Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Hát trạng trong hát ví phường vải - Nguyễn Tất Thứ
 
(15h: 18-07-2010)
Hát trạng trong hát ví phường vải - Nguyễn Tất ThứTrong phần hát đối của hát phường vải, có nhiều khi các nam thanh nữ tú nghịch ngợm hát chọc ghẹo nhau, nhân dân gọi là hát trạng:

Ai lên đón gió hỏi mây
Có khuôn đúc trẻ cho đây mượn cùng?

- Anh kia ăn nói lạ lùng,
Khuôn ai nấy đúc, mượn cùng ai cho.

Phan Bội châu một lần đi hát phường vải, bị các cô gái hỏi:

 

Thiếp đưa chàng một nạm ngô rang

Đúc nơi mô mà mọc, thiếp đốt nhang mời về:

 

Phan Bội châu đã trả lời thật nghịch ngợm:

 

Chỗ nào nắng mãi không khô,

Mưa lâu không ướt, đúc vô mọc liền.

 

Một ông cử trên đường đi hát ví đến bến Linh Cảm – Đức Thọ, thấy một cô xinh đẹp đang xắn quần lội dưới bến liên cất giọng bỡn cợt:

 

Ra đây anh hượt một sào,

Lạch này coi thử chỗ nào cạn sâu.

 

Không ngờ cô gái bạo mồm đốp lại:

 

Lạch này chỗ cạn chỗ sâu,

Sa chân cũng dễ ngập đầu anh ơi!

 

Các cô phường vải Nam Kim hát :

 

Đồn rằng chàng học Kinh Thi

Cá nằm dưới cỏ, chữ chi rứa chàng?

 

Các anh chàng thay vì trả lời chữ chi như các cô hỏi, thì lại láu cá trả lời:

 

Anh đây chẳng học Kinh Thi

Cá nằm dưới cỏ, có khi cá tràu

 

Một anh chàng ba trợn ỡm ờ hỏi đểu:

 

Cô kia, cô kỉa, cô kìa

Con người thế ấy, cái kia thế nào?

 

Tưởng các cô xấu hổ mà chịu thua, nào ngờ các cô chanh chua bạo mồm:

 

Nó xinh, nó xỉnh, nó xình

Nó cũng như mình, nó cũng có râu.

 

Hoặc :

 

Cái mõ đánh cốc, cái chuông kêu bong

Những người lịch sự đái xong hôi rình.

 

- Cái anh đã lạ, cái chú đã kỳ,

Hương hoa không ngửi, ngửi đì người ta.

 

 

Cụ đồ đã già vẫn còn ham đi hát phường vải, các cô cũng không tha:

 

Anh về câu rạo anh đi

Mai sau lải trẹ, anh thì đến chơi.

 

Cụ đồ không chịu nhận mình già nên đáp:

 

Tức cái phận, giận cái duyên,

Ba cái râu mọc sớm để gái thuyền quyên dày vò.

 

Cử Cường đến phường vải ở Xuân La, ông này nghe nói có tính hay bỡn cợt bạo mồm:

 

Nghe em có giếng giang hồ

Cho anh thả cá trầu đô với mồ

 

Cử cường đắc chí những tưởng các cô sẽ phải nín thinh, nào ngờ:

 

Giếng giang hồ em có đã lâu,

Để anh rửa mặt, vuốt đầu cho trơn.

 

Về sau, hễ cứ Cử Cường bước chân đến đâu là bị các cô hát chửi xéo:

 

Đọc thơ hành bộ tam chương

Gái trinh chớ để bạo cường xâm lăng.

 

Lại có anh nho sĩ tên Thận, đi hát phường vải gặp bữa mưa phùn đường trơn, nên vào đến ngõ rồi mà còn bị trượt chân, nên các cô hát ghẹo:

 

Đến đây đàn hát vui xuân

Khấu đầu bái tạ trước sân làm gì?

 

Đáp lại sự trêu chọc của các cô phường vải, anh chàng hóm hỉnh:

 

Đất đâu đất có lạ lùng,

Đứng thì không được, nằm cùng lại cho.

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Thủ tục của một cuộc hát phường vải - Phần III: Hát mời, hát xe kết và hát tiễn (13h: 11-07-2010)
 Thủ tục của một cuộc hát phường vải - Lược trích trong “Hát phương vải” của Ninh Viết Giao (13h: 11-07-2010)
 Thủ tục của một cuộc hát phường vải - lược trích trong "Hát phường vải" của Ninh Viết Giao (13h: 11-07-2010)