GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO
(BỤT ĐẠO NGUYÊN THỦY)
Phan Lan Hoa
⁕⁕⁕
Thật ra có tới hàng trăm tài liệu của phương Tây gọi các nước Đông Nam Á là “Các nước thuộc xứ Ấn độ”. Đồng thời India cũng đã đưa lời từ chối nguồn gốc Phật Giáo không phải ở Pali. Cho nên sự việc là khá rõ ràng và cần phải được nghiêm túc sửa sai.

Kỳ 1:
ĐỊA LÝ VIỆT NAM CỔ ĐẠI VÀ NGUỒN GỐC TÊN GỌI INDONESIEN
Indochinite (Indochinit): Là danh từ chỉ loại chất liệu Tektit vùng Đông Dương, ngôn ngữ tiếng Việt là đá thiên thạch. Là một dạng thủy tinh tự nhiên được hình thành từ các vụ va chạm giữa trái đất và các thiên thạch rơi xuống. Lực va chạm lớn nảy sinh ra nhiệt lượng cực mạnh làm cho các đá và cát trên bề mặt trái đất tan chảy và bốc hơi lên không trung. Các vật chất ở dạng hơi này khi bay lên cao gặp nhiệt độ thấp, ngay lập tức kết rắn lại và rơi trở lại bề mặt trái đất. Tektit trên thế giới xuất hiện ở 5 vùng: Úc, Bắc Mỹ, Bờ Biển Ngà, Trung Âu và bán đảo Đông Dương.
Tên bán đảo Đông Dương trên bản đồ Địa chất học thế giới là Indosinias, tức là giải trầm tích hình thành từ cuối kỉ Carbon (xem bản đồ kèm theo). Còn trên bản đồ lục địa Á – Âu, Việt Nam nằm ở điểm xa nhất về phía Đông, nên còn có tên gọi là Viễn Đông. Sách Thiên Lộc phong thổ chí, chép: “ …Phía nam ngọn Độn sơn (thuộc dãy Hồng Lĩnh) là mấy ngọn núi có chung tên là Cực Lạc, ở đó có ngôi chùa tên là Cực Lạc…”. Vậy xem ra “Tây phương Cực Lạc” đâu phải thứ xa xôi gì ở thế giới loài người chưa từng đến? 
Lịch sử Phật giáo Đại thừa mô tả hành trình của Đường Tăng đi thỉnh kinh, có nhiều điểm đến là địa danh Việt Nam.
- Trước hết hành trình ấy có tên gọi là “Đi Tây Trúc thỉnh kinh”. Việt Nam có chùa Tây Trúc ở phía Tây Bắc, tại biên giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ ngày nay, chùa bây giờ được xây dựng to đẹp, khang trang, là điểm đến của du lịch Việt Nam.
- Hai là nhân vật Tôn Ngộ Không và núi Hoa Quả Sơn cũng có thật ngoài đời, ngay đất Hà Nội ngày nay.
- Ba là Đường Tăng tu hành ở Trượng Lâm 2 năm, tôi cho là Tượng Lâm.
- Bốn là Đường Tăng tham gia một hội nghị rất lớn trong lịch sử Phật giáo được tổ chức ở Trường đại học Phật giáo, trường này thuộc đất Phù Nam. Lịch sử India chưa bao giờ có trường đại học Phật giáo nào cả? Trường này thuộc đất Phù Nam, tương truyên do vua A-dục kiến lập từ trước CN, lưu truyền cho đến đời sau. Trong nghiên cứu của tôi vua A-dục và đức Phật A-di-đà là một người. Phù Nam xưa là một đất nước rộng lớn, bao trùm Nam Bộ nước ta, Căm-pu-chia và Miến Điện, đảo Sumatra (nay thuộc Malaysia). Đường đi đến Trường đại học Phật giáo này không thể đi từ phía India, vì biên giới India – Miến Điện là một cánh rừng già hiểm trở, cho đến ngày nay chưa ai qua được. Đó chính là dãy Đông Hy-Mã-Lạp-Sơn, kéo dài tới đảo Sumatra (nay thuộc Malaysia).
- Yếu tố cuối cùng là số kinh sách Đường Tăng mang về Trung Quốc là 1350 bộ, tương đương con số nhà Tùy đánh cướp của người Chăm-pa. Tôi suy đoán, có lẽ nhà Tùy đã đem kinh sách cướp được từ Lâm Ấp, về để cả ở chùa Tây Trúc, vì đất Bắc Việt lúc này lệ thuộc Trung Hoa. Đường Tăng đã sang Tây Trúc để gánh kinh sách cướp được ấy về Kinh Bắc, nhưng ông ta chỉ kịp dịch được 17 bộ trong 1350 bộ ấy, còn lại lưu lạc ở đâu chưa biết?
Quay lại chuyện cái tên Ấn Độ. Ở Kỷ đệ nhất, khoảng 2 triệu năm cách ngày nay, Đông Nam Á là lục địa, bao gồm cả biển Đông cho tới Hoa Nam Trung Quốc, nước Nhật, nước Hàn cũng đều là lục địa liền với nhau. Những cơn địa động hình phẩy ở Kỷ đệ nhị, Đệ tam, tạo ra những cánh cung và đồng tự. Rặng Hi-mã-lạp-sơn (Himalaya) vốn trước kéo dài từ Apganistan theo hướng đông bắc – Tây Nam xuống tận đảo Mã Lai ngày nay, đã bị chia cắt thành Tây Hi-mã-lạp-sơn và Đông Hi-mã-lạp-sơn. Đông Hy-mã-lạp-sơn là sườn núi phía tây Miến Điến, theo bản đồ địa chất học, thì nó chạy tới tận đảo Sumatra (Malaysia). Đây cũng là yếu tố gây nhầm nguồn gốc Phật giáo. Xứ Ấn Độ giáo bao gồm toàn bộ Đông Nam Á, từ Đông Hi-mã-lạp-sơn kéo dài đến biển Ấn Độ Dương. Chủng người trong miền địa chất Indosinias, được gọi là Indonesien (Australoid có nét Mongoloid). Tên chữ trong tiếng Hán là: 印 度 (Ấn Độ). Nước India trong tiếng Hán là: 身毒 (Thân Độc).
Sách LỊCH SỬ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á, chép: “…Thế kỷ thứ 10, chúa Pali kết duyên cùng công chúa Java, cho phép văn hóa Java nhập vào Pali…”. Pali, tức là nơi được các sử gia giả dựng lên làm gốc tích Phật giáo, thuộc đất India, thực chất các nhà khảo cổ học thừa nhận kinh sách ở đấy thuộc thế kỷ thứ X – XI, không phải kinh gốc. Java là đảo thuộc Indonesia ngày nay, người Việt gọi là Chà Và.
Khoảng 4.500 năm cách ngày nay, biển lấn sâu vào đất liền, khiến cho cả vùng Đông Nam Á trở thành quần đảo, bao gồm cả Việt Nam, biển cũng ăn sâu tới chân núi Trường Sơn. 1000 năm sau đó, biển mới rút dần, tạo nên những quãng đồng bằng ven biển. Loài người từ trên những hòn đảo bắt đầu quy tụ xuống đồng bằng cư ngụ tập trung. Có nhiều hang động mang dấu ấn rất xa xưa trên khắp các vùng đất của xứ Đông Nam Á. Nhưng vùng đất mà di chỉ khảo cổ thể hiện được cuộc sống của loài người có trật tự xã hội, có sự duy trì liên tục lịch sử từ lúc biển lùi cho đến ngày nay, thì dường như chỉ Nghệ An – Hà Tĩnh – bắc Quảng Bình là nơi chứng minh tốt nhất cho tới hiện tại.


***
Tài liệu tham khảo và sử dụng:
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Khâm định Việt sử - Tiền Biên
- Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn
- Lịch sử các nước Đông Nam Á – Nguyễn Thế Anh
- Địa lý Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu
- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh
- Lược sử Ấn Độ Giáo – TS Thích Thanh Kiểm
- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp
- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục
- Phật giáo – Trần Trọng Kim
- Phật giáo sử lược – Thượng tọa Mật Thể
- Nhật Bản sử lược – Phan Khoang
- Dân tộc Chàm lược sử - DOROHIÊM, DOHAMIDE
- Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp – Onishi Kazuhiko
- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre REY
- Nam phương Phật tích – Huyền Mặc Đạo Nhơn
- Phật giáo Nam tông kinh – Thiện Hậu
- Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam – TS Lê Mạnh Thát
- Thiền uyển tập anh – Kim Sơn (phái Trúc Lâm)
- Chùa cổ Hà Tĩnh – Thái Kim Đỉnh
- Nghệ An ký – Bùi Dương Lịch
- An Tĩnh cổ lục – Le Breton
- Lĩnh Nam trích quái – Trần Thế Pháp