GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO
Phan Lan Hoa
c⁕d
Kỳ 3: CON ĐƯỜNG LAN TỎA ẤN ĐỘ GIÁO
3.4 – PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Phật tử muốn có được trí tuệ thực sự, hãy bỏ hết toàn bộ kinh sách đang lưu hành hiện tại. Quay về cái gốc ban đầu là Ấn Độ giáo, xem xem phả hệ có gì, từ đó mới lần ra được thứ nào là chính gốc. Từ cái gốc chính của Đạo xem xem các nhánh nó phát triển thế nào?
Bài này tôi muốn giúp Phật tử nhìn thấy cái gốc rễ của Đạo, đã qua nhiều kỳ phân tích, nay tôi tóm tắt lại như sau:
TÊN NGUYÊN THỦY LÀ: BỤT ĐẠO (Buddha), phiên âm tiếng Hán là Phật giáo. Nguồn gốc hai từ Ấn Độ (印 度) có lẽ là do tập tục đầu trọc, chân không giày (đầu đội trời, chân đạp đất) của các đạo sĩ. Xin nhấn mạnh lại, Trung Quốc không gọi India là Ấn Độ mà gọi là 身毒 (Thân Độc). Tên khác của Ấn Độ là Thiên Trúc, biên giới phía Bắc giáp với Giao Châu “đường thông Thiên Trúc”, tức nước Lâm Ấp. Sử liệu Phật Giáo Nhật Bản mô tả, Bắc Thiên Trúc là Lâm Ấp, Nam Thiên Trúc là Phù Nam. Nhưng tài liệu lịch sử mà tôi nghiên cứu cho thấy, Phật Thích Ca là đã đem Bụt Đạo truyền vào Bắc Bộ từ thời An Dương vương. Cho nên, sự phân chia đúng phải là: Bắc Ấn Độ là miền Bắc Việt Nam; Trung Ấn Độ là miền Trung Việt Nam; Nam Ấn Độ là nước Phù Nam, bao gồm: vùng Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, một phần đất nam Lào, nam Thái Lan, nam Miến Điện và Malaisia, Singapore. Sau đó mới truyền tới Indonesia, Phi Luật Tân. Tóm lại, Chăm-pa là gốc tích Ấn Độ giáo, Giao Châu và Phù Nam là phát tích Ấn Độ giáo. Mà trong đó, con đường Giao Châu phát tích dòng Đại Thừa; con đường Phù Nam phát tích dòng Tiểu thừa (sẽ nói rõ nguyên do phân phái Đại thừa và Tiểu thừa ở mục 3.5).
KINH SÁCH ĐẦU TIÊN CỦA BỤT ĐẠO LÀ HỒ KINH, (kinh của người Hồ Tôn, tức của Lâm Ấp), có 5000 chữ, do Phật Thích Ca Mâu Ni (Càkya Muni) soạn thảo. Hồ kinh gốc viết bằng chữ Phạm (Phạn), khi dịch qua tiếng Hán lấy tên là Lão Tử Kinh, sau đổi là Đạo Đức Kinh. 
Tôi nghĩ là Hồ Kinh đã được viết trên lá mít, chứ không phải lá bồ đề? Cụ thể cây mít được gọi là Ba-la-mật. Cho nên Ba-la-mật-đa có lẽ là lá mít, tiền khởi nguồn gốc cái tên Ba-la-môn?
Cây mít có liên đới quan trọng trong tục thờ cúng ờ Việt Nam như: Lá mít được dùng lót oẳn để cúng dường; các ngôi chùa cổ xưa thường được làm bằng gỗ mít, từ cột kèo, cho đến hương án, cái bát đàn cũng đều bằng gỗ mít. Xứ sở xuất thân của Bụt Đạo có lẽ là xứ Ba-la-mật (tức xứ của những cây mít ở miền Trung Việt Nam), cụ thể là đất Chăm-pa, đất này mỗi cây mít mọc lên, có từ khoảng 100 – 500 trái.
Theo câu chuyện hai vị Phạm Tăng đời Ngô Tôn Quyền, thì Bụt ở Việt Nam đến lúc ấy đã có hơn ngàn vị. Nhưng có lẽ đến đời Càkya Muni (Thích -ca-mâu-ni) mới bắt đầu có kinh sách ghi chép, trước đó có lẽ do truyền miệng?
NỀN TẢNG CỦA ẤN ĐỘ GIÁO CỤ THỂ CÓ GÌ ?
Tôi phải dành một câu cảm trước khi trình bày nội dung, rằng xã hội Việt Nam ở thời kỳ Ấn Độ cổ đại thực sự là một xã hội văn minh. Một đời người sinh ra, đều phải trải qua 4 thời kỳ tu luyện rõ ràng:
Thời kỳ thứ nhất gọi là Brahmacàrin (Phạm trí kỳ): Là thời niên thiếu cắp sách tới trường. Từ 7 – 11 tuổi được học Kinh Vệ Đà (Véda), một dạng kinh sách giáo dục kiến thức căn bản, nội dung gồm 4 bộ:
- Rig Véda: Gồm 1028 bài thi tụng các vị thần, cổ nhất vào khoảng thế kỷ XV TCN. Những vị thần được ca tụng nhiều nhất là Indra, Varuna, Agni
- Sâma Véda: Tụng ca hiến tế, thần chú, gồm 585 bài.
- Yayur Véda: Một dạng kinh lễ, hướng dẫn nghi thức dâng lễ, ví dụ như nghi thức dâng sao, cúng mùa màng, cúng thấn lửa, dâng trăng tròn, vv…
- Atharva Véda: Phần thuyết giáo ý nghĩa của 3 nội dung trên, thuộc về triết học, ý nghĩa tâm linh, lễ tục và đạo đức.
Thời kỳ thứ hai gọi là Grhastha (Gia cư kỳ): Là thời kỳ tráng niên lập gia đình,làm các nghĩa vụ của người gia trưởng như tế tự, trong nom dạy dỗ con cháu. Tóm lại là thực hành tại gia những điều đã học ở tuổi niên thiếu.
Thời kỳ thứ ba gọi là Vànaprastha (Lâm cư kỳ): Là thời kỳ đại tráng niên, sau khi hoàn thành nghĩa vụ gia đình, thì vào rừng lập am tu thân, tầm đạo, hướng tuệ. Thiền định và tịnh tâm để đối diện với khổ hạnh của bản thân và tiếp cận với năng lượng vũ trụ, tìm cách giải thoát đau khổ cho bản thân. Lấy Đạo Đức kinh làm căn bản.
Thời kỳ thứ tư gọi là Parivràjaka (Du hành kỳ): Hết thời kỳ thiền tịnh, đã biết được cái khổ tập của mình, thì đến thời kỳ du hành rày đây mai đó để nhận biết cái khổ tập của thiên hạ và tìm cách cứu khổ thiên hạ.
Tổng thể của nền tảng giáo dục Ấn Độ giáo, nói ngắn gọn là gồm học làm người, thực hiện nghĩa vụ sinh tồn nòi giống, giải phóng bản thân và cuối cùng là thực hiện nghĩa vụ xã hội, cứu độ chúng sinh.
PHÂN CẤP XÃ HỘI ẤN ĐỘ
Bràhmanah (Bà-la-môn): Là tập đoàn tăng già đã tu thành chính quả, tương đương như tầng lớp trí thức ngày nay. Họ nắm quyền hành về nghi thức tế tự và nền tảng giáo dục xã hội. Đôi khi họ nắm vai trò như quốc hội, can thiệp cả vào công việc triều chính.
Ksatriya (Sát-đế-lợi): Là dòng dõi vua chúa, nắm quyền lực thống trị. Chỉ các vị trong dòng tộc Sát-đế-lợi tu hành đạt được trí tuệ Bà-la-môn, thì khi chết mới được phong hiệu Bụt. Những Ba-la-môn không thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi, nếu có công lập ra một tông phái phái mới, thì chỉ được tôn vinh là Tổ. Ví dụ tam vị Tổ của phái Trúc Lâm chẳng hạn, vì Trần Nhân Tông là vua nên gọi là Bụt Hoàng, hai vị còn lại được gọi là Tổ, cho dù cả ba người đều giác ngộ như nhau.
Vaisya (Tỳ-xá): Là giai cấp trung lưu gồm công, nông, thương, có điền sản, nhà cửa.
Sùdra (Thủ-đà-la): Là giai cấp bần cố nông, không nhà cửa, tài sản ruộng vườn, phải đi làm thuê, ở đợ kiếm ăn. Cũng từng có những Thủ-đà-la may mắn, được đức Phật, hay Bà-la-môn giác ngộ, vượt qua giai cấp thấp hèn, thay đổi số phận vươn tới tầng lớp trí tuệ Bà-la-môn.
3.5- TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ GIÁO
Tư tưởng triết học Ấn Độ giáo trải qua 3 thời kỳ tiến triển về nhận thức của con người.
3.5.1 – THỜI KỲ THỨ NHẤT:
Lý thuyết Rg Véda (Lê-câu-phệ-đà) được xem là thời kỳ thứ nhất. Thời kỳ Rg Véda rất lâu xưa, từ khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, con người ở xứ Ấn Độ còn sống trong hang núi. Trong những bài tán mang tính thần thoại đã hàm chứa sự khởi đầu nhận thức về vũ trụ và nhân sinh quan mang tính trí tuệ nền tảng của loài người.
3.5.2 - BRÀHMANA (PHẠM THƯ) LÀ THỜI KỲ THỨ HAI:
Các sách cho rằng lý thuyết BRÀHMANA xảy ra vào khoảng từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 8 trước Công nguyên. Bấy giờ con người đã tiến xuống các vùng đồng bằng ven biển để sinh hoạt cộng đồng, đã biết canh nông và sự phân cấp xã hội cũng đã hình thành. Nội dung Phạm thư nặng về Thần học, được chia làm 3 phần nhận thức căn bản về sự hình thành thế giới, trải qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn thứ nhất lấy Prajapati (Sinh sản) làm trung tâm. Prajapati là vị thần tối cao tạo ra vũ trụ, trời đất và hư không; tạo ra Thái dương thần, Phong thần, Hỏa thần; tạo ra vạn vật bao gồm cả con người. Hiểu đơn giản thì Prajapati là Thượng đế.
* Giai đoạn thứ hai lấy Bràhman (Đại ngã) làm trung tâm. Bràhman thay thế Prajapati nắm quyền chi phối các vị thần. Duy thức Bràhman có 2 giá trị căn bản:
- Duy trì bản chất bất biến, bất động
- Mặt khác lại tạo nên Nàma (Danh) và Rùpa (Sắc) để triển khai Vạn hữu.
Lời bàn: Những ai coi Văn minh phương Tây đi trước phương Đông thì cần suy nghĩ lại. Những người nói Việt Nam không có triết học cũng phải xem lại sự thiếu hụt kiến thức của mình. 1000 năm TCN, người Việt Nam không chỉ có triết học nhân sinh, mà đã có cả triết học vũ trụ. Cũng có thể là sớm nhất thé giới, nếu không ai trình ra được lý thuyết nào sớm hơn? Dù sao nó cũng sớm hơn so với Thiên Chúa 15 trên dưới thế kỷ.
* Thời kỳ thứ ba lấy Atman (Tự ngã) làm trung tâm. Bràhman và Atman tuy tên khác nhau nhưng cùng một thể. Bràhman thuộc về phương diện vũ trụ; Atman thuộc về phương diện tâm lý. Thoát ra khỏi ngôn ngữ chuyên môn nhà Phật, giải thích đơn giản dễ hiểu thế này. Bràhman là năng lượng vũ trụ; Atman là năng lượng của vạn vật, là linh hồn của vạn vật. Cả hai thứ năng lương ấy đều bất diệt, cho nên khi Atman lìa khỏi xác, thì thuộc về Bràhman.
3.5.3 – UPANISHAD (ÁO-NGHĨA-THƯ) LÀ THỜI KỲ THỨ 3:
Thời kỳ này chủ trương Bràhman – Atman aikyam (Phạm ngã đồng nhất) và tư tưởng giải thoát. Tư tưởng giải thoát cũng chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: TỰ GIÁC, tức tự đi tìm giải thoát. Nhưng con đường giải thoát không có ở bên ngoài, mà tự nơi mình, tự trong bản thân mình. Nhân của giải thoát là Tự giác; nhân của luân hồi là Bất giác.
Giai đoạn 2: AN TRỤ, tức thân và tâm phải yên tịnh, tuệ mẫn
Giai đoạn 3: DU-GIÀ (Yoga), tức tu thân để đạt khả năng trực quán trí, có thể nhìn thấy vô thường.
Lời bàn về phép Tự giác: Một sự việc, người này thấy bình thường, người kia thấy khổ đau, lại có người thấy hạnh phúc. Nếu Phật tử nhìn sự việc mà cảm thấy hạnh phúc, tức đã tự giải thoát được cái sự khổ trong sự việc ấy. Xin lấy vài ví dụ:
Ví dụ 1: Ba người đều phải nấu cơm, rửa bát. Nhưng một người vì tình yêu muốn tạo ra những món ngon cho người thân, họ say mê làm không cảm thấy mệt mỏi; người thứ hai chấp nhận sự an bài của số phận, nên tuy không say mê, nhưng không cho đó là nặng nề gì; người thứ ba rất sợ rửa bát, làm cá, nên công việc trong bếp mà nói, đối với họ thực sự chán ghét. Như vậy cái khổ của người thứ ba là do tự bản thân thấy khổ thì nó khổ.
Ví dụ 2: Cũng ba người, người thứ nhất đứng ở chân núi phía tây Trường Sơn, nên dường như chưa bao giờ nhìn thấy cảnh sắc lúc mặt trời mọc; Người thứ hai, đứng ở chân núi đông Trường Sơn, nên chưa bao giờ nhìn thấy cảnh sắc lúc mặt trời lặn; chỉ người thứ ba hàng ngày chịu khó leo núi, đứng trên đỉnh núi mới thấu tỏ cả hai cảnh sắc bình minh và hoàng hôn.
Tầm nhìn của người đứng trên đỉnh núi bằng tầm nhìn của hai người dưới chân núi gộp lại. Đổi sự gian khổ lấy tầm nhìn trí tuệ cũng là một cách thoát khổ. Diệt khổ, hay thoát khổ đơn giản chỉ vậy thôi.
Tôi từng thấy người Lào không khóc trong tang lễ khi tiễn đưa người chết. Thậm chí họ còn bắc loa đài nhảy múa như lễ hội để tiễn đưa. Vậy đối với người Lào cái chết không phải là đau khổ, triết lý sống của họ giúp họ thoát khổ đau.
Tu thân không phải ngày một ngày hai; Tu thân không vội lòe trí tuệ; Khi thân tâm an trụ, con đường trí tuệ sẽ rộng mở…
Kỳ sau: 3.6 – TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC THỜI KỲ THÍCH- CA-MÂU-NI XUẤT THẾ.

***
Tài liệu tham khảo và sử dụng:
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Khâm định Việt sử - Tiền Biên
- Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn
- Lịch sử các nước Đông Nam Á – Nguyễn Thế Anh
- Địa lý Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu
- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh
- Lược sử Ấn Độ Giáo – TS Thích Thanh Kiểm
- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp
- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục
- Phật giáo – Trần Trọng Kim
- Phật giáo sử lược – Thượng tọa Mật Thể
- Nhật Bản sử lược – Phan Khoang
- Dân tộc Chàm lược sử - DOROHIÊM, DOHAMIDE
- Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp – Onishi Kazuhiko
- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre REY
- Nam phương Phật tích – Huyền Mặc Đạo Nhơn
- Phật giáo Nam tông kinh – Thiện Hậu
- Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam – TS Lê Mạnh Thát
- Thiền uyển tập anh – Kim Sơn (phái Trúc Lâm)
- Chùa cổ Hà Tĩnh – Thái Kim Đỉnh
- Nghệ An ký – Bùi Dương Lịch
- An Tĩnh cổ lục – Le Breton
- Văn hóa VN với các nước Đông Nam Á – Nguyễn Đăng Thục
- Sử lược Phù Nam – Lê Hương
- Lĩnh Nam trích quái – Trần Thế Pháp