Tác giả: Phan Công Lượng (cuốn “Làng cổ Hà Tĩnh”)
Làng Hưng Nhân là một phần của xã Kỳ Hưng, huyện Kỳ Anh ngày nay. Đầu thế kỷ XIX, Hưng Nhân là một thôn của xã Phú Nghĩa, tổng Đỗ Chử, huyện Kỳ Hoa, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một đơn vị hành chính riêng thuộc tổng Hoàng Lễ, huyện Kỳ Anh. Cuối năm 1945, Hưng Nhân nằm trong xã Hoằng Trinh, từ 1945 thuộc xã Kỳ Hưng. Năm 1986, Thị trấn Kỳ Anh thành lập. một phần đất xã Kỳ Hưng, gồn Tiểu khu Hưng Thịnh, nằm dọc Quốc lộ 1A từ nam cầu Trí đến giáp xã Kỳ Trinh (nay là các khu phố Hưng Thịnh, Hưng Lợi, Hưng Hòa, Hưng Bình), và Hợp tác xã Trung Thượng, nằm dọc bờ sông Trí ( nay là khu phố Trung Thượng) vốn đất Hưng Nhân, được cắt nhập vào Thị trấn. Đất Hưng Nhân cũ chỉ còn xóm Tân Hà thuộc xã Kỳ Hưng.
*****
Làng Hưng Nhân xưa nằm đầu nguồn sông Trí, cách huyện thành Kỳ Anh, Trấn lỵ Dinh Cầu đời Lê khoảng nửa cây số theo đường chim bay. Là một làng bán sơn địa nửa trên phía tây toàn núi đồi, rừm tậm, nửa dưới , phía đông mới có dân cư: phía bắc giáp sông Trí, phía nam giáp xã Kỳ Trinh bây giờ, phía đông giáp xóm Trần Phú, xã Kỳ Hưng hiện nay.
Nửa làng trên (nay thuộc Thị trấn) xưa là rừng già, có nhiều hổ báo. Chúng thường xuống tận xóm, bắt bò, bắt chó, sau này người ta còn tìm thấy những gốc cây lớn. Hồi mới cướp chính quyền (8 – 1945) ở đây cây cối còn rậm rạp. Nhưng rồi rừng bị tàn phá sạch, chỉ còn trơ lại khu đồi trọc. Trên vùng đồi này ngày trước còn có một “nghĩa chủng” quy tập mồ mả của những người cô quả, chết đường, chết chợ để cầu phúc cho vua Tự Đức (?). Đây cũng là nơi quan quân luyện tập võ nghệ. Từ khi trường cấp 3 của huyện và lò rèn Hợp tác xã Tân Châu xây dựng ở đây, dân đến ở ngày càng đông, thì mấy ngọn đồi gần đó trở thành nghĩa địa lớn.
Nửa làng Hưng nhân phía dưới là những khu vườn rậm rạp, nào mít, nào hồng, nào cam, nào bưởi, mùa nào thức ấy…
*****
Đến đất Hưng Nhân đầu tiên là Thọ quận công Phạm Tiêm, con trai trưởng của Quảng quận công Phạm Đốc (1512-1558). Người Kỳ Anh kể rằng: “Phạm Đốc vốn quê Hải Dương. Gặp lúc đói kém, loạn lạc, Đốc theo cha tha phương cầu thực, vào tận Châu Hoan. Cha chết, Đốc tìm đến ở chăn trâu cho nhà họ Nguyễn ở Phú Nghĩa, huyện Hà Hoa. Lớn lên ông theo vua nhà Lê đánh nhà Mạc có công, được phong tước quận công”. Phạm Tiêm (1531-1593) (?) cũng có công đánh nhà Mạc, được phong tước Thọ quận công. Ông vào trấn Nghệ An, đóng ở vùng Dinh Cầu, rồi về tổng Đậu Chử, sau vào thôn Hưng Nhân, xã Phú Nghĩa là nơi ông Phạm Đốc sống lúc nhỏ. Ông đưa dân khai hoang tại xứ Đồng Nại (nay là xã Kỳ Hà) đắp đê ngăn mặn, mở thêm 30 mẫu ruộng, và đào con mương dưới chân núi Cao Vọng đưa nước thông ra biển, tránh lụt lội cho vả vùng. Ngày nay, người ta vẫn còn kể câu chuyện “ Lấp Cửa Lỗ, trổ Eo Bù”, nhắc lại công tích của ông hồi ấy. Phạm Tiêm là thủy tổ của họ Phạm Hưng Nhân, một dòng họ võ thần có tiếng đời Lê, với nhiều võ quan được phong tước Công, hầu, trong đó có Điện quận công Phạm Hoành.
Sau họ Phạm, họ Trương, họ Ông, họ Phùng, họ Nguyễn, họ Trần cũng đến đây lập nghiệp từ đời Lê. Đến sau, còn có họ Phan, họ Dương, họ Đặng và một số họ khác.
*****
Hưng Nhân ngày trước là làng cày, nhưng số người được đi học không hiếm…Thời Hán học, nhiều nhà nuôi thầy cho con cháu biết dăm ba chữ để khấn giỗ và đọc được văn khế. Cả làng chỉ có cụ Dương Đam đỗ tú