Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 
(10h: 06-07-2010)
Truyện dân gian Nghệ An - Hà TĩnhKho tàng những câu chuyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
Nói chữ
 
Hai chị em nhà nọ vốn cũng có chút học hành. Có một anh chàng học sĩ những muốn mon men tản tỉnh. Chẳng may trong lúc tiếp xúc, anh ta sơ suất để bật ra một cái rắm, thẹn quá bỏ về. Nhưng ác thay hai chị em nhà nọ tinh nghịch, từ đó gọi anh ta với biệt danh là “bủm tiên sinh”.
 
Ý chừng cũng lâu lâu, anh chàng học sĩ mới dám mon men tiếp xúc trở lại. Buổi chiều nọ, hai chị em đang tắm dưới sông, anh học sĩ cũng xuống bến. Cô em bảo cô chị :
 
- Bủm tiên sinh dĩ lai. (Bủm tiên sinh đã đến)
 
Cô chị nói:
 
- Vật thuyết, vật thuyết ! (đừng nói, đừng nói!)
 
Không ngờ anh học sĩ nghe được, tiếp luôn:
 
-Vật thuyết như hà vật thuyết, Thượng viên hạ khuyết, nội như quy bì. (đừng nói chi mà đừng nói, trên tròn dưới khuyết, bên trong như da rùa)
============
 
Nhà vô phúc
 
Một người khách xứ Bắc đi thuyền qua cửa Hội. Bỗng anh ta nghe tiếng quát tháo từ thuyền bên cạnh:
 
-          Đồ hư ! từ sáng đến dừ mi đạ đánh vợ hai cái, đánh mẹ năm cái rồi!
 
Ông khách chép miệng:
 
-          Thật là nhà vô phúc. Đánh vợ là chẳng ra gì đã đành, đánh mẹ là tội đại bất hiếu. Đã thế lại còn bênh vợ chỉ đánh hai cái, mà đánh mẹ những năm cái.
 
Nghe xong người lái đò cưới và bảo vời người khách:
 
-          Đây là chiếc thuyền của người Nghi Lộc chở bát bác ơi! Người cha mắng con là “Đồ hư!, từ sáng đến giờ mày đánh vỡ hai cái và đánh mẻ năm cái rồi!”
 
=======
Bài học đầu năm của thầy đồ kiêu kỳ
 
Một thầy đồ quê ở làng Thịnh Mỹ (Diễn Châu) lên dạy học ở làng Quỳ Lăng (Yên Thành). Dạy mãi không thấy học trò tiến bộ, thầy bực mình và cho rằng làng Quỳ Lăng có ít học trò thông. Nhân buổi đầu xuân, thầy dạo quanh làng, thấy làng trồng rất nhiều mít. Mít trong vườn, mít ngoài ngõ, mít ngoài chân đồi…Tức cảnh thầy nghĩ ra một vế đối với ngầm ý chê học trò Quỳ Lăng mít đặc. Buổi học hôm sau, thầy đồ đến lớp đọc về đối và bắt học trò đối lại. Thầy ra điều kiện, ai đối đặng thầy mới cho theo học tiếp tục. Vế đối của thầy như sau:
 
“Đất Quỳ Lăng thông ít, mít nhiều”
 
Cả lớp lặng im, mãi sau có một học trò đứng dậy lễ phép thưa:
 
- Thưa thầy, con xin đối, nhưng thầy đứng đánh con mới giám ạ!
- Được, ta cho phép con đối, bất luận thế nào ta cũng tha cho miễn là câu đối phải chuẩn.
- Thưa thầy, thầy đã cho phép, con xin được đưa vế đối lại như sau ạ:
 
“Chùa Thịnh Thánh vãi hư, sư ngốc”
 
Thầy đồ tím mặt vì chùa Thịnh Thánh là của làng Thịnh Mỹ quê thầy. Nhưng từ đó thầy bớt kiêu căng, tu tâm dạy dỗ học trò.
 
----------------
Có lông hay không lông cũng báo cáo
 
Nhân ngày mừng sinh nhật Bác, Ở một xã nọ phát động phong trào “trồng cây ơn Bác”. Sau một ngày lao động, tối lại đội sản xuất họp để tổng kết số lượng cây đã trồng được của xã viên. Tiếng địa phương ở đây “trồng” gọi là “lông”, trồng cây nghĩa là lông cây, cho nên khi anh đội trưởng sản xuất yêu cầu bà con báo cáo kết quả, anh nói :
 
- Dừ ta tổng kết lại, bà con phải báo cáo kết quả rọ ràng để tui có số liệu tổng hợp còn báo cáo thành tích lên Ủy ban. Ai lông nhiều lông ít đều phải báo cáo; ai không lông cũng báo cáo lý do vì răng mà không lông; có lông mà không báo cáo cũng coi như không lông…
================
 
********
Còn chánh
 
Xưa có cậu học trò tên là Chính, cùng các bạn chuẩn bị đi thi Hương. Trước ngày lên đường, họ chụm nhau giở Truyện Kiều ra bói xem phen này có ai đỗ đạt bảng vàng không. Đến lượt Chính dở quẻ xin tiên Thúy Kiều thì được hai câu thơ rằng:
 
Vội vàng lá rụng hoa rơi
Chàng về viện sách, thiếp rời lầu trang.
 
Các bạn của chính cho rằng đi thì mà gặp “lá rụng hoa rơi” thì trượt là cái chắc. Nhưng Chính ngẫm nghĩ một lúc rồi cười vang và nói:
 
-          Không hỏng được! Này nhé, lá rụng hoa rơi thì còn chánh (tiếng Nghệ “chánh” nghĩa là “cành”), mà chữ “chánh” cũng có nghĩa là “chính”. Nếu như thế ai rớt thì rớt, riêng Chánh (Chính) không rớt được.
 
Quả nhiên khoa thi hương đó Chính đậu bảng vàng.
 

Để gửi ý kiến nhấp vào đây