Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
 Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
 Ẩm thực từ bếp nhà Phlanhoa
 Văn hoá ẩm thực Việt Nam
 Ẩm thực lễ hội
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Món ăn chạy lụt
 
(22h: 08-10-2010)
Món ăn chạy lụtChế biến, viết bài và ảnh của Phlanhoa


Tình cờ khi đọc sách thuốc của Tuệ Tĩnh, tôi thấy có công thức của một món ăn dành cho đồng bào chạy lụt. Đó là món xôi đồ với đỗ đen và vừng đen. Theo sách Tuệ Tĩnh, món xôi này nếu ăn no một bữa thì nhịn được 3 ngày không đói; Nếu ăn liên tục hai bữa trong hai ngày thì cầm cự được một tuần trong nước lũ. Tôi nghĩ chắc là không no được lâu như thế, nhưng vừng đen là một trong những loại thuốc trường sinh, kết hợp với nếp và đỗ đen là thực phẩm cung cấp rất nhiều năng lượng calo, nên là món ăn tăng lực, chí ít cũng giúp bà con không lả đi vì đói rét. Tôi cũng có thử ăn một vắt nhỏ thì quả là nguyên một ngày không có cảm giác đói. Như vậy nếu ăn thật no một bữa thì bà con có thể sẽ cầm cự được đến hai ngày mà vẫn còn sức lực để chống chọi với lũ.

Nếu trước hôm có tin báo mưa lớn, mà bà con cẩn thận đồ một nồi xôi nắm lại rồi cho vào lá chuối gói cho kỹ nhiều lớp, sao cho nước không thể thấm vào được. Sau đó chuẩn bị lấy mỗi người một ruột tượng bằng vải, luồn nắm xôi vào, thì khi chạy lụt chỉ cần buộc ruột tượng vào bụng, mang theo cũng đỡ đói được mấy hôm, bởi vì món xôi vừng đen đỗ đen cũng là món lâu thiu. Trong trường hợp không có lũ về như dự báo thì món xôi này dùng ăn sáng cũng rất thơm ngon.

 

Tôi nghĩ, nếu nhân dân vùng lụt mà có được mỗi người một áo phao, kèm theo một ruột tượng xôi vừng đỗ đen thì sẽ giảm thiểu được chết chóc tang thương.

 

Nguyên liệu:

  • Nếp: 500 gr
  • Đỗ đen: 200 gr
  • Vừng đen: 150 gr
  • Tép moi khô: 100 gr
  • Gia vị: Muối, tiêu, đường

Cách làm:

  • Đỗ đen vo đãi cho hết hạt mày, ngâm nước ấm cho mềm; Gạo nếp cũng đem ngâm nước ấm;
  • Cho đỗ đen vào nồi hông, đồ gần chín thì mới cho gạo nếp vào đồ;
  • Vừng đen rang vàng trộn vào khi xôi đỗ đen đã chín, đem vắt thành nắm rồi gói vào lá chuối nhiều lớp cho kín.
  • Khi ăn chấm với muối vừng
  • Cách làm muối :

Tép moi sàng sảy cho hết cát, rang dòn, cho tép với vừng vào cối giã mịn.

Trộn muối với tỉ lệ: 50 gr vừng + 50 gr tép moi + 5 gr muối + 10 gr đường + 10 gr tiêu

 

Bài giải: Tuệ Tĩnh cũng hướng dẫ, khi ăn vào mà cảm thấy khó tiêu, muốn giải tỏa để ăn món khác, thì bà con rang vừng đen lên rồi sắc nước để uống thì tiêu hóa được.

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây