GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO
Phan Lan Hoa
c⁕d
3.7 – TỔ CHỨC CỦA BỤT ĐẠO NGUYÊN THỦY
Tôi đã đưa ra những tư liệu về nguồn gốc nôi sinh của Bụt Đạo nguyên thủy là miền Trung Việt Nam. Ở chương này, tôi xin quay lại thành Luy Lâu, bởi tôi có chứng cứ để nói rằng Đại hội Phật giáo đầu tiên được tổ chức tại thành này. Đồng thời xin khẳng định, đây là Trung tâm Phật giáo nguyên thủy lớn nhất thế giới ở những kỷ nguyên TCN, chứng tích hãy còn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay, không đến nỗi bị phá tan hoang và cướp bóc tàn tệ như những Kinh đô Phật trên đất Chàm.
Có 3 lý do để nhận biết:
1* Sử Việt chép, Lão Tử đến làng Thổ Hà, mở trường dạy Đạo Đức Kinh tại đây. Đó là một làng cổ, rất cổ từ trước Công nguyên, thuộc đất Luy Lâu thành. Nói Đạo Đức Kinh thì nhiều người nghĩ tác giả là Lão Tử. Nhưng sử sách Trung Quốc chép “Lão Tử Kinh sau đổi là Đạo Đức Kinh” thì phải hiểu Lão Tử là tên sách và thuyết Lão Tử vốn dĩ có trong thuyết 12 nhân duyên; rồi sử nhà Phật lại chép “Lão Tử hóa Hồ Kinh”, nói rằng Lão Tử đem Hồ Kinh giáo huấn dân Hồ Tôn tu hành làm phù đồ (Bụt Đà). Vậy tức phải hiểu Lão Tử Kinh là Đạo Đức Kinh, cũng là Hồ Kinh, nhưng người truyền đạt Hồ Kinh ở nước Hồ Tôn là Thích-ca-mâu-ni. Đến đây thì hiểu ra Lão Tử Kinh là của đức Phật Thích-ca-mâu-ni, đã từng truyền đạt ở nước Hồ Tôn Tinh nên được gọi là Hồ Kinh. Sau đó Phật Thích-ca đã đem Hồ Kinh đến Luy Lâu và mở trường truyền giáo tại làng Thổ Hà. Hồ Tôn Tinh, cổ sử Việt Nam chép là tổ tiên người Chàm. Việt cổ sử cũng chép, biên giới phía nam của Lạc Việt giáp với nước Hồ Tôn.
2* Khi đã xác định được Lão Tử là Thích-ca, vậy sẽ xác định được nơi đức Phật nhập diệt là Luy Lâu thành. Nhập diệt dưới cây bồ đề là chuyện của Phật Như Lai Cù-đàm, không phải chuyện của Phật Thích-ca.
3* Trước khi nhập diệt, Phật Thích-ca-mâu-ni trao quyền điều hành Bụt Đạo cho Ca-diếp. Tổ Ca-diếp đã tổ chức một đại hội gồm 500 vị La-hán trong giới Bà-la-môn để bàn bạc, củng cố kinh sách, duy trì Bụt Đạo. Xét qua các trung tâm Phật giáo để tìm yếu tố phù hợp, thì duy nhất Luy Lâu thành được ghi chép bấy giờ có 500 tăng già, 20 ngôi chùa và 15 kinh sách. Lịch sử Phật giáo không chứng minh có nơi nào thịnh giáo hơn Luy Lâu trong thời kỳ trước Công Nguyên. Vậy Xá-vệ thành có lẽ chính là Luy Lâu, thuộc nước Kosala (miền bắc Ấn Độ)? Một trong hai con sông: sông Gianh ở Quảng Bình, hoặc sông Hà Hoàng ở Hà Tĩnh chính là sông Hằng Hà trong truyền thuyết Phật giáo, nó chia ranh giới Bắc – Nam xứ Ấn Độ. Phật Thích-ca-mâu-ni đã đem thuyết Lão Tử đến Xá-vệ thành, mở trường học tại làng Thổ Hà và tịch diệt chính nơi này!
Luy Lâu trước gọi là Liên Lâu, cũng gọi là Giao Chỉ thành vì thành ấy là lị sở của Giao Chỉ Bộ thời Tây Hán. Sử nhà Hán mô tả, thời kỳ Sỹ Nhiếp làm vương Giao Châu, mỗi khi ra đường đều có các sư Ấn Độ đi hai bên. Xem lại tiểu sử Sĩ Nhiếp, cha Nhiếp tên là Tứ, từng làm Thái thú quận Nhật Nam, có lẽ Sĩ Nhiếp đã được sinh ra ở Nhật Nam, thấm nhuần Ấn Độ giáo từ nhỏ ở chính miền đất nôi sinh ra Ấn Độ Giáo. Khoảng thời Hán An Đế, Liên Lâu là trung tâm Bụt Đạo phồn thịnh nhất thế giới. Tăng già, đạo sĩ, văn nhân trí sĩ từ Trung Hoa lánh nạn chiến tranh đổ dồn về đây học đạo, làm thơ, luyện linh đan, vv… Từ năm 116, người Châu Âu đã đến đây để giao lưu thương mại, sản vật mà người Việt đem bán cho phương Tây chính là vàng, trầm hương, tơ tằm, gia vị và gậy trúc. Tóm lại, Luy Lâu có lịch sử rất huy hoàng, là Trung tâm thịnh giáo của dòng Bụt Đạo nguyên thủy và cũng là Trung tâm văn hóa Đông phương lớn nhất thế giới vào những kỷ nguyên trước và đầu Tây lịch, cần một sự bảo tồn cấp thiết.
3.7.1 – BẢY CẤP ĐỘ TU HÀNH CỦA BỤT ĐẠO NGUYÊN THỦY
3 đặc điểm căn bản khác với Phật giáo Đại Thừa của Bụt Đạo nguyên thủy:
1* Kế thừa và duy trì Ấn Độ giáo.
2* Có hai giới tu hành là Trai giới (nam) và Ni giới (nữ), so với Đại Thừa chỉ có Trai giới.
3* Giáo lý căn bản để sau này hình thành bộ Tam tạng, gồm có:
- Kinh : Hồ Kinh (Lão Tử Kinh, Đạo Đức Kinh)
- Pháp và Luận: Bát chính đạo, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Ngũ uẩn
- Luật:
Kinh và Pháp, tôi đã trình bày căn bản trong các chương trước. Chương này là cơ cấu tổ chức và cũng là khởi nguyên của Luật tạng. Bụt Đạo nguyên thủy có 7 chúng tu hành, trong đó có 3 chúng tu hành của nam giới và 4 chúng tu hành của nữ giới.
3 CHÚNG TU HÀNH TRAI GIỚI GỒM:
- Ưu-bà-tắc (Ùpasaka): Phật giáo đồ nam giới tu tại gia
- Sa-di (Sràmanera): Nam giới xuất gia khi đã thụ 10 giới
- Tỉ-khưu (Bhiksu): Nam giới xuất gia phải đủ từ 20 tuổi đổ lên và đã thụ giới cụ túc.
4 CHÚNG TU HÀNH NI GIỚI GỒM:
- Ưu-bà-di (Ùpasika): Phật giáo đồ nữ giới tu tại gia
- Thức-xoa-ma-na (Sikkhamànà): Phái nữ đi xuất gia phải chuẩn bị 2 năm để học giới để thụ giới tỉ-khưu-ni.
- Sa-di-ni (Sràmaneri): Nữ giới xuất gia đã thụ 10 giới
- Tỉ-khưu-ni (Bhiksuni): Nữ giới xuất gia phải đủ từ 20 tuổi đổ lên và đã thụ giới cụ túc.
Thụ giới cụ túc, tức là đã thụ đầy đủ các giới luật tu hành được đặt ra. Ban đầu nam có 250 điều giới luật; nữ có 500 điều giới luật. Về sau sửa đổi, nam có 257 điều giới luật; nữ có 331 điều giới luật.
Ở đây cũng cho thấy, để đạt tới đẳng cấp Bà-la-môn, phải trải qua tu hành khắc nghiệt, hoàn toàn không có chuyện dựng ngược một đứa trẻ mới lớn lên rồi lừa thiên hạ là đã được Phật độ, sai khiến đứa trẻ ăn nói láo xược bề trên trước Phật tử ?!

3.7.2 – TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG TRONG BỤT ĐẠO NGUYÊN THỦY
Được chia làm 3 hình thức tổ chức:
- Lý tưởng tăng già: là hình thức sinh hoạt phổ cập rộng rãi, không phân biệt tại gia hay xuất gia.
- Tỉ-khưu-tăng già, Tỉ-khưu-ni-tăng-già: là hình thức sinh hoạt chỉ có trong các chúng xuất gia.
- Hội nghị tăng già: Quy định phải có từ 4 Tỉ-khưu trở lên mới có thể tổ chức hội nghị tăng già. Hội nghị tăng già có quyền quyết định một số việc quan trọng về thụ giới và tri thức Bà-la-môn, tương tự như hội đồng xét duyệt phong hàm giáo sư của ngành Giáo dục.
3.7.3 – TỨ Y PHÁP
1* Y vào khất thực để sinh sống
2* Y vào áo vải thô để che thân
3* Y vào dưới gốc cây để ngủ nghỉ
4* Y vào thuốc hũ nát để chữa bệnh
3.7.4 – VẬT SỞ HỮU và SINH HOẠT HÀNG NGÀY
Sở hữu cá nhân có 8 vật: 3 tấm áo cà sa (An-đà-hội, Uất-đa-la-tăng, Tăng-gia-lẽ), bình bát, khăn lọc nước, giao thế, kim khâu và túi.
Sở hữu công cộng: Tự viện, già lam, giảng đường, phòng xá, vườn rừng, cây quả, chăn màn, giường gối, vv…
Sinh hoạt hàng ngày:
- Sáng sớm: Tụng kinh, tọa thuyền, đàm đạo
- Trước giờ Ngọ phải đi khất thực rồi mang về phòng ăn vào giờ ngọ.
- Ăn xong thì chỉ tĩnh (nghỉ ngơi), chiều tu hành, giảng đạo.
- Tối pháp thoại, nghiên cứu cộng đồng tại thuyền đường công cộng đến giờ Tý thì nghỉ ngơi.
3.7.5 – MỘT SỐ NGHI THỨC
- Tác pháp tiến cụ (Upasampadà): Hay còn gọi là Nghi thức hứa khả cho người gia nhập tăng đoàn, ví dụ trao truyền cho giới Tam quy (Quy y Phật, Quy y pháp, Quy y tăng); Nghi thức hứa khả trao truyền cho phật giáo đồ đã thụ túc 10 giới gia nhập Sa-di, vv…
- Nghi thức Bá-tát (Upavasatha): Mỗi tháng 2 kỳ vào ngày 15 và 30, Tăng già trong cùng một kết giới phải tận tập, Bạch-yết-ma làm lễ Bá-tát, cử một vị tụng giới bản, còn tất cả ngồi nghe, tự phản tỉnh, ai phạm vào điều luật nào đều phải đứng ra trước đại chúng phát lộ, sám hối.
- Vũ kỳ an cư: Mỗi năm từ 16 tháng 4, đến 15 tháng 7, tức vào 3 tháng mùa mưa lụt lội, Tăng già tu hành yên định trong chùa, hoặc trong hang núi, không khất thực. Ngày 15 tháng 7 gọi là ngày Lễ tứ tự (Pavàranà), là ngày tự do cử tội, nếu ai trong 3 tháng Vũ kỳ an cư phạm phải lỗi nào đó sẽ bị kiểm điểm và phải sám hối trong ngày này.
Kinh – Pháp – Luận – Luật dưới thời Bụt Thích-ca-mâu-ni xuất thế có bấy nhiêu tôi đã trình bày. Nhân sinh quan và Thế giới quan của Phật nằm trong Lão Tử kinh, trí tuệ của Phật ở đấy; Triết học duy luận ở trong thuyết Bát chính đạo, thuyết Nhân duyên, thuyết Ngũ uẩn và Tứ đế. Phật tử muốn nhìn thấy ánh sáng của Phật, cần rũ bỏ hết đi những lý thuyết nhì nhằng, mê hoặc, trở lại cái gốc ban đầu, tư duy Đạo lý bắt đầu từ đấy…
Kỳ sau: 3.8 – SỰ NGHIỆP DUY TRÌ BỤT ĐẠO SAU PHẬT THÍCH-CA DIỆT ĐỘ VÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HAI DÒNG TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA.
***
Tài liệu tham khảo và sử dụng:
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Khâm định Việt sử - Tiền Biên
- Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn
- Lịch sử các nước Đông Nam Á – Nguyễn Thế Anh
- Địa lý Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu
- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh
- Lược sử Ấn Độ Giáo – TS Thích Thanh Kiểm
- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp
- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục
- Phật giáo – Trần Trọng Kim
- Phật giáo sử lược – Thượng tọa Mật Thể
- Nhật Bản sử lược – Phan Khoang
- Dân tộc Chàm lược sử - DOROHIÊM, DOHAMIDE
- Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp – Onishi Kazuhiko
- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre REY
- Nam phương Phật tích – Huyền Mặc Đạo Nhơn
- Phật giáo Nam tông kinh – Thiện Hậu
- Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam – TS Lê Mạnh Thát
- Phật giáo triết học – Phan Văn Hùm
- Thiền uyển tập anh – Kim Sơn (phái Trúc Lâm)
- Chùa cổ Hà Tĩnh – Thái Kim Đỉnh
- Nghệ An ký – Bùi Dương Lịch
- An Tĩnh cổ lục – Le Breton
- Văn hóa VN với các nước Đông Nam Á – Nguyễn Đăng Thục
- Sử lược Phù Nam – Lê Hương
- Lĩnh Nam trích quái – Trần Thế Pháp
- Từ điển Hán – Nôm online (https : //hvdic.thivien.net/)