Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
QUÊ ƠI !
 
(16h: 25-08-2010)
QUÊ ƠI !Tản văn của Họa sỹ, Nhà thơ, NSND Lê Huy Quang





Tại sao cha lại xa quê từ ngày còn rất trẻ?

- Quê mình nghèo quá. Dưới dòng sông chỉ có đá và đá, nên mới có tên gọi Thạch Hà. Ông bà nội mất sớm, nhà chỉ có hai anh em; một trai, một gái; nên cha phải ra đi.

 

Người lớn nói: Đá Thạch Can, gan Thạch Hà. Chắc là người Thạch Hà gan to lắm?

- Mỗi vùng đất một đặc điểm. Những câu ca, nhiều khi cứ hay nói quá lên

Sao cha không ra hẳn ngoài Bắc, lại chỉ sang đến Nghệ An?

- Nghệ An đất rộng, người đông, lại có TP Vinh là trung tâm công nghiệp, buôn bán. Ngoài Bắc cũng rất hay.Cha mẹ đã từng ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội. Nhưng mình lại máu tự do, nghệ sĩ; nên thích đi hát Phường vải, Ví dặm, hát Tuồng…Ngoài ấy không có, nhớ lắm.

 

Hay mẹ ngại, không muốn đi?

- Có thể... Bởi con gái Bắc khéo lắm, họ ăn nói ngọt nhạt, dịu dàng hơn.

 

Và cũng đẹp hơn ?

- Không…Điều này,lớn lên con sẽ biết.

 

Vậy con gái Hà Tĩnh và Nghệ An thì đâu đẹp hơn?

- Một mười, một chín.

 

Cha mẹ nghĩ gì, khi mình cứ bị diễu là “dân cá gỗ”?

- À. Phải từ cá gỗ mà làm ra cá thật. Chính câu diễu đó đã nhắc nhở ta phải biết hy sinh, phải có chí, phải chịu khổ, chịu khó, chịu học hành thì mới nên người được.

 

Còn đồ Nghệ?

- Nghệ An rõ nét hơn về chất “ông đồ gàn”. Họ quyết đoán hơn, kiêu hơn, quyết liệt hơn. Trong một cuộc họp, người phát biểu trước, phải là Nghệ An. Trong một cuộc rượu, người nói to hơn, bốc hơn, cũng như ngồi lại sau cùng, là Nghệ An. Hà Tĩnh nhỏ nhẹ và nhường nhịn hơn.

 

Nên cũng thiệt thòi hơn ?

- Không phải thế. Thiệt hòi hơn là do hoàn cảnh, địa lý, dân số. Sự thông minh thì hai bên ngang nhau, nhưng lập nghiệp thì Nghệ An nghiêng về chính trị; Hà Tĩnh nghiêng về văn chương. Nếu chấm điểm cho vui- thì Hà Tĩnh văn chương mười, chính trị chín; Con Nghệ An văn chương chín, chính trị mười.

 

Tại sao người ta vẫn nói: Dân Xứ Nghệ phải bỏ quê đi xa, lập nghiệp mới thành công?

- Có lẽ, nhiều người tài quá; càng ở lại, người tài càng nhiều ra, càng không chịu nhau, giữ chân nhau; nên phải chia người tài cho xứ khác; rồi trở về thăm quê và giúp quê từ xa càng hay.

 

Cuối cùng, theo ý riêng cha, người Nghệ Tĩnh quê ta còn hạn chế những mặt nào?

- Thẳng thắn quá hoá ra nóng nảy, có khi hỏng việc. Cương quá, lại quên mất nhu. Khảng khái quá, nên có lúc bỏ lỡ mất cơ hội, làm mếch lòng người. Không chịu ai, nên dễ sinh ra bảo thủ, cố chấp, chậm đổi mới. Tằn tiện quá, có khi mang tiếng là bần tiện. Chịu khổ giỏi, nên lại hoá ra cam chịu. Kiêu quá, có lúc bốc đồng ( Cậy Thần), nên quá đà…Rồi cha tôi cười- Nhưng “Nhân vô thập toàn”. Phải như thế mới là cốt cách người Xứ Nghệ. Tất nhiên, đó là những ý nghĩ của riêng cha mẹ thôi, rút ra từ chính cuộc sống của gia đình mình, có thể đúng, có thể sai. Nhưng ta phải nhớ rằng, Hà Tĩnh, Nghệ An tuy hai, nhưng chỉ là một; đó là chung một nước sông Lam, một đỉnh núi Hồng. Bởi đây là vùng đất “Địa linh, Nhân kiệt”, cho nên người ta vẫn gọi chung người Hà Tĩnh, Nghệ An là “dân Xứ Nghệ”…

 

Lời kết

Trên 15 năm chia, tách tỉnh, Hà Tĩnh đã làm nên nhiều kỳ tích. Sự đổi mới về tư duy, cách chỉ đạo, làm ăn, đang hiện hữu một Hà Tĩnh mới mẻ, đổi thịt thay da. Mấy năm gần đây, Hà Tĩnh đang trải thảm đỏ, đón người tài về, để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mà hai công trình nhiệt điện và cảng biển vào loại tầm cỡ quốc gia, đã được triển khai- là niềm tự hào, và là niềm vui lớn của người dân Hà Tĩnh. Mong và tin vào quê ta Hà Tĩnh, đang đi lên, cùng cả nước, cùng Nghệ An- bởi đây là hai vùng đất nhưng chung một dòng văn hoá Van hoá Xứ Nghệ hoà quyện, nhân nghĩa, thuỷ chung, son sắt muôn đời

 

Thị trấn Thạch Hà


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Từ thịt chó đến toàn cầu hoá (11h: 11-08-2010)
 Hương bưởi - Phan Tom (21h: 17-07-2010)