Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.5
 
(06h: 12-11-2021)
Độc giả đọc sử Phan Lan Hoa
***
Chương III. ĐỊNH HÌNH XỨ ẤN ĐỘ - THIÊN TRÚC VÀ NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
Mục III.5. PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI?

Ghi chú: Bản hiệu chỉnh mới 2021, có bổ sung thêm nhiều tư liệu so với nghiên cứu đã đăng năm 2014. Vì liên can đến nguồn gốc dân tộc Việt - Chăm, cho nên Phan Lan Hoa quyết định gộp hai đề tài: ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC với PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM thành một nội dung.

 

 

ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC

Chương III.

ĐỊNH HÌNH XỨ ẤN ĐỘ - THIÊN TRÚC VÀ NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Độc giả đọc sử Phan Lan Hoa

***

III.5. BỤT A-DI-ĐÀ LÀ AI?

Đã lý giải Phật Giáo tức là Bụt Đạo trong tiếng Việt ta, cho nên từ đây tôi sẽ dùng chữ Bụt Đạo để cho đúng ngữ pháp tiếng Việt và thể hiện sự trở về tên gọi nguyên thủy của Đạo.

TỤC CAO TĂNG TRUYỆN chép:

Các ông Thái Âm ... đến nước Nguyệt Chi, một lãnh thổ gần Thiên Trúc, gặp hai Phạm tăng là Ma Ðằng và Pháp Lan muốn dâng kinh tượng đến nước Trung Hoa, bèn cùng trở về phương Ðông. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười (năm 67 Tây lịch) đến Lạc Dương. Ma Ðằng vào triều hiến kinh tượng. Vua rất vui truyền đến ở Hồng Lô Tự, Pháp Lan đi đến sau.

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn (Kỷ Tỵ), vua xuống chiếu ở ngoài cửa Tây Ung lập riêng một chùa, mời hai ngài đến ở. Vì Bạch Mã chở kinh đến nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Vua đến chùa hỏi Ma Ðằng:

- Sau khi Bụt ra đời vì sao không giáo hóa đến đây?

Ma Ðằng đáp:

- Nước Ca-tỳ-la-vệ ở xứ Ấn Ðộ, ba đời chư Bụt trong tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức nhật nguyệt đều ở đây xuất hiện. Thiên thần rồng quỷ có nguyện lực đều sanh ở đó nhận sự giáo hóa, ngộ đạo. Chỗ khác Bụt tuy không đến, nhưng ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Một ngàn năm trăm năm đều có thánh nhân truyền lời dạy của Bụt đến để giáo hóa.

Vua rất vui. Hai ngài hỏi tiếp:

- Phía Ðông chùa có quán gì?

Vua đáp:

- Xưa có đống đất tự nhiên nổi lên, dẹp đi lại nổi, đêm có ánh sáng lạ, dân gọi là mộ Thánh. Do đó thờ, nghi là thần Lạc Dương.

Ma Ðằng nói:

- Theo Kim Tạng ở Thiên Trúc ghi. Vua A Dục chôn Xá lợi Bụt khắp thiên hạ tới 84.000 chỗ. Nay ở Trung Hoa có mười chín chỗ, đây là một.

Vua thất kinh liền đến lễ bái. Chợt có một vầng ánh sáng tròn hiện trên mộ, ba thân hiện trong ánh sáng. Thị vệ hô “Vạn tuế!”. Vua mừng nói:

- Nếu không gặp hai đại sĩ, đâu biết được Di hựu của Thượng Thánh.

Rồi xuống chiếu xây tháp lên trên theo cách thức của hai ngài. Tháp hoàn thành có chín tầng, cao hai trăm thước. Năm sau ánh sáng lại hiện, có cánh tay sắc vàng lộ trên đỉnh tháp ca thước như trong lưu ly thấy hương trời. Vua lại đến chiêm bái. Ánh sáng theo bước chân xoay vòng, từ ngọ đến giờ thân (3 giờ chiều) mới diệt...”.

Lược bỏ phần dị truyện, chỉ lấy cốt truyện, sẽ truy ra các mốc lịch sử quan trọng:

1. Năm 67 đầu Công nguyên, mà Thiên Trúc đã có một nền Bụt Đạo lâu đời đến hơn 1.500 năm, tức tương đương với kỷ các vua Hùng dựng nước Việt Thường vậy. Đồng thời, trong 1500 năm, Bụt chính quả  có hơn ngàn vị, tức là trong 5 xứ Ấn Độ - Thiên Trúc có ngần ấy đời vua, chứ không phải 18 đời. Bởi vì theo tục lệ ở xứ Ấn Độ - Thiên Trúc, khi vua qua đời sẽ được phong hiệu Bụt.

2. Nói đi nói lại thì Bụt Đạo vẫn thể hiện có nguồn gốc từ Việt Nam.

 Ở bài: VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI VÀ SỰ HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH NHÂN CHỦNG KHMER, TS.Nguyễn Khắc Cảnh viết: 

“...So sánh về đặc điểm hình thái, người Indonesien cổ và Vedoid cổ giống nhau về các đặc điểm cơ bản: da sẫm màu, tóc thường uốn làn sóng, mũi rộng, môi dày, hình dạng hộp sọ dài hay trung bình, tầm vóc người thấp khoảng từ 155cm đến 158cm. Sự tương đồng về những đặc điểm hình thái cơ bản đó đã chứng tỏ hai loại hình này đều xuất phát chung từ một nguồn gốc...”. 

Mô tả này chẳng phải là rất giống tượng Bụt A-di-đà hiện nay sao? Không chỉ A-di-đà, mà trong chùa Kiến Sơ, cả tam thế Bụt và A-di-đà đều tóc xoăn làn sóng, mặt tròn, môi dày, mũi rộng... Cho nên, từ hình đúc tượng Bụt có thể kết luận: Bụt là đấng tiên linh của chủng người Ân-đô-nê-diên và Vê-đô-ít trên bán đảo Đông Dương. Lịch sử Bụt Đạo  gắn liền với lịch sử chủng người Đông Dương.

3. Vua A Dục là một vị vua Thiên Trúc, chính xác là vua của đất nước có các Phạm tăng, cho nên không thể là vua của lịch sử India? Bên ấy không có họ Phạm?

Cuối cuốn KINH A DỤC, chép rõ ngày tháng : “Kinh A Dục Vương, Hữu Lương Thiên Lâm năm thứ 11, vào ngày 12 tháng 6 ở đất Phù Nam, Sa môn Tăng-già-bà-la tại Dương Đô Thọ Quang điện dịch kiến bảo xướng lục”. Địa danh Phù Nam giúp giải thoát khỏi cái vòng luẩn       quẩn trong sự nhầm lẫn giữa Ấn Độ (India) và Ấn Độ (Indonesien). Phải khẳng định Ấn độ (Indonesien) là nguồn gốc Bụt Đạo, xứ này, các bậc quân vương là Bụt của nhân dân!

A DỤC VƯƠNG TRUYỆN, chép rằng vua A Dục là một vị vua hiếu chiến, chém giết rất nhiều. Một hôm nọ, A Dục bắt được một vị Tăng già và đem lên giàn hỏa thiêu. Nhưng lửa cháy rồi mà tăng già vẫn ung dung ngồi thiền. A Dục cho rằng đó là thần nhân, từ đó tư tưởng của A Dục lay động và chuyển đổi.

LÃO TỬ HÓA HỒ KINH chép: “Vua nước Kế Tân nghi ngờ Lão Tử là yêu mị, nên dùng lửa để thiêu đốt, nhưng vẫn an nhiên không chết. Vua ấy bèn biết là thần nhân, cả nước hối hận lỗi quá. Lão Tử bảo: Thầy của ta tên là Phật. Nên hãy xuất gia, sẽ khỏi tội ở ngươi”. Kỳ trước đã nhắc đến trong thuyết này: “Lão Tử ra ải, vào nước Thiên Trúc, dạy vua Hồ làm phù đồ”. Đem trùng chi tiết từ hai sách lại, thời hiểu ra câu chuyện, vua A Dục do bắt nhầm thần nhân là Thích Ca Mâu Ni, để rồi từ đó không những không giết được Thích Ca Bụt, mà ngược lại còn được Thích Ca giác ngộ cho thành Bụt. Lão Tử nói: “Thầy của ta tên là Phật”, cho nên phải hiểu Bụt Đạo truyền bá đã lâu trước Thích Ca. Thích Ca Bụt sinh ra trước A-di-đà Bụt không bao lâu, trong cùng một kỷ nguyên, vào khoảng thế kỷ thứ III, trước Công nguyên, tức vào cuối kỷ Hùng Vương (±257 TCN), sang đến kỷ An Dương Vương (257 – 207 TCN). Các Bụt ấy đều là những vị quân vương của xứ Ấn Độ - Thiên Trúc. Lịch sử India, hay Trung Hoa đều không có hiện tượng vua trước và sau khi lên ngôi, đều trải qua thời kỳ tu tập trong chùa như ở Việt Nam. Mãi đến đời Lý, Trần, ở Ta vẫn chưa thôi duy trì truyền thống. Vua Lý Thánh Tông, cha con vua Trần Nhân Tông, đều theo con đường tu tập và truyền bá Đạo lý vào dân chúng. Nơi các vị vua sung đạo sẽ đến sau khi trút bỏ long bào là chùa, cho nên Lý Thánh Tông được nhân dân phong hiệu là Bụt Đà (Bụt già) ở Nghệ An, Trần Nhân Tông cũng vậy, cũng được phong hiệu là Bụt già ở Trúc Lâm. Nhân dân Ta mỗi khi hoạn nạn, đều kêu lên: “Bụt già cứu giúp chúng con!”, tức là nhân dân tin rằng linh hồn các vị vua tài ba hiền đức của họ có năng lực phù trợ. Câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Tiến sĩ Lê triều Thân Nhân Trung nghĩa là làm vậy. Kiếp sau của mỗi con người: Vua hiền tài thì hóa Bụt; đại tướng hiền tài thì hóa Thánh; quan hiền tài thì hóa Địa vương, thành hoàng bản xứ; dân hiền lương thì thành ma; bằng mà kẻ độc ác lọc lừa thì khi chết hóa thành quỷ sứ.

Tên của vua A Dục trong Hán kinh là A-du-già (阿輸伽), còn có thể phát âm là A-di-đà, A-thứ-già.

A-du-già (A-di-đà) trong lịch sử Bụt Đạo, là người đã có công đức phát tán tám vạn bốn nghìn hộp Xá lợi Bụt, mà như mô tả thì truyền ra chín phương trời, bao trùm cả Đông Nam Á. Thời nhà Tùy, ở Trung Quốc được xác minh là “có 19 chỗ”, có lẽ là vùng đất Nam Việt xưa. Lịch sử Phật giáo Thái Lan, Cămpuchia, Lào, Miến Điện lại ghi chép rằng Phật giáo truyền vào nước họ do phái đoàn thứ tám của vua A Dục. Sách “PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM – Thiện Hậu” chép: 

“Hai vị trưởng lão Sona và Uttara nhận trách nhiệm đi hoằng pháp ở xứ SuvannaBhùmi...”.  Suvannabhùmi, theo tài liệu của nhiều nhà khảo cứu thì nó kéo dài từ Miến Điện – Lào – Cămpuchia – miền Trung Thái Lan – Việt Nam ngày nay”.

          Bỏ qua tình tiết dị truyện, cũng như Thích Ca Mâu Ni, vua A Dục cũng là một nhân vật lịch sử có thật. Mẹ của A Dục vương cũng người của bộ tộc Bà La Môn (tên khác: Bà Lỗ Man, Nam Đảo, Bồ Lô) – Một trong những bộ tộc thuộc giai cấp lãnh đạo của Chămpa được chính sử ghi chép. Ngài là một bậc quân vương tiếng tăm rất lẫy lừng, từng thu phục gần trăm bộ tộc quy hợp thành quốc vương của mình và là một nhà truyền đạo xuất chúng. Chinh chiến và truyền đạo, thương mại, cũng là bản chất lịch sử của dân tộc Chămpa.

A Dục vương có để lại di tích của mình là một bi ký bằng chữ Phạn. Bi ký này hiện ở bảo tàng nước Anh. Mà đất Phù Nam chính là nơi người Anh tìm thấy bi ký này. 

Đến đây, cần phải bàn qua về nước Lào một chút. Tại sao cũng là Đông Dương, mà Lào lại không thuộc xứ Ấn Độ?

NAM MAN TÂY NAM DI LIỆT TRUYỆN xếp Ai Lao vào vùng Đông Tây Tạng, còn Việt Nam và Campuchia được xếp vào nhóm từ Hồ Nam đến Nhật Nam. Sách này chép:

Người Di Ai Lao, tổ tiên là một nữ nhân tên Sa Nhất, sống ở vùng núi Lao. Nàng thường đánh bắt cá trong suối, ngày nọ chạm vào một gốc cây trầm hương bỗng động lòng, nhân đó mang thai, mười tháng sau sinh được mười con trai. Sau đó cây trầm kia biến thành con rồng, bay khỏi dòng suối. Sa Nhất chợt nghe tiếng rồng nói: “Nàng vì ta mà sanh hạ con cái, hiện chúng ở đâu rồi?” Chín đứa con thấy rồng sợ hãi chạy mất, chỉ đứa nhỏ nhất thì không, nó ngồi (tọa) lên vai rồng (long bối), rồng nhân đó dùng lưỡi liếm con mình. Người mẹ vốn nói ngôn ngữ của loài chim, gọi “bối” là “cửu”, “tọa” là “long” do đó gọi tên con là Cửu Long (ngồi trên vai). Sau này trưởng thành, các anh trai thấy Cửu Long tài giỏi thông tuệ bởi đã được cha rồng liếm vào người, bèn cùng nhau nhường cho ngôi vương. Dưới núi Lao có một đôi vợ chồng, lại sinh mười người con gái, anh em nhà Cửu Long cùng cưới làm vợ, sau dần dần sinh sôi nảy nở đông đúc. Tộc người này có tục xăm mình, thể hiện hình tượng con rồng, quần áo cũng đính đuôi rồng. Con của Cửu Long, đời đời tiếp nối. Bèn phân đặt tiểu vương, cấp cho làng ấp sinh sống, phân tán ra nhiều nhánh suối thung lũng. Ai Lao là vùng đất hoang sơ tận cùng phía ngoài, sông núi thâm sâu cách trở, ít người lai vãng, chưa từng thông giao với Trung Quốc.

Năm Kiến vũ thứ hai mươi ba (năm 47), Ai Lao vương Hiền Lật khiển binh cưỡi bè kết bằng gỗ và tre xuôi xuống phía nam trên sông Trường Giang và sông Hán, đánh vào biên giới bộ tộc Lộc Kỵ người Di. Người Lộc Kỵ yếu nhược, vì thế bị bắt giữ. Bỗng nhiên sấm chớp mưa giông dữ dội, gió nam cuốn thổi, sông ngòi đảo dòng, hơn hai trăm dặm Trường Giang nổi sóng cồn, bè mảng chìm hết, người Ai Lao chết đuối mấy ngàn mạng. Hiền Lật lại sai sáu vương gia cùng cả vạn quân đánh Lộc Kỵ một lần nữa, Lộc Kỵ vương nghênh chiến, giết được sáu vị vương. Các già làng Ai Lao mai táng sáu vị vương này, nhưng đêm đến hổ xuất hiện ăn hết tử thi, mọi người hoảng sợ dẫn quân về nước. Hiền Lật kinh hoàng, gọi các kỳ lão đến nói: “Bọn ta xâm nhập biên giới, từ xưa đến nay mới có chuyện ấy, nay đánh Lộc Kỵ, lần nào cũng bị trời phạt, Trung Quốc có thánh đế chăng? Trời giúp như thế, nay đã rõ rồi.” Năm thứ hai mươi bảy (năm 51), bọn Hiền Lật bèn đem 2.770 hộ, 11.659 khẩu đến yết kiến đầu hàng thái thú Việt Tây là Trịnh Hồng, xin nội thuộc. Hán Quang vũ phong Hiền Lật làm quân trưởng, từ đó hằng năm vào triều cống...”.

Mô tả cho thấy Ai Lao cổ xưa là giống người khác với Việt Nam và Campuchia. Nhân chủng học cũng đưa ra kết quả người Lào thuộc chi Thái của chủng Mongoloid phương nam. Tất nhiên đó là nói về đại cục diện, còn đi vào chi tiết, thì cho đến triều Quang Trung, toàn bộ dãy Trường Sơn còn là đất đai Việt Nam, cho nên cư dân nam Lào và các dân tộc vùng núi phía đông Trường Sơn của Lào hiện nay cũng là dòng giống Indonesien, có nguồn gốc Việt Nam, chỉ có bắc Lào là khác. Cho nên, tuy không thuộc xứ Ngũ Ấn Độ (Indonesien), nhưng Lào cũng là đất nước Bụt Đạo.

III.6. NHƯ LAI CÙ ĐÀM BỤT – VỊ PHẬT HIỆN TẠI

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG:

- Tổng tập Văn học Phật giáo – TS Lê Mạnh Thát

- Dân tộc Chàm lược sử - Dohamide-Dorohiem

- Đông Dương ngày xưa và ngày nay - Henri-Cucherousset

- Lược sử phật giáo Ấn Độ - Thiền sư Thích Thanh Kiểm

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Hồi ký Đông Dương – Paul Dourmer

- Khảo cổ học Bà Rịa Vũng Tàu

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Bách khoa thư Văn hóa cổ điển Trung Hoa – Nguyễn Tôn Nhan

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre RE

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp (bản tiếng Pháp – Tuệ Sĩ dịch)

- Phật giáo Nam kinh tông – Thiện Hậu

- Phật giáo – Trần Trọng Kim

- Truyền đăng lục

- Tục cao tăng truyện

- Thiền uyển tập anh

- Luận biện chính

- A Dục vương truyện

- A Dục vương kinh

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- ĐVSK toàn thư

- Khâm định Việt sử triều Nguyễn

- Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim

- Trung Quốc sử lược – Phan Khoang

- Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam – Bình Nguyên Lộc

- Hậu Hán thư

- Lĩnh Nam trích quái

- Tư Mã Thiên sử ký

- Văn hóa Sa Huỳnh – Viện Đông Nam Á – 1991

- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh

- Nhân chủng học Đông Nam Á – Nguyễn Đình Khoa

- Đại Việt địa dư toàn biên – Phương Đình Nguyễn Văn Siêu

- Hà Nội (Những kinh thành có trước Hà Nội) – Nguyễn Quang Lục

- Việt Nam Phật giáo sử luận – Nguyễn Lang

- Thủy kinh chú sớ - Lịch Đạo Nguyên chú

- Vương quốc Champa – Lịch sử 33 năm cuối cùng – PGS.TS.Po Dharma

- Sử liệu Phù Nam – Lê Hương

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - CHƯƠNG III - Mục III.4 (16h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.3 (13h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III, Mục III.2 (05h: 11-11-2021)
  ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III, Mục III.1 (04h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương I và chương II (16h: 10-11-2021)
 Lạm bàn cùng ông Hà Văn Thùy về bài viết: (17h: 19-02-2016)
 Dấu tích nhà nước Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam (08h: 24-12-2014)
 Phụ lục 8: Những di chỉ, di cốt trong các hố khai quật ở Nghệ Tĩnh nói lên điều gì? (18h: 12-04-2015)
 Những người con yêu nước, nhưng đối lập về tư tưởng đường lối cứu nước của đất Hồng Lam trong thời kỳ chống Pháp (1884 – 1954). (22h: 09-03-2015)
 Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ - Hai con chim đầu đàn, có công lớn trong việc phát triển và bảo tồn hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Ca trù và Ví dặm. (12h: 13-02-2015)