Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
CON TRÂU TRONG VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆT
 
(03h: 30-12-2020)
CON TRÂU TRONG VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆTBài viết của Phan Lan Hoa
ảnh minh họa sưu tầm Internet
***
CỔ TÍCH VỀ CON TRÂU VÀ LỄ RƯỚC THẦN NÔNG, LỄ TỊCH ĐIỀN TRONG QUỐC SỬ VIỆT NAM

 

 

CON TRÂU TRONG VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆT

Phan Lan Hoa

٭٭٭

         CỔ TÍCH CON TRÂU VÀ THẦN NÔNG

         Thủa khai sơ, ban đầu đấng Tạo hóa lấy đất sét nặn ra muôn loài, thổi hồn vào và tạo nên sự sống trên thế gian, khi ấy chưa có con trâu. Sau khi thấy muôn loài sống hòa thuận với nhau, thì Ngọc hoàng lại nặn ra hình những hạt giống thực vật, rồi giao cho một vị thần bay xuống trần gian để vãi lên mặt đất, mục đích làm thức ăn cho muôn loài. Nhưng vị thần hạt giống do lười biếng, lấy một túi hạt giống và vãi bừa vào một vùng đất, chứ không vãi đều khắp mặt đất như Ngọc hoàng chỉ bảo. Không ngờ đó là túi hạt cỏ, một đồng cỏ mênh mông mọc lên um tùm. Vị thần biết mình nhầm lẫn, bèn chữa sai bằng cách vãi chồng túi hạt giống thứ hai lên bãi cỏ, thế là lúa và cỏ mọc lẫn với nhau. Nhưng loài cỏ sinh sôi mạnh hơn, nên lấn át cây lúa, thậm chí lấn át cả chỗ sinh sống của muôn loài. Con người bị đói khát bèn kêu lên Ngọc hoàng. Khi biết chuyện, Ngọc hoàng bèn phạt vị thần lười biếng này bằng cách biến thành loài vật chỉ biết ăn cỏ, đày xuống Trần gian để dọn sạch những đám cỏ. Từ đó vị thần này sống chung với con người ở dưới Trần gian, người đời gọi là con trâu.

         Thần Nông là Việt Thủy Tổ, húy là Đế Minh, sinh ra ở trên dãy núi Khai Trướng (dãy Trường Sơn), rất thân thiện với con trâu, thường cưỡi trâu đi lang thang khắp thế gian. Lúc lên rừng, lúc xuống đồng bằng không quản, cốt tìm ra những loài thực vật có thể dùng làm thức ăn và thuốc uống trị bệnh cho loài người và súc vật. Một ngày nọ, Thần Nông tìm ra trong đám cỏ dưới đầm lầy một loài cỏ có trái, cắn trái cỏ ra thì thấy có bột trắng như sữa, vị thơm ngọt. Biết là ăn được, Thần Nông bèn cắt lấy bông chín vàng, đem về giã ra lấy hạt, nấu lên thì thấy ăn rất ngon, ăn xong thì thấy cơ thể khỏe mạnh. Người đời rất biết ơn Thần Nông, gọi là cây lúa trời, chọn những đám đất màu mỡ, quanh năm có nước, dọn cỏ sạch sẽ và tra hạt lúa vào, do đó cây lúa trời còn được gọi là cây lúa nước. Cây lúa nước được người Việt đem vào thâm canh đầu tiên trên thế giới, nên dân tộc Việt còn được gọi là Dân tộc lúa nước. Cây lúa trời, cho đến ngày nay ở đồng bằng Sông Cửu Long và ở vùng Kẻ Gỗ của Hà Tĩnh vẫn còn. Theo truyền thuyết, đó là loại lúa tự nhiên cổ xưa từ thời Thần Nông.

         Tuy đã có lương thực để ăn, nhưng việc sản xuất đồng áng của tộc người Việt lúc ấy còn rất gian khổ. Thần Nông bèn chế ra cái lưỡi cày và sai khiến con trâu giúp dân cày bừa. Cái cày cũng từ kỷ nguyên ấy mà ra đời.

         Khi Thần Nông hết kiếp làm người, được bay về trời. Còn con trâu thì vẫn nhẫn nại đi cày dưới Trần gian, giúp con người có cơm no áo ấm. Người Việt tưởng nhớ công đức Thần Nông sâu đậm, hàng năm thờ cúng rất chu toàn. Từ đó trong phong tục nước Ta qua các triều đại đều đặt ra hai thứ lễ là: Lễ rước Thần Nông và Lễ tịch điền, hai lễ này đều được tổ chức long trọng trong dịp Tết nguyên đán.

         Trong lịch sử văn hoa Đông phương, không chỉ có hình tượng Thần Nông cưỡi trâu, mà truyền thuyết cũng chép rằng, Lão Tử cưỡi một con trâu ra khỏi kinh thành và đi về phương Nam. Sách sử nhà Phật cũng chép Đức Bụt Thích Ca đã bày ra Lễ tịch điền.

         Nhân dịp sắp vào xuân Tân Sửu, tôi xin kể lại tục lễ này, qua ghi chép của Quốc sử và qua ghi chép trong sách sử Bụt Đạo Việt Nam.

         ĐÁM RƯỚC THẦN NÔNG Ở THỜI LÊ – TRỊNH

         Theo sách “Lịch triều” của Phan Huy Chú, hàng năm vào ngày Đông chí, quan Chánh tòa Khâm thiên giám tâu lên để chúa Trịnh biết ngày nào là ngày Lập xuân. Sau thì Bộ công sai cho nặn một tượng trâu lớn và một tượng thần Câu Mang, 1300 con nghé, 1300 mục đồng, tất cả đều bằng đất sét. Trong cung có một chỗ gọi là Nha môn ngưu. Khi các tượng trâu và nghé vắt xong thì đem chứa trong nha này. Triều đình cho dựng một cái quán “tứ bề gió lọt” tại hướng Đông của kinh thành. Trước quán có Ngục đồng môn. Vào hôm tế lễ thì tượng trâu và tượng thần Câu Mang được rước đến để trong quán gió. 1300 con nghé và 1300 mục đồng thì để ở Ngục đồng môn, làm lễ tống tiễn mùa đông. Đến nửa đêm thì Quan phủ doãn và Quan đầu tỉnh Thăng Long cùng dân trong các phường buôn bán của kinh thành đến rước tượng trâu lớn và Mang Thần về đền Bạch Mã. Đến nơi thì trâu để ở ngoài, chỉ rước Mang Thần vào dựng ở giữa tiền đường. Quan phủ doãn đứng chủ tế. Dâng lễ xong thì nha môn quấn tượng Mang Thần vào một chiếc chiếu và đem chôn.

         Sáng hôm sau thì làm Lễ tiến xuân ngưu. Quan phủ doãn và hai người quan địa phương trong thành tay cầm roi dâu theo kiệu rước dẫn trâu vào trong sân rồng tấu trình nhà vua. Ở đây, văn võ bá quan khăn áo chỉnh tề chực sẵn để cùng nhà vua hành lễ. Lễ xong thì Ngục tốt rước trâu lớn  về Ngục đồng. Còn cái ngai rước trâu thì Quan tham tri Bộ lễ đem vào trong cung. Ngục tốt chặt một phần thủ, một mẩu chân, một khúc đuôi của con trâu to và lựa 300 con nghé; lấy 11 cái mâm để lên mỗi mâm 5 con nghé, đặt thêm 55 con dao, rồi phủ lụa điều lên, đem vào dâng vua. Vua đem những con nghé ấy ban phát cho các quan trong triều đ