Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Kể chuyện dòng Sông La - Phlanhoa
 
(17h: 17-08-2010)
Kể chuyện dòng Sông La - Phlanhoa“Có ai qua dòng sông La
Mà không nghe vọng tiếng hò
Điệu ví quê mình níu chân ai
Để nhịp đời đơm hoa ngọt trái…”

Với chiều dài chỉ có 15 km, sông La khởi nguồn bằng một ngã ba sông và kết nguồn chảy cuối của mình vào sông Lam bằng một ngã ba sông khác.

Sông Ngàn Sâu chảy từ Hương Khê và sông Ngàn Phố chảy từ Hương Sơn gặp nhau ở bến Tam Soa mà thành sông La. Có thể nói nơi đây trời trong vắt, nước trong vắt một màu bình yên, trong đến nỗi bóng cây tùng, cây thông in xuống rõ mộn một xuống dòng nước, đó là lý do vì sao nơi đây xưa kia có cái tên là Việt Yên và bây giờ có cái tên là làng Tùng Ảnh (Tùng Ảnh là ảnh của cây tùng).

 

Bờ Bắc sông La là làng Thượng, nay gọi là xã Trường Sơn – là xã hai lần được phong anh hùng.

 

“Trường Sơn trên chợ dưới thuyền

Phố Giăng mát mắt, thuyền lên kín dòng”

 

Nếu như người làng Thượng bươn chải sông nước, xuôi ngược chăm chỉ thương thuyền mà trở nên trù phú, ấm no, thì ngược lại người làng Hạ  nho nhã tri thức, lắm khoa cử đỗ đạt. Núi Tùng Lĩnh rọi bóng xuống bến Tam Soa, Làng Tùng Ảnh dựa lưng vào núi Tùng Lĩnh, ngảnh mặt trông sang dãy núi Thiên Nhẫn. Nơi đây chính là vùng đất  “địa linh nhân kiệt” của Hà Tĩnh. Nghĩa sĩ, chí sĩ, anh hùng yêu nước đời nào cũng có, như Nguyễn Biểu, Đinh Lễ, Đinh Liệt; Như Phan Đình Phùng, Lê Ninh trong phòng trào Cần Vương; Lê Văn Huân, Phạm Văn Ngôn trong phong trào chống thực dân Pháp; Trần Phú nơi – vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng được sinh ra uống nguồn nước trong của sông La và lớn lên, mà thấm máu anh hùng.

 

Làng mạc hai bên dòng sông La Giang, còn là vùng đất nổi tiếng về chữ nghĩa, khoa cử; Là quê hương của ông trạng Đào Tiêu, Khôi nguyên Đoàn Xuân Lôi; Nhà địa chí học Bùi Dương Lịch, nhà triết học Phan Bá Đạt; Các nhà thơ Mai Doãn Thường, Phan Trọng Mưu…

 

Ngày nay, đất và nước La Giang vẫn miệt mài nuôi lớn nhiều những người con nổi tiếng như nhà văn, nhà thơ Hoàng Ngọc Phách, Nhà giáo Lê Thuớc, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà sinh học Võ Quý …

 

Dọc đôi bờ sông La có nhiều chùa chiền, nhà thờ, đền miếu có giá trị lịch sử văn hoá, là nơi thờ phụng các nhân vật lịch sử kiệt xuất như đền nghĩa vương Nguyễn Biểu, đền Trung Mục Vương Đinh Liệt…

La giang như giải lụa uốn quanh, kết phù sa về cuối nguồn, nơi gặp gỡ với sông Minh từ Thiên Lộc đổ về cùng hoà dòng vào sông Cả (sông Lam). Yên Hồ là nơi bãi bồi đón nhận phù sa của hai dòng sông La và sông Minh mà nên màu mỡ. Ngày nay, Yên Hồ là một giải đồng bằng hiền hoà bình dị, nhưng xưa kia là nơi hiểm trở, hội tụ hào kiệt phương Nam xây tiền đồn đồi luỹ chống giặc phương Bắc. Con gái làng Yên Hồ trong lịch sử văn hoá, không những đẹp người, đẹp nết mà còn nổi tiếng là chính chuyên, một lòng chung thuỷ sắt son:

 

“Muốn ăn cơm nếp độ chà

Muốn coi gái đẹp thì ra Yên Hồ”

 

…Và ngày nay, có ai đi qua Hà Tĩnh mà không nghe câu hát “…Người con gái sông La, đôi mắt trong như tựa ngọc, đôi giọt nước sông La, tưởng như trời quê ta…”  ví von của các nhà thơ, các nhạc sĩ quả không ngoa nếu như bạn đã một lần về thăm dòng La.

 

Em gửi về anh, bức thư tình sông La

Em kể anh nghe dăm ba điều cặn kẽ

Anh đọc rồi không được cười đâu nhé

Ý vụng về, nhưng nặng nghĩa quê xưa

 

Em gửi về anh, câu ví dặm đò đưa

Man mác trên sông, cho nắng vàng bỡ ngỡ

Lời hẹn năm xưa, nay còn trong nỗi nhớ

Đôi mắt dõi mong hoài một chuyến đò sang.

 

Anh hẹn rồi, răng mà nỏ chịu về thăm

Để lời thương nửa chừng còn bỏ ngõ

Phù sa tràn dâng mỗi lần nghe sóng vỗ

Và dòng sông xanh thăm thẳm nỗi xa bờ.

 

Anh hẹn rồi răng nỏ chịu về thăm quê

Để câu ví mãi ngân lời khắc khoải

“Con đò cầm sào” đợi chờ câu hát đối

Thu ngậm ngùi lặng chảy một dòng thơ.

Trích bài “Thư tình sông La của Phlanhoa”

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Huyền thoại núi Hồng Lĩnh (11h: 13-07-2010)