Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 7
 
(15h: 30-06-2022)
GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 7Bài viết của Phan Lan Hoa
***
3.6.5 – CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

 

 

GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO

Phan Lan Hoa

cd

 

          3.6.5 – CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY.

 

Trước hết tôi mong những ai quan tâm bài viết của tôi hãy hiểu rằng, nội dung này là của cổ nhân. Nó thuộc nội dung phản biện lịch sử Việt Nam của tôi, tức là do tôi đọc lịch sử và thấy có chỗ cần thắc mắc thì dơ tay phát biểu ý kiến. Tôi không phải thầy giảng đạo, tôi cũng chưa hề theo đoàn phật tử nào lên chùa, tôi phản biện vì giác ngộ ra rằng đức Bụt thông tuệ là tổ tiên Việt tộc của tôi, là nhân vật lịch sử vĩ đại thuộc dân tộc Việt Nam tôi. Những quan niệm triết học về Thế giới quan – Nhân sinh quan ngày nay đã bị khoác áo thời đại mới; đồng thời cũng có những chân lý của cổ nhân đã được cập nhật mới cho phù hợp với thời đại. Khoan hãy phán đúng sai, phải đọc cho hết toàn bộ nội dung, mới có thể xét thấu vấn đề. Tất nhiên mọi người có thể tự do tranh luận, ngược lại tôi cũng sẽ phản biện thẳng thắn. Tranh luận không để dành thắng thua, mà để cho người thứ ba nhìn được chỗ dùng của Đạo. Sự nhìn thấy đó có thể nghiêng về tôi, hay về bạn đều tốt cả.

 - Nương vào Nhân duyên mà có thì gọi là Thế giới vô thường.

          - Lý tưởng thế giới không bị Nhân duyên chi phối là Thế giới thường trụ.

          - Có sinh, có diệt cùng biến hóa thì thuộc về Thế giới hữu vi (Samskrta).

          - Không sinh diệt biến hóa thuộc về Thế giới vô vi (Asamskrta).

Hoặc (), nghĩa là mê lầm. Có hai sự mê hoặc lớn là Kiến hoặcTư hoặc. Kiến hoặc (見惑) nghĩa là kiến thức mê lầm; Tư hoặc (思惑) là tình cảm mê lầm.

          Kinh sách Phạm ngữ được dịch qua Hán ngữ, rồi lại từ Hán ngữ dịch qua Việt ngữ. Câu cú lưng lửng nửa Hán nửa Việt, hay nói cách khác là mớ hổ lốn tiếng Hán và tiếng Việt lắp ghép, khiến cho Phật tử u mê không còn sức phản biện, chỉ biết rập đầu kinh sợ và tuân theo. Phật tử không biết rằng thế giới mà đức Phật Thích-ca-mâu-ni trụ trì là một thế giới tự do về tư tưởng, hòa đồng về giai cấp và khuyến khích tư duy. Chân lý của Thích-ca là “cái gì thái quá cũng trở nên bất cập ngay sau đó”.

Mọi diễn biến trong cuộc sống đều có cái lý lẽ riêng của nó, Quán () là xét thấu, nghĩ thấu. Kẻ tiểu nhân thường đặt bản ngã trong mỗi sự suy xét, nên thường mắc sai lầm; bậc đại nhân vô ngã trong sự suy xét sự việc diễn biến, nên tìm được chân Đạo. Vô ngã (無我) tức là quên mình đi. Vô ngã quán (無我) là pháp quên bản ngã đi để mà xét thấu cái lý lẽ thường hằng.

          “ … Bậc Thượng nhân có làm nhưng không hệ lụy công việc; bậc Thượng nghĩa có làm nhưng hệ luy công việc; bậc Thượng lễ có làm, nếu không được hưởng ứng thì xắn tay áo lôi kéo người theo. Cho nên mất Đạo thì đến Đức, mất Đức thì đến Nhân, mất Nhân thì đến Nghĩa, mất Nghĩa thì đến Lễ. Mà Lễ là trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh và là đầu mối loạn lạc. Giỏi giang là hào nhoáng của Đạo và là đầu mối của ngu si.

          Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mỏng mảnh, ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nhoáng…” (Lão Tử Kinh)

          “ … Trời được Đạo nên trong, Đất được Đạo nên yên, Thần được Đạo nên linh, Hang được Đạo nên đầy. Vạn vật được Đạo nên sống. Hầu vương được Đạo nên trị vì thiên hạ. Đều là do đạt Đạo mà nên.

          Trời không có Đạo để trong, sẽ vỡ; Đất không có Đạo để yên, sẽ lở; Hang không có Đạo để đầy, sẽ cạn; Thần không có Đạo để linh, sẽ tán. Vạn vật không có Đạo để sống, sẽ tuyệt; Hầu vương không có Đạo để được sang cả, sẽ bị diệt vong.

          Cho nên, sang lấy hèn làm gốc; cao lấy thấp làm nền. Vì thế bậc vương hầu xưng mình là côi cút, là ít Đức, là vô dụng, thế không phải lấy hèn làm gốc sao?

Phân tách cho cùng, tất cả đều là hư danh (xe không là xe) không muốn coi ai quý như ngọc, hay hèn như đá” (Lão Tử Kinh).

          3.6.5.1 - BÁT CHÍNH ĐẠO (Àryàstàngika – màrga). Tám chân tu của một đạo sĩ.

          1- Chính kiến (Samyag-drsti): Kiến () là gặp, thấy, chính kiến là sự thấy của chính bản thân, không phải là điếu thấy từ người khác.

          2- Tư duy (Samkalpa): Là suy nghĩ và xem xét thấu đáo điều mình thấy.

          3- Chính ngữ (Samyag-vàca): Hay chính ngôn, là nói điều của mình, do mình thấu nghĩ thấu đạt. “Bệnh do khẩu nhập, họa do khẩu xuất”, tư duy là để xét thấu, xét thấu là để biết điều gì nên nói và nên nói thời điểm nào, nói thế nào để mang lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho nhân loại.

          4- Nghiệp (Kamànta): Nghiệp là cái nhân. Cái nhân ấy  tạo hai thứ là Thiện nghiệp và Ác nghiệp. Ác nghiệp lại có ba thứ: khẩu nghiệp (口業) là nhân ác bởi miệng làm ra; thân nghiệp (身業) là nhân ác bởi thân làm ra; ý nghiệp (意業) là nhân ác bởi ý làm ra.

          5- Mệnh (Àgiva): Bao gồm Tâm và Vật. Tâm là linh hồn (Atman), Vật là thể phách. Khai thông thể phách tức là tạo cơ hội cho Atman kết nối với Bràhman

          6- Tinh tiến (Viàyàma): Là tinh thần cầu tiến

        7- Niệm (Smrti): Niệm () là nghĩ, nhớ, mong, là chuyên tâm nghĩ ngợi. Niệm kinh 念經 là đọc kinh. Nó không có nghĩa là gõ mõ và tụng cho thuộc, mà phải thấm nhuần điều răn dạy trong kinh sách.

         8- Định (Samàdhi): Định () là yên ổn không bị lay động nữa gọi là định. Nhập định là phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được.

          3.6.5.2 – TỨ CHÂN ĐẾ

Đế (), là đạo lí, nghĩa lí, chân lí. Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ “chân ngôn” 真言. Khổ - Tập – Diệt – Đạo gọi là Tứ chân đế, tức là bốn cái lý của thuyền định. Thông thấu lẽ thiền gọi là Đắc diệu đế (得妙諦).

KHỔ ĐẾ (Duhkka-satya):

Trong thế giới hiện thực, dù hữu tình hay vô tình, đều ở trong chân tướng khổ đau.

Sinh – Lão – Bệnh – Tử là cái khổ tự nhiên của một đời người.

Ái biệt ly khổ (Priya-samprayoyra), là khổ vì xa lìa người thân yêu.

Cầu bất đắc khổ (Yad api-tcchan-paryesamano nalabhetetad), là khổ vì điều mong cầu không toại nguyện.

Ngũ ẩm thịnh khổ (Samk-sepat-qancaupàdàra skandhà), là do câu chấp (拘執) vào 5 yếu tố: Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức, không biết biến thông, cứ tự cho mình là phải.

TẬP ĐẾ (Samudaya-satya)

          Mê lầm về kiến thức (kiến hoặc), mê lầm về tình cảm (tư hoặc), nảy sinh những câu chấp (chấp trược), khiến cho ngu muội càng ngu muội, không có khả năng biến thông, dẫn đến khổ đau. Khổ đau là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như: gian dối, tham lam, giận dữ, ngu si, vv… nó gom góp lại thành nỗi thống khổ, thế gọi là Tập đế (集諦).

          Tích tụ nỗi thống khổ cho bản thân thì gọi là Tập đế, nhưng do mê lầm mà gieo khổ đau cho người khác gọi là tạo nghiệp. Hoặc – Khổ - Nghiệp trì níu Atman không thể tách lìa thể phách, chẳng thể lìa xa trần gian. Người xưa cho rằng vì như thế nên có kiếp luân hồi. Muốn thoát luân hồi phải giải phóng khỏi ba thứ ấy.

          DIỆT ĐẾ (Nirodha-satya):

Tức là diệt Hoặc – Khổ - Nghiệp. Nói thì dễ nhưng làm được lại quá khó. Cả một xã hội đầy mê lầm về giáo dục như hôm nay không dễ gì cải cách được trong ngày một ngày hai!

          Cho nên, nền tảng giáo dục Ấn Độ giáo của Tiên Tổ người Việt xưa chỉ huấn luyện con người cách diệt khổ khi đã trải qua giai đoạn “Gia cư kỳ”. Đến giai đoạn “Lâm cư kỳ” phải tách rời đời sống cộng đồng, yên tịnh trong hang thâm cùng cốc, ngày ngày đọc kinh sách để nhận thức về quy luật vận hành của Đạo và Đức hành xử của con người để xét thấu mọi lẽ vấn đề của thực tại thường hằng, từ đó giác ngộ được bản thân, giải phóng được mê lầm mới hòng giải thoát được khổ đau và tránh được tạo nghiệp.

          A-dục vương (A-di-đà), vốn dĩ là một đức vua hiếu chiến, từng lấy chinh phạt làm chiến tích. Một ngày nọ, hình ảnh đạo sĩ bình thản ngồi trên giàn thiêu đã khiến cho đức vua chạnh lòng, biết là thánh nhân có thật và đang ở trước mặt. Lòng từ bi nảy sinh từ đó, để diệt nghiệp chướng do mình tạo nên, A-dục vương đã đem Xá lợi Phật ban bố khắp thiên hạ, xây chùa, xây trường đại học và tổ chức đại hội Phật giáo để soạn kinh sách, phổ cập Phật học ra chín phương thiên hạ, hi vọng một xã hội mới trí tuệ và hòa bình thay vì chiến tranh xâm lược. Rốt cuộc ngài đã trở thành đức Phật A-di-đà trong lòng dân chúng bởi sự chân thành sửa sai và kết quả lấy Đạo Đức bình thiên hạ của ngài.

          Làm chính trị không thể không tạo nghiệp, làm doanh nhân cũng vậy. Gần đây nhiều người lên mạng xã hội tự hào vì đã thành công từ những cuộc kinh doanh bất động sản, họ cho rằng đã thức thời và làm giàu không khó. Nhưng liệu trong số người buôn đất, buôn nhà trở nên giàu có kia, mấy ai nghĩ rằng bản thân đang tạo nghiệp? Thông qua buôn bán, giá đất, giá nhà  tăng vọt, cơ hội xây tổ ấm của người nghèo càng vời xa. Mà cho dù ai đó trong số thương buôn biết đó là hành động tạo nghiệp, thì trước mối lời to lớn có thể dành giật về cho mình, cho gia đình, người thân của mình, người ta sẽ bất chấp cả việc tạo nghiệp. Đó là lý do vì sao phải “Lâm cư” mới diệt được Hoặc – Khổ - Nghiệp. Bởi vì còn va chạm trong đời sống trần gian thời còn xảy ra mê lầm, khổ đau, nghiệp chướng.

          Xã hội Ấn Độ quả là văn minh sáng suốt. Khi đạo sĩ thấu đạt được chân lý, tự tin rằng không còn mê lầm nào cám dỗ được nữa, có thể đứng ra trụ trì thiên hạ, thì đó là con người đã đạt tới đẳng cấp Bà-la-môn. “Du hành kỳ” là giai đoạn thực hiện nghĩa vụ xã hội của đời người, đem trí tuệ đạt đạo của mình làm công việc của ngành giáo dục. Chỉ khi đạt đạo mới du hành truyền đạo, đó là đặc điểm ưu tú của Ấn Độ giáo.

          ĐẠO ĐẾ (Màrga –satya):

          Diệt đế là để lộ ra chân lý của Đạo, nên gọi là Đạo đế (道諦). Tất cả nội dung ấy nằm trong 5000 chữ của Đạo Đức Kinh (Lão Tử Kinh, Hồ Kinh) của đức Phật Thích-ca-mâu-ni, phật tử muốn thấu hiểu lẽ đạo, trước tiên cần phải đọc và hiểu cho hết 5000 ngàn chữ ấy.

          Pháp môn nhà Phật nói rằng:

          - Khổ đế là quả, tập đế là nhân, hai thứ ấy là Nhân quả thế gian.

          - Diệt đế là quả, Đạo đế là nhân, hai thứ ấy là Nhân quả xuất thế gian.

          3.6.5.3 – THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN (Dvadasa nidànas):

          Có 3 điều cốt yếu trong thuyết Nhân duyên luận, đó là: Nhân (Hetu) Duyên (Pratitya) và Quả (Phala). Giáo lý Phật giáo nguyên thủy luận rằng: Cái gì phát động là Nhân; cái gì kết tập thành tựu thành hiện thực là Quả. Duyên là sự hòa hợp, sự liên lạc kết nối giữa Nhân và Quả. Nhân có Duyên thì tạo Quả, Nhân không Duyên thì diệt Quả.

Hoặc – Khổ - Nghiệp tạo nên vòng luân hồi, 12 nhân duyên là quả sinh ra Hoặc – Khổ - Nghiệp, thứ nọ sinh ra thứ kia và ngược lại thứ kia diệt thứ nọ, là vòng tròn sinh diệt luân hồi, gồm :

          Vòng sinh: Có Lão tử thời có Sinh → Có Sinh thời có Hữu → Hữu sinh Thủ → Thủ sinh Ái → Ái sinh Thụ → Thụ sinh Xúc → Xúc sinh Lục nhập → Lục nhập sinh Danh sắc → Danh sắc sinh Thức → Thức sinh Hành → Hành sinh Vô minh. Vô minh chính là Hoặc sinh Khổ - Nghiệp. Hoặc – Khổ nghiệp sinh Luân hồi.

          Vòng diệt: Vô minh diệt Hành → Hành diệt Thức → Thức diệt Danh sắc → Danh sắc diệt Lục Nhập → Lục nhập diệt Xúc → Xúc diệt Thụ → Thụ diệt Ái → Ái diệt Thủ → Thủ diệt Hữu → Hữu diệt Sinh → Sinh diệt Lão Tử.

          THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

          1* Lão tử (Jàramarana): Không có Sinh thời không có già chết, vậy nhân duyên của già chết là Sinh.

          2* Sinh (Jàti): Nhân duyên của Sinh là Hữu, tức cái ý thức về sự hiện hữu của ta. Ngược lại, không có Hữu tức là trước đó Sinh đã bị diệt rồi.

          3* Hữu (Bhava): Nhân duyên của Hữu là Thủ, tức cái tính bảo thủ tự tồn. Không có tính tự tồn, Hữu tự diệt vong.

          4* Thủ (Upàdàna): Nhân duyên của Thủ là Ái, tức cái dục tình làm cho ta đem lòng yêu say thứ nọ, điều kia.

          5* Ái (Trisnà): Nhân duyên của Ái là Thụ, tức là cảm giác, không có Thụ thời Ái bị triệt tiêu.

          6* Thụ (Vèdàna): Nhân duyên của Thụ là Xúc, tức là giác quan truyền báo cảm xúc.

          7* Xúc (Sparca): Nhân duyên của Xúc là Lục nhập.

          8* Lục nhập (Sadàvatana): Gồm Nhãn (mắt) nhập sắc; Nhĩ (tai) nhập thanh; Tị (mũi) nhập Hương; Thiệt (lưỡi) nhập vị; Thân nhập Xúc; Ý nhập pháp. Nhân duyên của Lục nhập là Danh sắc, tức là Tinh thần và Vật chất.

          9* Danh sắc (Nàmarupà): Nhân duyên của Danh sắc là Thức, tức là ý thức về bản ngã.

          10* Thức (Vijnàna): Nhân duyên của Thức là Hành, hay nói ngược lại nương vào nhận thức của bản thân để sinh hành động, nhưng Hành là nguyên nhân sinh Hoặc (mê lầm vô minh).

          11* Hành (Sanskà–ra): Nhân duyên của Hành là Vô minh, tức là mê lầm dẫn đến không sáng suốt, không phân biệt được giả chân.

          12* Vô minh (Avidyà): Vô minh chính là Hoặc sinh Khổ - Nghiệp. Hoặc – Khổ nghiệp sinh Luân hồi.

Tóm lại THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN là giải thuyết hai chân đế là Khổ đế và Tập đế, là cách luận về Nhân – Quả thế gian. Thuyết này loạn xạ sách vở, mỗi quyển luận theo một kiểu ngôn ngữ thất thường. Ở đây tôi chỉ thâu tóm ngắn gọn cái định nghĩa về 12 khái niệm Nhân duyên. Thiết nghĩ, muốn ra khỏi nhà lao phải có chìa khóa mở cửa tù. Hẵng cứ thoát khỏi cái mớ bòng bong, nắm lấy điều cốt lõi, sau đó mới tìm hiểu xem thiên hạ bàn gì, lúc ấy mới biết ai hay, ai đúng.

          (Ghi chú: Những từ viết hoa giữa câu là bởi những từ ấy đứng tên một khái niệm riêng của giáo học Bụt Đạo).

          3.6.5.4 – NGŨ UẨN (Pãnca-skandàh - 五蘊):

          Sẽ gặp lại 5 yếu tố đã có trong thuyết Nhân duyên, đó là Sắc (Rupa) – Thụ (Vèdàna) - Tưởng (Sanjnà) – Hành (Vijnàna) – Thức (Virnâna), gọi là Ngũ uẩn (五蘊).

Nhưng Sắc – Thụ - Tưởng – Hành – Thức, mỗi từ khi đứng riêng nó thì mang nghĩa đen của bản thân nó, còn khi được ghép với “uẩn” lại mang ý nghĩa đối trọng. Uẩn ((), là bao hàm, tích chứa, là yếu tố che giấu chân tính.

Giáo lý Bụt Đạo nguyên thủy định nghĩa: Ngũ uẩn là thuộc tính của Vật có tri thức. Tức là trong Vũ trụ có Vạn vật, trong Vạn vật lại có hai chủng loại: Vật vô tri giácVật có tri thức. Phàm là Vật có tri thức thì đều có 5 uẩn nói trên. Như vậy thuyết Ngũ uẩn là nội dung bàn về phần Tâm, mà Tâm của chủng loại Vật có tri thức gọi là Tâm hồn (Atman). Khi con người chết đi, Tâm hồn được gọi là Linh hồn, sẽ trở về với Bràhman, nếu không vướng nghiệp Luân hồi. Đó là lý do nảy sinh ra Tu hành.

Linh hồn có hay không vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Nay tôi giải thích như vậy ai thấy tin được thì tin. Linh hồn là Tâm hồn, ai cũng có. Một đạo sĩ đắc đạo tức là Atman đã kết nối với Bràhman ngay khi còn sống. Khi đạt được năng lực như vậy, không gian là một kho sách vô tận (tương tự như không gian lưu trữ Điện toán đám mây) để học hành, nghiên cứu, suy tưởng. Tôi nghĩ rằng đến một ngày nào đó Google, hoặc một tập đoàn có chức năng tương tự sẽ đọc được trong những đám mây bay trên trời cao lịch sử hình thành thế giới và bước tiến loài người, tất cả trí tuệ của con người từ lúc hồng hoang khai sinh đến nay lưu trữ ở trên đó cả.

NGŨ UẨN (Pãnca-skandàh - 五蘊):

Sắc uẩn (Rupa - Skadha): Hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là Sắc. Sắc uẩn (色蘊) là chân tính bị che dấu đằng sau hình tướng.

Ví dụ: Nhà nhiếp ảnh chia sẻ một bức hình một loài hoa cỏ dại, ai xem cũng tấm tắc khen “có hồn”, vậy không chỉ con người mà súc vật, hoa cỏ cây lá cũng có tâm hồn, và tâm hồn là yếu tố để hoa lun linh khoe sắc. Ngược lại một cô người mẫu khoác bộ cánh không phù hợp với phong cách trang điểm, người xem cho rằng “bình hoa di động” ý nói không có hồn. Vậy tâm hồn là cái chân tính che dấu đăng sau hình tướng vậy.

Thụ uẩn (Vèdàna- Skadha): Thụ là tri giác, cảm giác. Thụ uẩn (受蘊) là cảm nhận cái chân tướng sự vật bị che giấu thông qua tri giác. Con người có Ngũ căn là: nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân để cảm thụ Ngũ trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, sinh ra mọi sướng, khổ, buồn, vui.

Tưởng uẩn (Sanjnà- Skadha): Tưởng là nghĩ ngợi, tư duy. Tưởng uẩn (想蘊) là đoán biết về điều ẩn giấu phía sau hình dáng của sự vật, biến thiên ra sao.

Thức uẩn (Virnâna- Skadha): Thức là nhận thức, ý thức. Thức uẩn (識蘊) là tích chứa nhận thức về sự vật.   

Hành uẩn (Vijnàna- Skadha): Hành là hành động, là phép ứng xử. Hành uẩn (行蘊) là bao hàm những hành động ứng xử trước sự vật.

          Ở đây tôi có sắp xếp lại trật tự Ngũ uẩn một chút mà tôi cho là phù hợp. Từ hình tướng (Sắc) hiện hữu của sự vật, cần phải dùng tri thức của mình để xét thấu nguyên lý vận động của Vạn hữu. Dùng mắt để định hình sự vật tròn méo qua không gian; dùng tri giác để cảm thụ sự vật xảy ra trước mắt; suy nghĩ, tư duy xem vì sao thứ này tròn, thứ kia vuông; nhận thức về sự vật, vv... Phải nhìn cho thấu cái chân tính bị che dấu bên trong sự vật, tìm cho được cái Tâm của sự vật là gì. Đặt phép ứng xử (Hành) sao cho phù hợp với biến thiên của sự vật. Nếu không đủ tri thức để mà xét thấu, hành động đem lại kết quả thiện, ác thất thường.

          Vậy có thể nói Ngũ uẩn là pháp để khai mở chiều sâu trí tuệ con người.

Một ví dụ điển hình về Đông y học, mà Tổ của Đông y cũng là Thủy tổ Việt tộc (Thần Nông). Pháp môn của Bụt Đạo nguyên thủy có phần học và hành về Đông y. Một đạo sĩ là phải biết tự cứu chữa cho mình và cứu giúp thiên hạ. Khám bệnh thông qua Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết), từ đó tìm ra nguyên căn bệnh lý. Nguyên nhân lại có nguyên nhân bên trong (đàm ẩm, ứ huyết, ăn uống, tình dục, sang chấn…), nguyên nhân bên ngoài (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa…). Chả phải Tổ tiên người Đông Dương cổ xưa đã nhìn sự vật không đơn thuần bằng mắt, mà bằng trí tuệ, thấy 5 uẩn của Sắc – Thụ - Tưởng – Thức – Hành bằng trí tuệ, xuyên thấu sự vật để có thể vẽ ra bản đồ huyệt đạo của con người từ thủa không có các loại máy X-quang, siêu âm hay sao?

          Kỳ sau: 3.7 – TỔ CHỨC CỦA BỤT ĐẠO NGUYÊN THỦY

***

Tài liệu tham khảo và sử dụng:

- Đại Việt sử ký toàn thư

- Khâm định Việt sử - Tiền Biên

- Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn

- Lịch sử các nước Đông Nam Á – Nguyễn Thế Anh

- Địa lý Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu

- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh

- Lược sử Ấn Độ Giáo – TS Thích Thanh Kiểm

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp 

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- Phật giáo – Trần Trọng Kim

- Phật giáo sử lược – Thượng tọa Mật Thể

- Nhật Bản sử lược – Phan Khoang

- Dân tộc Chàm lược sử - DOROHIÊM, DOHAMIDE              

- Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp – Onishi Kazuhiko

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre REY

- Nam phương Phật tích – Huyền Mặc Đạo Nhơn

- Phật giáo Nam tông kinh – Thiện Hậu

- Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam – TS Lê Mạnh Thát

- Phật giáo triết học – Phan Văn Hùm

- Thiền uyển tập anh – Kim Sơn (phái Trúc Lâm)

- Chùa cổ Hà Tĩnh – Thái Kim Đỉnh

- Nghệ An ký – Bùi Dương Lịch

- An Tĩnh cổ lục – Le Breton

- Văn hóa VN với các nước Đông Nam Á – Nguyễn Đăng Thục

- Sử lược Phù Nam – Lê Hương

- Lĩnh Nam trích quái – Trần Thế Pháp

- Từ điển Hán – Nôm online (https : //hvdic.thivien.net/)

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 6 (16h: 19-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - kỳ 5 (18h: 11-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 4 (17h: 04-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 3 (06h: 01-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 2 (07h: 31-05-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ l: (17h: 29-05-2022)
 NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT – NGƯỜI HÁN (07h: 18-05-2022)
 ĐỊNH VỊ QUẬN NHẬT NAM (07h: 15-05-2022)
  ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.6 và III.7 (10h: 12-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.5 (06h: 12-11-2021)