Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Văn hóa là gì ?
 
(15h: 06-09-2010)
Văn hóa là gì ? Trích trong cuốn “Lãng du trong Văn hóa Việt Nam” của Hữu Ngọc


Bạn cầm tờ báo Văn hóa trong tay ắt là có ý thức muốn đọc về lĩnh vực gì, đọc về văn hóa, chứ không phải về kinh tế, khoa học, chính trị, quân sự...

Nhưng khi đi sâu vào định nghĩa văn hóa, chắc là giữa các bạn đọc hẳn có những khái niệm khác nhau về lĩnh vực này. Theo một giáo sư đại học Indonesia, trên thế giới có tới 160 định nghĩa từ Văn hóa. Dù sao trên thế giới chưa bao giờ người ta nói nhiều, bàn nhiều về văn hóa như ngày nay. Quan niệm “phát triển” và “tiến bộ” thuần túy dưa bào “kinh tế” và “tiêu thụ” đã phá sản. Ngay trong giới kinh doanh Hoa Kỳ, Nhật, Đức... người ta cũng quan niệm văn hóa là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của kinh tế.

Khái niệm văn hóa hiện thông dụng xuất phát từ gốc chữ La-tinh Cultura, có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, chăm nom cây lương thực, - sau trở thành nghĩa bóng : chăm nom, giáo dục, đào tạo khả năng con người về mọi mặt. Từ đó phát triển thành nghĩa rộng (văn hóa và trình độ phát triển lịch sử nhất định của một xã hội, vật chất và tinh thần) và nghĩa hẹp (chỉ văn hóa tinh thần).

 

Trong các định nghĩa văn hóa, tôi rất thích thú một định nghĩa của tổ chức UNESCO. Bổ sung thêm, khái niệm có thể tóm tắt như sau : Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối tư duy, cách ứng xử (người với thiên nhiên, người với người) và các mối quan hệ trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Có lẽ ũng nên nhấn mạnh thêm Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai...) theo cộng đồng ấy.

 

Ta hãy lấy ví dụ văn hóa Mỹ, rất phức tạp, được tạo ra trong hoàn cảnh lịch sử, địa lý, dân tộc...Mỹ, chi phối và đặc trưng những ứng xử và quan hệ trong cộng đồng người Mỹ. Nước Mỹ có cư dân thuộc hàng trăm dân tộc, thuộc hàng trăm nền văn hóa khác nhau. Họ có thể gốc Anh, gốc Pháp, gốc Đức, gốc Thụy Điển, gốc Trung Quốc ... Nhưng sau một thời gian bị đun trong nồi hầm nhừ (Melting pot) Hoa Kỳ, họ sẽ có những ứng xử và quan hệ theo văn hóa Mỹ. Điều này thấy rõ khi người Mỹ ra nước ngoài. Nhìn người Mỹ (da đen, da trắng, da vàng...) ở Tokyo hay Paris, dễ thấy cách ứng xử của họ là “Mỹ”, chứ không phải da trắng sống ở Pháp, da đen sống ở Châu Phi, da vàng sống ở Châu Á...nữa. Ngay Việt Kiều sống lâu ở Mỹ khi về thăm quê cũng có nhiều ứng xử theo văn hóa Mỹ hơn Việt, tuy trong gia đình lại sống rất Việt.

 

Định nghĩa văn hóa mà tôi đưa ra, nhấn mạnh về “ứng xử và quan hệ”, con người phù hợp với bối cảnh một cộng đồng. Xét về khía cạnh ấy, tất cả các nền văn hóa đều phải được tôn trọng, mặc dù có kém về văn minh vât chất. Và một cá nhân, một con người ứng xử và quan hệ tốt đẹp, tuy ít chữ, có thể coi là có văn hóa hơn người nhiều chữ : “học thức” chỉ là điều kiện, chưa phải là văn hóa.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 ĐỜI SỐNG VÀ BẠN BÈ (20h: 28-08-2010)
 HÀO HOA VÀ ĐẠM BẠC (17h: 09-08-2010)
 HOA, TRÚC, NGƯỜI ĐẸP VÀ SỰ THƯỞNG NGOẠN (15h: 28-07-2010)
 Hiệt củ (22h: 06-07-2010)
 Quân tử (21h: 06-07-2010)