Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Nguyễn Công Trứ “ngông” từ khi sinh ra cho tới khi chết
 
(19h: 31-07-2010)
Nguyễn Công Trứ “ngông” từ khi sinh ra cho tới khi chếtLược trích từ hai cuốn sách "Lãng nhân chơi chữ" và "Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử"

Ông sinh ngày mùng một và chết ngày rằm (1778 – 1858). Khi mới lọt lòng, đã không thèm khóc lấy một tiếng, cứ nhắm nghiền mắt ngủ tì tì. Người nhà và bà con làng xóm đem nồi đồng, mâm thau ra làm xiềng la khua gõ ầm ĩ liên hồi cũng mặc. Mãi đến khi cả đám người lớn không còn hơi sức, xuôi xị, thì cậu bé Củng (Nguyễn Công Trứ) mới dõng dạc cất tiếng oang oang như chuông đồng.

Bố của Nguyễn Công Trứ là Đức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn cho rằng đó là điềm báo hỉ, nên đặt tên húy cho con là Củng – chữ Nho có nghĩa là bền chặt; và tên chữ là Trứ - nghĩa là rõ ràng, nổi trội.

Lên 10 tuổi, lớp học của Củng mở tại nhà của ông Đồ Trung. Một hôm chủ nhà thấy cây hoa đại nở ngoài sân rất đẹp, bèn nổi hứng đưa vế đối cho đám học trò:

 

Ngoài vườn cây đại nở hoa đại

 

Cả lớp ngồi im thin thít, thầy đồ sốt ruột dục:

- Trò Củng, sao không đối đi?

Củng khép nép:

- Thưa, thầy không quở phạt con mới dám nói ạ

- Trò cứ đối, nếu hay ta sẽ thưởng, còn nếu dở ta sẽ xin thầy cho, con sẽ  không bị phạt đâu – chủ nhà động viên.

Được lời, Củng đứnglên đọc vế đối:

 

Trong buồng ông Trung ấp bà Trung.

 

Một hôm thầy học của Củng đến thăm cụ Đức Ngạn Hầu, hai người ngồi đàm đạo,  lâu lâu lại kéo thuốc lào sòng sọc, rồi lại nhả khói bay thành luồng, Củng thấy vui mắt, vui tai liền ứng khẩu:

 

Nín hơi, biến động ba tầng sóng

Há miệng rồng bay chín khúc mây.

 

Thầy học không nín được, vỗ đùi đánh đét khen hay. Còn cha Củng thì tròn mắt nhìn con. Củng càng hứng thú ứng khẩu tiếp:

 

Ba tầng sóng dội vang trời bể

Năm sắc mây bay thấp thoáng trời.

 

Cũng sau đận đó. Thầy học của Củng dự đoán tương lai của Củng, cho nên khuyên cha Củng cho con lên tỉnh học. Năm đó Củng 15 tuổi, khi vào thành Hà Tĩnh, Củng gặp một đoàn xe ngựa của quan tuần phủ đi hành hạt, lớ ngớ không kịp tránh được nên Củng bị lính hầu bắt về trình quan vì tội vô lễ. Quan hỏi:

- Sao cậu lại dám thất lễ với bản quan?

- Bẩm, tiểu sinh trường làng mới lên tỉnh chưa biết nghi lễ nên thất lễ, xin quan xá tội.

- À ! nếu cậu là tử sĩ trường Đốc học thì quan ra vế đối, nếu đối hay thì quan thưởng, nếu đối không được thì quan phạt về tội phạm thượng, rồi quan  xướng:

 

Khách khoa bảng, kháck văn chương, giữa quan khách, khách lại gặp khách

 

Củng ứng khẩu ngay:

 

Ai anh hùng, ai hào kiệt, trong trần ai, ai dễ biết ai.

 

Với câu đối đó, Củng không những được tha còn được thưởng một quan tiền đồng rồi quan nói với các vị đồng hành:

- Quả là “khả úy đoan đoan đích hậu sinh”. Đây vốn là câu cổ thi, nghĩa là kẻ hậu sinh này rất đáng sợ.

….

 

Lại hôm khác, đi đường gặp trời rét, Củng ghé quán nước ngủ nhờ trong đống rơm. Đang ngủ thì có đạo quân của Lê Văn Duyệt đi ngang cũng ghé vào. Mọi người đều sợ nem nép, riêng Củng vẫn bình thản nằm ngủ. Viên quản cơ thấy vậy hất chiếu đánh thức kẻ vô lễ. Khi được Lê Văn Duyệt hỏi vì sao không sợ quan, Củng điềm nhiên trả lời:

 

- Bẩm, tiểu sinh vốn nghe tiếng đạo quân của ngài là đạo quân nhân nghĩa, chẳng vô cớ làm hai ai bao giờ nên không việc gì phải sợ. Còn mắc lỗi là do đi đường mệt, nên ngủ quên mất ạ!

- Nếu ngươi đúng là học trò thì hãy làm vài câu thơ vịnh cảnh nằm ổ rơm đắp chiếu vừa rồi, nếu hay ta sẽ tha, bằng không sẽ bị ta phạt.

Củng đọc ngay:

 

Ba vạn anh hùng đè xuống dưới

Chín lần thiên tử đội lên trên.

 

Tả quân Lê Văn Duyệt đã phải chi thưởng cho Củng và thả cho đi.

 

 

Nguyễn công Trứ có lần học gần một ngôi chùa. Nghe đồn sư trụ trì là người hay chữ, có tính ghét học trò, vốn lại thích dùng món mộc tồn, thường vùi nồi thịt ở bếp, ai hỏi thì bảo là món cà bung…

 

Nguyễn một bữa đột ngột đi vào bếp nhà chùa thì bắt quả tang, sư ông đang lúi húi ở đó, mùi thịt cầy thơm lừng. Nguyễn vờ nói chuyện mưa, chuyện nắng mấy câu rồi cứ ngồi lần khần mãi không chịu đi ra, sư ông bực mình, đọc một câu:

 

Khách khứa kể chi ông núc bếp

 

Nguyễn trỏ vào nồi thịt chó đọc lại :

 

Trai chay gì đó vại cà sư!

 

Sư ông thấy bị lộ chân tướng, hốt hoảng chỉ vào pho tượng gần đấy mà rằng:

 

Xin chứng minh cho, Nammô a di đà phật

 

Nguyễn cũng trỏ lên bàn thờ táo quân mà đối :

 

Có giám sát đó, động trù tư mệnh táo quân

 

Nhà sư mất bình tình, lên vẻ hợm hĩnh :

 

Thuộc ba mươi sáu đường kinh, chẳng thần, thánh, phật, tiên, song khác tục.

 

Nguyễn nói luôn :

 

Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân, thần, phụ, tử, đếch ra người!

 

Nguyễn mắng xong, quay gót bỏ đi. Ra đến giữa sân có hai con chó xô ra cắn, một chú tiểu phải giữ mãi mới được. Thấy thế Nguyễn lại đọc hai câu :

 

Bụt cũng hiền lành, sư cũng khá

Còn hai con chó chửa từ bi…

 

 

Nguyễn Công Trứ học giỏi và tài hoa nổi tiếng, nhưng đi thi lại hỏng lên hỏng xuống. Nghe nói đền thờ bà chúa Liễu Hạnh rất thiêng, cầu được ước thấy. Cậu đồ Trứ đã đến cầu bà chúa phù hộ cho mình. Trứ hứa, nếu thi đỗ sẽ làm ba bò lễ tế.

 

Quả nhiên Nguyễn Công Trứ đỗ thủ khoa kỳ thi hương lần đó. Nhớ đến lới hứa, nhưng nhà nghèo làm gì có ba bò mà lễ, nên Nguyễn Công Trứ lên đền bà chúa Liễu Hạnh bò vòng quanh ba vòng rồi đứng dậy nói:

 

- Tôi đã làm lễ chị đúng ba bò rồi đấy

Nói rồi Trứ đứng dậy rũ áo ra về. Sau này, Nguyễn Công Trứ làm đến chức Tổng đốc Đông, có lần võng cáng ông đi qua đền thờ bà Liễu Hạnh bị đứt quai suýt làm ông rơi xuống đất. Mọi người cho rằng do ông ngông nghênh nên bị bà chúa Liễu Hạnh quở phạt, còn Nguyễn Công Trứ thì không chịu hạ mình, tủm tỉm cười ứng khẩu trước cửa đền:

 

Mụ thần như rứa, nghịch thì thôi,

Suýt nữa làm ông thịch cái rồi,

Dẫu có linh thiêng đành phận gái

Lẽ nào châu chấu đấu ông voi.

 

Theo Niên biểu ghi chép thì Nguyễn Công Trứ mất ngày 14.11.1858, nhưng gia phả dòng họ Nguyễn lại chép là ngày rằm. Trước khi chết, ông dặn con cháu không nên bày tang lễ để khỏi tốn kém, làm khổ dân làng, mà cứ để cụ nằm nguyên trên chõng như đang ngủ, thả xuống huyệt là xong. Có vẻ như Nguyễn Công Trứ muốn đem cái thú ăn chơi của mình sang thế giới bên kia để tiếp tục…


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Giai thoại Phan Điện (23h: 25-10-2010)
 Giai thoại Phan Điện (Tiếp theo) (23h: 26-10-2010)