức Phật hóa cõi niết bàn dưới gốc cây Chiêm.

Theo THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ, thì bước chân tu hành của đức Phật Thích Ca xuất phát từ Thiên Trúc, đi qua hầu hết các nước Đông Nam Á và  Quảng Đông (Trung Quốc), cho đến Tây Tạng. Sách này chép: “Ngài Tuệ Nghiêm đáp rằng: “Tại nước Thiên Trúc đến ngày Hạ chí tại phương giữa không ảnh bóng, điểm gọi là trung bình của đất trời…”. Đây chính là mô tả về huyện Tị Ảnh, quận Nhật Nam đời Hán, tức là chỗ núi Quỳnh Viên Nam Giới, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh ngày nay. Câu chuyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung theo Thiền sư Ngưỡng Quang học đạo cũng chính núi này và đó là câu chuyện cổ nhất của Phật giáo.

Có thể trên bước đường vạn dặm tu hành, Thích Ca Mâu Ni đã đến Chu quốc, giả làm một chức quan quèn trông coi thư viện, mục đích là để lục tìm chân lý từ kinh sách nước này? Khi Khổng Tử đến nước Chu, dường như không phải để tìm gặp Lão Tử, mà là tìm những người ở nước Chu từng viết sách kinh lễ. Do thái độ Khổng kiêu ngạo và vì Khổng không biết rằng Thánh nhân đang ở ngay trước mặt mình, nên Thích Ca Mâu Ni đáp lời Khổng:

Những người ông hỏi đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bông xoay chuyển. Tôi nghe nói, người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến kẻ gian thấy dường như không có. Người quân tử có đức tốt, thì diện mạo dường như ngu si…”

Thái Thượng Lão Quân, không phải là một chức danh tự xưng, hay do ban thưởng mà có được. Phép tắc của xã hội phong kiến cổ xưa, quân là vua, thái thượng lão quân là cha của vua. Hơn nữa, lịch sử Phật giáo chép rằng các vị Phật đều sinh ra từ dòng dõi vua chúa. Từ đó suy ra, Thích Ca Mâu Ni xuất thân là một bậc quân vương, chẳng qua ngài vì chủ trương “vô vi” mà giả ngu, khiến cho Khổng Tử không thấy được hết chân nhân, dù trong lòng có chút ngờ vực.

Sách sử nhà Phật chép rằng Thích Ca là thái tử con vua Tịnh Phạn, mẹ thuộc dòng dõi Bà La Môn. Sau khi bước chân tu hành trải qua hơn 100 nước lớn nhỏ thì quay về Tổ quốc. Làng Thổ Hà nói rằng Thành hoàng làng của họ đã nhập niết bàn trong một bữa tiệc khoản đãi làng, vào thời Thục An Dương Vương, để lại 5000 ngàn chữ Đạo Đức Kinh ở đó. Vậy thì phải hiểu rằng, Thích Ca sinh ra ở đất Lạc Việt vào cuối thời Hùng Vương vậy.

Lại còn có thuyết Lão Tử hóa Hồ Kinh (老子化胡經), thuyết sách Trung Quốc chép rằng, sau khi rời Chu Thị, Lão Tử đến nước Hồ Tôn dạy cho dân cách tu luyện đề thành phù đồ (Bụt đà). Câu chuyện này có lẽ nên hiểu, Đạo Đức Kinh = Hồ Kinh = Lão Tử kinh.

Tình tiết của cổ sử dường như là có thực. Chỉ là người đời sau do nghiên cứu không thấu đáo. Lẫn lộn từ nhiều nguyên do, nhầm các địa danh trùng tên, nhầm người trùng tên, nhầm chức danh địa vị trùng, vv… thành ra rối ren.

Lấy một ví dụ: THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ chép: “"Thủy Kinh Chú nói rằng: “Gò Vô Nhiệt Nào tức là núi Côn Lôn”. Phù Nam Truyện nói rằng: “Núi A-Nậu-Đạt tức là núi Côn Lôn”. Mục Thiên Tử Truyện nói rằng: “Gò Côn Lôn trong biển…”.

Bước chân tu hành của Thích Ca Mâu Ni rất rộng, có lẽ đã đi qua tới ba vùng miền có cùng tên là Côn Lôn: Một là Dãy Côn Lôn ở Trung Quốc; hai là ngọn núi có tên là Côn Lôn, của nước Côn Lôn, thuộc đất Phù Nam; ba là quần đảo Côn Lôn của Việt Nam hiện nay.

Thái tử Đàm, không phải thái tử nước Chu, bởi thái tử nước Chu hà cớ lại chịu làm chức quan nhỏ bé, trông coi thư viện nước mình? Mà có lẽ đó cũng là Thái tử Chiêm, cũng là vị Thái tử của nước Ca-duy-la-Việt-quốc - Người mà trong BỤT SỬ LƯỢC BIÊN THIỆT TRUYỆN mô tả là đã từ bỏ ngôi vị để bước vào thế giới tu hành và trở thành đức Phật Như Lai Cù Đàm về sau.

Trên con đường tu thành chính quả, không chỉ Thích Ca Mâu Ni, mà Như Lai Cù Đàm cũng từng theo dấu chân xưa của Thích Ca Mâu Ni. Có lẽ cũng đã từng ghé qua kho sách sử nước Chu? Nên ở Trung Quốc mới có những ghi chép rằng Như Lai Cù Đàm là sự giáng thế trở lại của Thích Ca Mâu Ni.

Sự việc có lẽ nên tính từ thời điểm Việt Thường Thị cử sứ giả sang Chu Quốc giao lưu học hỏi. Sau khi có mối hòa hảo hai nước, thì các đạo sĩ Thiên Trúc đã trên tầng cây số, du hành vào đất Chu. Như vậy có thể thấy sự nhầm lẫn thân thế giữa hai đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Như Lai Cồ Đàm. Lịch sử Phật giáo chép rằng chính Phật Thích Ca đã dự đoán rằng sau 100 năm, tại Ca-duy-la-Việt-quốc sẽ có hiện tượng Bụt xuất thế. Thái tử Đàm được chép là sau Khổng Tử mất 129 năm. Rõ ràng thông tin có sự tương đồng về thời điểm lịch sử.

BỤT SỬ LƯỢC BIÊN LIỆT TRUYỆN chép:

“… Chuyện nầy đã cách xa lâu đời lắm, trước ngày Bụt giáng sanh, có một ông Bồ-tát tên là Thakiamouni (Thích-ca-mâu-ni) là cổ Bụt trước Gaudama Bụt (Cồ Đàm Bụt). Thích-ca-mâu-ni khi ấy truyền đạo cho các chúa xứ Ca-duy-la-việt và tiên truyền rằng ngày sau lâu xa trong thánh quốc Ca-duy-la-việt nầy sẽ có Bụt Bồ-tát chí tôn giáng trần…”

          Để hiểu được cái lý lẽ cho ra trò, trước hết cần giải nghĩa Phật giáo là gì?

          Thiền sư Thích Nhất Hạnh, lúc dịch NGHĨA TÚC KINH  là bộ 15 kinh cổ nhất của Phật giáo đã gọi tên là BỤT ĐẠO NGUYÊN CHẤT. “Phật” là phiên âm Hán “Buddha” từ tiếng Phạn mà ra, nghĩa là Bụt-đà, hoặc  Bụt già. Phật giáo tức là Bụt Đạo trong tiếng Việt ta. Cho nên không có cái gọi là Tam giáo gì cả đâu, tất cả đều là Đạo giáo.

Không nhiều lời, chỉ 5000 chữ thôi, nhưng LÃO TỬ KINH     bao gồm hai nội dung: Đạo KinhĐức Kinh, mà trong đó “Đạo là quy luật vận hành của vũ trụ, còn Đức là phép ứng xử của vạn vật để duy trì Đạo”. Tư tưởng đó bao trùm vũ trụ, cho nên nó bao trùm không gian và thời gian. Thích Ca Mâu Ni là một nhà triết học lỗi lạc xuyên suốt lịch sử. Lãnh đạo mà như không lãnh đạo, mà lãnh đạo cả vũ trụ đi vào trật tự. Chỉ tiếc rằng hậu duệ đời sau chưa ai thấu hiểu được Ngài. Nhiều đạo sĩ thậm chí còn xuyên tạc lý thuyết của ngài thành trò ma quỷ, cốt để khoe tài mình và lọc lừa thiên hạ.

Khổng Tử chẳng qua cũng được CAO TĂNG DỊ TRUYỆN của Trung Quốc liệt vào danh sách cao tăng Trung Hoa. Chỉ là trên con đường tu tập,  vì tham vọng của Khổng Tử phục vụ cho chính trị, nên kinh lễ của Khổng đi sang một tư tưởng khác “Trị quốc - Bình thiên hạ”. Đấy không gọi là Đạo được, mà chỉ là Đức hành xử của người quân tử để duy trì xã hội. Cho nên gọi là Khổng Đức thì mới chuẩn. Mà nội dung của Khổng Đức mục đích nhỏ, chỉ phục vụ cho chế độ cai trị phong kiến, cho nên nội dung còn chưa bao trùm được Đức hành xử của vạn vật, thì làm gì mà sánh ngang ĐỨC KINH của Thích Ca Mâu Ni cho được? Nói gì cả Đạo Kinh?

Nguyên do của sự phân chia thành hai thuyết Đạo giáo và Phật giáo là từ Trương Đạo Lăng, đời Đông Hán. Vị này tự sáng lập ra Chính Nhất Đạo ở Trung Hoa, nhưng lại truy tôn Lão Tử làm hàng giáo tổ. Thực ra dòng Chính Nhất Đạo này nội dung toàn là trừ tà diệt quỷ, chả dính dáng gì đến nội dung triết học vũ trụ trong LÃO TỬ KINH cả?

Thích Ca Mâu Ni chỉ để lại trên thế giới loài người 5000 chữ thôi, tất cả lý thuyết Phật giáo còn lại đều do người đời sau biên soạn. Cho nên muốn thấu hiểu lời răn dạy của đức Phật, thời phải quay lại cái gốc ban đầu là 5000 ngàn chữ trong cuốn ĐẠO ĐỨC KINH. Hiểu hết 5000 chữ ấy, thời quý vị giác ngộ. Không có sự hoang đường nào trong LÃO TỬ KINH cả, chỉ là sách luân lý, dạy con người thấu hiểu về vũ trụ, từ đó biết đặt ra phép tắc ứng xử phù hợp để chống chọi tốt nhất với thiên nhiên, duy trì cuộc sống. Hậu duệ ngu muội làm loạn xã hội, khiến cho đầy rẫy tà quỷ vô hình ở trong tâm tưởng.

III.5. PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI?

          ***

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG:

- Tổng tập Văn học Phật giáo – TS Lê Mạnh Thát

- Dân tộc Chàm lược sử - Dohamide-Dorohiem

- Đông Dương ngày xưa và ngày nay - Henri-Cucherousset

- Lược sử phật giáo Ấn Độ - Thiền sư Thích Thanh Kiểm

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Hồi ký Đông Dương – Paul Dourmer

- Khảo cổ học Bà Rịa Vũng Tàu

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Bách khoa thư Văn hóa cổ điển Trung Hoa – Nguyễn Tôn Nhan

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre RE

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp (bản tiếng Pháp – Tuệ Sĩ dịch)

- Phật giáo Nam kinh tông – Thiện Hậu

- Phật giáo – Trần Trọng Kim

- Truyền đăng lục

- Tục cao tăng truyện

- Thiền uyển tập anh

- Luận biện chính

- A Dục vương truyện

- A Dục vương kinh

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- ĐVSK toàn thư

- Khâm định Việt sử triều Nguyễn

- Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim

- Trung Quốc sử lược – Phan Khoang

- Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam – Bình Nguyên Lộc

- Hậu Hán thư

- Lĩnh Nam trích quái

- Tư Mã Thiên sử ký

- Văn hóa Sa Huỳnh – Viện Đông Nam Á – 1991

- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh

- Đại Việt địa dư toàn biên – Phương Đình Nguyễn Văn Siêu

- Hà Nội (Những kinh thành có trước Hà Nội) – Nguyễn Quang Lục

- Việt Nam Phật giáo sử luận – Nguyễn Lang

- Thủy kinh chú sớ - Lịch Đạo Nguyên chú

- Vương quốc Cha8mpa – Lịch sử 33 năm cuối cùng – PGS.TS.Po Dharma

- Nhân chủng học Đông Nam Á – Nguyễn Đình Khoa

- Sử liệu Phù Nam – Lê Hương

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
  PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 6: Đạo và Đức, linh hồn và nghiệp chướng (09h: 20-04-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 7: Tâm pháp là gì? (19h: 11-05-2017)
 Lạm bàn về chuyện bức thư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị cấm đốt vàng mã tại chùa. (17h: 23-02-2018)