Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Quân tử
 
(21h: 06-07-2010)
Quân tửTrích trong sách Tứ thư – Khổng Tử và Mạnh Tử
Quân là quân vương, tử là con (con người), quân tử là người có cốt cách phong thái của một đấng quân vương - Người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc.
 
Nho giáo là một học thuyết chính trị do Khổng Tử xây dựng và phát triển nhằm mục đích tổ chức xã hội thịnh trị, cốt làm sao cho có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu, người lý tưởng này gọi là quân tử.
 
Ban đầu, từ quân tử chỉ dùng để gọi những người thuộc tầng lớp trên của xã hội. Sau dần trong xã hội, những người đàn ông dù là vua quan hay dân thường mà có phẩm chất đạo đức tư cách tốt, có tấm lòng cao thượng, ngay thẳng thương dân yêu nước thì đều được gọi là người quân tử.
 
Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải tự đào tạo, phải “tu thân”. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải “hành đạo” (đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng, hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó.
 
Nếu người đàn bà sống trong xã hội được giáo huần theo chuẩn mực là “tam tòng, tứ đức”, thì người quân tử phải có “tam cương, ngũ thường”. Để thành người quân tử trước hết phải tu thân, sau đó phải hành đạo. Tu thân là phải lấy tam cương, ngũ thường làm chuẩn :
 
Tam Cương:
Tam là ba, cương là giềng mối; Tam Cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng).
 
-                Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ.
 
-                Cha con:Cha hiền con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuổi dạy con cái,con phải hiếu đễ và nuôi dưỡng cha khi cha về già
 
-                Vợ chồng: Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ;vợ chung thủy tuyệt đối với chồng
Ngũ Thường:
Ngũ là năm, thường là hằng có, ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
 
-                Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
-                Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
-                Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
-                Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
-                Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
 
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
-                Đạt Đạo. Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.
-                Đạt Đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi (sách Luận ngữ)”. Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là ngũ thường.
-                Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
 
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành ba việc lớn đó là xây dựng gia đình, xây dựng sự nghiệp và thống nhất hòa bình thiên hạ. Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
 
-                Nhân trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (sách Luận ngữ)", nghĩa là Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì? (sách Luận ngữ)”.   
 
-                Chính danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành (sách Luận ngữ)”. Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử (sách Luận ngữ)” có nghĩa là Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con.
 
Như vậy xem ra nam nữ trong xã hội đều có tiêu chí để tu dưỡng bản thân mình. Xã hội đổi thay và ngày càng phát triển vững bền. Cách nhìn nhận về “tam tòng, tứ đức, tam cương, ngũ thường” cũng có bổ sung hay cắt giảm, sửa đổi đôi chút về phương thức tu luyện cho phù hợp với thời đại, nhưng cốt lõi tiêu chí về mặt bản chất thì vẫn vậy.

Để gửi ý kiến nhấp vào đây