GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO
Phan Lan Hoa
c⁕d
Kỳ 3:
CON ĐƯỜNG LAN TỎA ẤN ĐỘ GIÁO – PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
3.2 – Tây Coci, Đông Coci và con đường thương mại La Mã - Ấn Độ - Trung Hoa
Sách VIỆT SỬ XỨ ĐÀNG TRONG, chép:” Trước cuộc phát kiến Cap de Bone Espérance, người Âu châu đã biết Đại Việt ta, do nhà du lịch Ý là Marco Polo, từ thế kỷ XIII đã gọi nước ta là Caugigu, tức là Kiaotche-Kouo, âm của Giao Chỉ quốc, là tên người Trung Quốc gọi nước ta thời ấy. Từ thế kỷ XIV, tên Kiao-che được các nước châu Âu, Ba Tư, Ả Rập dùng để gọi Đông-kinh (Bắc kỳ, Tonkin) và rộng ra là tất cả nước Đại Việt. Tên này người Mã Lai đọc là Kutchi, người Bồ Đào Nha đọc là Coci. Vì sợ lầm lẫn với đất Koci của Ấn Độ, người ta phải thêm China, hoặc Cina ở sau, nghĩa là Coci ở gần biển Trung Quốc. Và danh từ Cochinchina, trải qua các cách viết, Cauchimchina, Cochinchina, Cocincina, Caucincina, vv… đều là chỉ đất Đại Việt ta thời ấy…
Đến năm 1861, người Pháp lấy Nam Kỳ, vậy cần có danh xưng miền đất thuộc Pháp với các đất còn lại của Việt Nam, nên người ta dùng danh từ Bassse Cochinchine, hoặc Cochinchin Francaise để gọi Nam Kỳ… Đến năm 1883, từ vựng địa lý được xác định lại: Tên Tonkin vẫn giữ lại; Bassse Cochinchine, hay Cochinchin Francaise được gọi là Cochinchine; Phần đất ở giữa Cochinchine của Pháp ở Nam và Tonkin ở Bắc, được gọi là An Nam (theo Léonard Aurousseau”.
Sách VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG NAM Á, chép:
“…Thế kỷ XIII, người Ý-đại-lợi (Italie) là Marco Polo, chu du sang Trung Hoa ở lại 17 năm, làm quan với triều nhà Nguyên, có đi ngang qua Việt Nam để tới Chiêm Thành. Về nước ông có viết bộ Đông Phương Kiến văn lục nói đến xứ Bắc Kỳ, khoa trương sự phồn thịnh và mỹ lệ của người Á châu, khiến cho người châu Âu rất chú ý…”.
Người châu Âu, Ba Tư, Hy Lạp thời gian đầu chỉ quan hệ với Trung Quốc qua đường bộ. Thông qua Trung Quốc, họ biết có một xứ xa hơn ở ngoài biển phía Đông Nam, có rất nhiều hàng hóa mà người châu Âu cần, cụ thề là vàng, trang sức bằng ngọc, đồ thủy tinh (Trung quốc gọi la ngọc lưu ly), đồ gốm, trầm hương, lụa tơ tằm và gia vị. Họ nghe đồn về một vùng đất mà họ đặt tên là “quần đảo Gia Vị”. Cuốn sách trên lại chép:
“…Mặt khác, Espagne (I-pha-nho) khyến khích thủy thủ của mình, theo thuyết Toscanelli dạy rằng trái đất tròn, người ta có thể tìm đến “quần đảo Gia Vị” bằng con đường phía tây. Năm 1492, Colomb căng buồm dạt tới bờ biển Trung Mỹ, tưởng đấy là quần đảo Gia Vị, nên đã đặt tên là đất Ấn miền Tây. Cách đấy 20 năm sau, Magenllan dẫn một phái đoàn vòng phía Nam Mỹ, vượt qua Thái Bình Dương mênh mông để dạt tới bờ biển Á châu. Đất Ấn chính thức là Đông Ấn mới thực tới nơi bằng con đường phía Tây. Thế là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương mới thực sự được chinh phục… Từ đấy về sau, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự tiếp xúc giữa Đông phương với Tây phương, tiếp xúc bằng đường bể, mà Đông Nam Á đứng vị trí trung gian vậy…”.
Như vậy Ấn Độ là tên chính thức mà người Tây phương gọi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Thực tế người Anh, người Pháp, người Hòa Lan đều có thành lập Công ty Đông Ấn. Trụ sở Công ty Đông Ân của người Hòa Lan ở Phi-luật-tân; trụ sở Công ty Đông Ấn của người Anh đặt tại Côn Đảo (hiện vẫn còn di tích); trụ sở Công ty Đông Ấn của Pháp đặt tại Côn Đảo và Vũng Tàu. Tại Vũng Tàu, chính là khu vực khách sạn Grand bây giờ và đường dây cáp điện thoại đầu tiên của Việt Nam do Công ty Đông Ấn Pháp thực hiện.
Sách VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG NAM Á, tiếp tục chép:
“Nhưng đặc biệt và đáng cho thế giới chú ý, là sự kiện thay thế hẳn văn hóa Chiêm Thành trên bán đảo Ấn Độ China ngày nay, khiến cho Regi-nald de May, tác giả The Culture of South – Eats –Asia, công nhận rằng:
“Trên bản đồ Á châu có một dãy núi chạy dài xuống xương sống An Nam ở Ấn Độ China và dãy núi ấy đánh dấu biên giới hay đường phân hai giữa Văn hóa Trung Hoa và Văn hóa Ấn Độ. Tất cả cái gì ở về phía bắc và phía đông dãy núi ấy về văn hóa đều bắt gốc ở Trung Hoa. Tất cả cái gì ở phía tây và phía nam đều bắt gốc ở Ấn Độ. Và hai bên không từng lẫn lộn hay xung đột.”.
Sự mô tả này cho thấy đó chính là dãy Hoành Sơn, từng là biên giới Việt Chiêm trên dưới ngàn năm lịch sử và nguồn gốc Ấn Độ xuất phát từ đó tỏa ra hai hướng đông bắc và tây nam. Bắc và đông bắc là Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên; Nam và tây nam là toàn thể các nước Đông Nam Á. Sử sách Tây, Tàu, chép tràn lan rằng xứ Ấn Độ là Việt Nam, cho nên sử gia nào không thừa nhận thời lộ rõ dã tâm bán nước?
Tại bài NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT, NGƯỜI HÁN tôi đã nói về nhân chủng học. Trên bản đồ thế giới, các nhà địa lý học luôn luôn dùng một màu sắc riêng cho vùng Đông Nam Á. Và màu sắc ấy luôn luôn không đồng màu với Trung Hoa và India. Sắc tộc con người, hay bản đồ thực vật đều khác nhau. Trầm hương, quế, hồ tiêu, nghệ và tơ tằm sống là thổ sản đặc trưng vùng Đông Nam Á. Chỉ vì miền Bắc Việt Nam mất một ngàn năm nô lệ phương Bắc, thổ sản vùng miền của Việt Nam bị chép thành loại hàng hóa Trung Hoa. Nhưng chính sử sách Trung Hoa lại chép rằng thổ sản của Nhật Nam là vàng, lụa, quế, củ nghệ và trầm hương và những loài cỏ thơm (có lẽ là rau thơm). Thủy kinh chú chép: “Xứ này ở ngoài biên giới xa xôi của biển xanh rộng lớn… tàu các nước cập bến khi đi qua…”; “…Từ Hàm Hoan trở về nam, hươu, hoẵng đầy đồi núi…”; “ Cửu Chân có huyện Tùng Nguyên, từ đây đi về phía tây, chim muông quen dạn không sở cung…”; “…ở đây sông chảy ra biển, có giống trúc có thể làm gậy được…”; “…người Lang Hoang hái cỏ thơm (có lẽ là rau thơm làm gia vị?) để bán cho ngoại quốc…”.
Chú ý, THỦY KINH CHÚ mô tả, Kinh đô Lâm Ấp của vua Phạm Dương Mại, cách thành Khu Túc 200 dặm (100km), cách 3 lũy Ôn Công 5 dặm về phía đông, cách bờ biển 20 dặm.
Theo TẬP SAN SỬ ĐỊA số 19-20, tác giả Phan Khoang cho rằng 3 lũy Ôn Công, tức là vùng Ba Đồn ở sông Gianh ngày nay, nhưng nói thành Khu Túc ở đó thì mâu thuẫn với THỦY KINH CHÚ? Như vậy có thể truy vết dấu tích kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp không phải thành Khu Túc, vì thành Khu Túc thuộc huyện Tây Quyển, quận Nhật Nam, tức ở trên đất Hà Tĩnh. THỦY KINH CHÚ mô tả kinh đô của Phạm Dương Mại như sau:
“… Cửa bắc cạnh bờ sông Hoài, đường đứt không thông được. Trong thành có thành nhỏ, chu vi 320 bộ, tất cả nhà đều là điện lợp ngói, tường phía nam không mở, nhà dài ở hai đầu, nóc nhà theo chiều nam bắc. Phần giống như mặt sau của phía nam gọi là thành ở khu tây, trong thành có núi đá, thuận theo dòng sông Hoài, mặt hướng về phía nam, điện mở cửa về phía đông, nào mái đuôi diều, nào của xanh thềm đỏ, nào rui dài và vuông, phân nhiều làm theo lối cổ. Cột trên của điện gác cao hơn thành một trượng rưỡi, tường trát phân trâu màu xanh lục vòng quanh, cửa nách cong, cửa sổ đẹp, buồng hoàng hậu ở có cửa sổ màu tím, buồng các cung tần không khác gì cung quán (chỗ vua nghỉ ngơi), lộ tẩm (chính điện), vĩnh hạng (hậu cung), tất cả đều có ở trên điện, họ tới ngồi xổm ở phía đông, nói chuyện với người đứng ở dưới, con em, quan lại, người hầu đều không được lên, Nhà có hơn 50 khu, thành dãy dài liên tiếp, nhà cửa nối tiếp nhau. Đền thần, tháp quỷ lớn, nhỏ 8 ngôi. Trên đài cao có tạ tầng (nhà gỗ), hình giống như chùa thờ Phật. Thành ngoài không có phố xá làng xóm, thôn ấp ít có người ở, bờ biển tiêu điều, không phải là nơi nhân dân ở được, vậy mà người cầm đầu vẫn ở yên lâu dài, duy trì nước được 10 đời, há có thể tồn tại lâu dài được nữa ư? Thời Nguyên Gia, Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp, Dương Mại vua nước ấy ban đêm đem cả nước chạy vào rừng núi. Hòa Chi chiếm được thành của họ, thu được của báu rất nhiều…đều của lạ, đều những bảo vật chưa có tên…”.
.jpg)
3.3 - PHÙ NAM – NAM THIÊN TRÚC, NAM ẤN ĐỘ
Phù Nam là tên Hán phiên âm theo tiếng Miên cổ là là B’iu-nam, tức Phnom là núi đồi. Là một quốc gia xuất hiện cùng thời với Việt Thường Thị trong ghi chép của sử sách Trung Hoa, ở câu chuyện Việt Thường đi sứ kết nối ngoại giao sang phương Bắc ở thời Chu Thành Vương. Có nhiều sử gia cho rằng câu chuyện phi lý, khi không Việt Thường đi sứ phương Bắc, mà lại trở về từ Phù Nam? Đó là vì sử gia nghiên cứu kiểu nửa mùa. Con đường thương mại kết nối La Mã - Ấn Độ - Trung Hoa là đường biển. Không chỉ chuyện Việt Thường Thị đi sứ, mà chuyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung cũng mô tả về những cuộc giao thương bằng thuyền biển. Ban đầu có lẽ chỉ là giữa Việt Thường – Lâm Ấp – Phù Nam, sau mở rộng sang Trung Hoa, Nhật Bản, cuối cùng phát triển thành trung tâm thương mại Á – Âu từ thế kỷ XIII cho đến ngày nay.
Sách SỬ LIỆU PHÙ NAM, chép: “… Cũng trong thế kỷ thứ II, năm 166, phái đoàn sứ giả của Hoàng đế La Mã Marc Aurèle đến nước Kiao-Tcheou (Giao Chỉ quốc)… Việc giao bang này bắt nguồn cho nước Trung Hoa liên lạc với tất cả các quốc gia ở dọc theo hải phận Bắc Việt đến Tây phương…”. Năm 266, lại có thuyền buôn La Mã đến Giao Châu, lần này sử chép rõ là đã “đến kinh đô Giao Châu”.
Trống đồng Đông Sơn cho thấy, khoảng 2500 trước Công Nguyên, người Việt đã có những con thuyền có bánh lái, mà theo cổ sử thì có yếu tố kim khí, vỏ thuyền bằng đồng, chứ không phải dạng thuyền độc mộc. Lịch sử Chăm-pa, lịch sử Phù Nam đều cho thấy một nền tảng thương mại bằng thuyền rất hùng hậu từ đầu Công nguyên. Đây cũng là một căn cứ để nhận biết văn hóa Ấn Độ là của Việt Nam, bởi lịch sử India không có truyền thống đi thuyền lâu đời như vậy.
Truyền thuyết dựng nước của người Kh’mer chép rằng một đại sĩ Ấn Độ tên là Kambuvayambara đã đi đến vùng trung lưu sông Mê Kông và ở lại kết hôn với tiên nữ Mera, con gái thần Siva, sinh ra dòng dõi Kampuja (viết tắt của Kampu và Mera). Và vì đại sĩ Ấn Độ làm vua, cho nên dòng họ vua chúa của người Kh’mer cũng giống người Chàm, đều mang họ Phạm (Varman). Đây cũng là một căn cứ để nhận biết Ấn Độ là Việt Nam, họ Phạm không thể là họ của India. Nói cụ thể hơn Ấn Độ là vùng đất cưới quyền cai trị của dòng họ Varman (Phạm/Phạn), mà tổ tiên xưa nhất của họ là Hồ Tôn. Xin nhấn mạnh, Hồ Tôn không liên can gì đến Ngũ Hồ bên Tàu, vì gốc gác nhóm Ngũ Hồ nước Tàu gốc gác Mông Cổ da vàng. Người Hồ Tôn ở Việt Nam thuộc chủng tộc Indonesien gốc tại Đông Dương. Tôn hiệu của các quân chủ Chăm-pa và Phù Nam đều được khởi nguyên từ truyền thống Ấn Độ giáo, gồm có tiền tố, trung tố, hậu tố (tước, hiệu và thụy). Tiền tố gọi là tước. Ví dụ tước thường là Jaya (जय/ 勝利) nghĩa là thắng lợi, Maha (महा / 偉大 ) là vĩ đại, Sri (श्री / 聖) là đấng.
Đến thế kỷ thứ 2 Tây lịch, Phù Nam là một vương quốc hùng mạnh và rất giàu có. Sách SỬ LIỆU PHÙ NAM, chép: “ …Qua thế kỷ thứ II, vua nước Tàu cử một đoàn sứ giả đầu tiên do ông Trương Khiên dẫn theo đường bộ sang giao hảo chính thức với các quốc gia ở Tây phương. Đến thị trấn Bactriane (vùng đất thuộc Terkistan và Iran ngày nay), thấy nhiều cây tre và hàng lụa từ các vùng hiện thời là tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên mang tới. Người địa phương cho ông biết rằng, các món ấy ở một quốc gia rất thịnh vượng tên là Trầm Đô, Chen-tou (Ấn Độ). Vị sứ giả nghĩ đến những nỗi gian nguy của con đường trên hướng bắc, thường bị các bộ lạc du mục miền Trung Á cướp phá, nhất định dùng đường biển xuống hường nam mở cuộc giao thương với Ấn Độ. Do đấy người Tàu mới bắt đầu biếtđến vương quốc Phù Nam trên đường vượt đại dương…”.
Xem ra cây tre đã là một món hàng hóa thương mại có tiếng tăm của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới từ thời kỳ đầu Tây lịch. Sủ Trung Quốc cũng chép, cây tre có nguồn gốc Phù Nam. Cho nên “Thiên Trúc ở phía nam và tây nam Giao Châu”, chắc chắn phải là Chăm-pa và Phù Nam.
Nhưng đã nói đến Phù Nam, là phải nhắc đến vua A Dục, mà trong nghiên cứu của tôi A Dục vương cũng chính là đức Phật A-di-đà. Thời cai trị của vua A Dục vào khoảng thế kỷ thứ III TCN. Vương quốc Phù Nam khi ấy rất rộng lớn, bao gồm vùng Nam bộ Việt Nam, Căm-pu-chia, miền nam nước Lào, miền nam nước Thái và miền nam Miến Điện và toàn bộ nước Malaysia, Singapore bây giờ. Ngoài ra sử còn chép Phù Nam có tới 15 nước chư hầu. Lịch sử Phật giáo chép rằng, trên con đường chinh phạt, A Dục vương bắt được một đạo sĩ Ấn Độ. Khi quân của A Dục đem vị đạo sĩ lên giàn thiêu, người ấy ngồi bình thản trên ngọn lửa để giáo huấn cho vua, rằng “Ngươi giết người quá nhiều, phải tu hành tốt để giải thoát…”. A Dục biết đó không phải người bình thường, mà là thần nhân (có sách nói đó chính là Thích Ca Mâu Ni), nên sau khi thâu lượm được tám vạn bốn ngàn viên xá lợi trong đống lửa, bèn cho làm tám vạn bốn ngàn cái hộp bằng vàng, mỗi hộp đựng một viên, rồi lại bỏ cái hộp bằng vàng trong một cái hộp bằng sành khác, cho quân tỏa ra 9 phương trời, theo bước chân tu hành cuả đức Phật mà xây tháp, để truyền bá Đạo Phật. Theo câu chuyện Đàm Thiên trong Tề thư, thì ở Giang Đông Trung Quốc có 19 chỗ. A Dục vương còn cho xây dựng Trường Đại học Phật giáo đầu tiên của thế giới ở đất Phù Nam, nên công đức duy trì Bụt Đạo của A Dục vương là rất lớn lao. Sử nhà Phật chép, Đường Tăng từng dự một đại hội Phật giáo lớn ở Phù Nam lúc đi Tây Trúc thỉnh kinh. (Đã có bài PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI?).


So sánh mẫu chữ Phạn / Phạm cổ của người Chăm-pa (hình trái) với chữ Sanskrit cổ của người India (hình phải)
Kỳ sau: 3.4 - ẤN ĐỘ GIÁO TRUYỀN BÁ ĐẾN GIAO CHỈ
***
Tài liệu tham khảo và sử dụng:
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Khâm định Việt sử - Tiền Biên
- Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn
- Lịch sử các nước Đông Nam Á – Nguyễn Thế Anh
- Địa lý Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu
- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh
- Lược sử Ấn Độ Giáo – TS Thích Thanh Kiểm
- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp
- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục
- Phật giáo – Trần Trọng Kim
- Phật giáo sử lược – Thượng tọa Mật Thể
- Nhật Bản sử lược – Phan Khoang
- Dân tộc Chàm lược sử - DOROHIÊM, DOHAMIDE
- Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp – Onishi Kazuhiko
- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre REY
- Nam phương Phật tích – Huyền Mặc Đạo Nhơn
- Phật giáo Nam tông kinh – Thiện Hậu
- Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam – TS Lê Mạnh Thát
- Thiền uyển tập anh – Kim Sơn (phái Trúc Lâm)
- Chùa cổ Hà Tĩnh – Thái Kim Đỉnh
- Nghệ An ký – Bùi Dương Lịch
- An Tĩnh cổ lục – Le Breton
- Văn hóa VN với các nước Đông Nam Á – Nguyễn Đăng Thục
- Sử lược Phù Nam – Lê Hương
- Lĩnh Nam trích quái – Trần Thế Pháp