Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
 Ngôn ngữ của hoa
 Ngôn ngữ của lá
 Sành điệu
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Văn hóa cà phê
 
(22h: 21-12-2010)
Văn hóa cà phêTổng hợp từ nhiều nguồn sưu tầm


Lịch sử cà phê

Truyền thuyết đã được ghi lại rằng vào khoảng thế kỷ 17, ở vùng Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay). Những người chăn dê đã phát hiện ra một hiện tượng lạ, đó là những con dê sau khi ăn một loại cây có hoa màu trắng và quả màu đỏ thì chạy nhảy không mệt mỏi. họ bèn đem chuyện này nói với các thầy tu. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét khu vục của bầy dê ăn và thấy có một loài cây lá màu xanh thẫm, quả chín đỏ mọng như quả anh đào. Họ đã đem thứ quả đó về ép thử lấy nước uống, kết quả là họ có thể cầu nguyện thâu đêm mà vẫn tỉnh táo khỏe khoắn.

Từ đó người  ta cho rằng Kaffa là nơi xuất xứ của cây cà phê. Thực tế, các nhà nghiên cứu đã chứng minh cây cà phê có ở vùng đất này từ trước thế kỷ thứ 9. Vào thế kỷ thứ 14, những người buôn nô lệ đã mang ca phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỷ 15, người ta mới biết rang hạt cà phê để sử dụng làm đồ uống. Thời đó vùng Ả Rập trở thành nơi trồng cà phê độc quyền, mà trung tâm giao dịch là thành phố cảng Mocha (Almukka thuộc Yemen ngày nay).

 

Cách thức pha cà phê lúc đó là cho hạt cà phê vào chảo rang lên rồi nghiền vụn bằng cối. Trộn bột cà phê với đường trong một loại bình cổ thon có quai gọi là Jebena, nấu lên rồi gạn nước ra bát để uống.

 

Cà phê được du nhập vào châu Âu là do sự bành trướng của đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ). Quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư. Đến thế kỷ 17, cây cà phê được trồng phổ biến ở Ba Lan và đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê một thời gian dài.

 

Ở Constantinople (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517 (khi ông hoàng Selim chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ.

 

Vào năm 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia.

 

Năm 1650 ở Oxford  

 

 năm 1652 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của vương quốc Anh.

 

Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 ở thành phố cảng Marseille, Paris theo sau vào năm 1672. Vào năm 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập), sau khi Áo giành thắng lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ và tịch thu được 500 bao cà phê chiến lợi phẩm. Thủ đô Wien sau đó trở thành thành phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất.

 

Từ nước Pháp, cà phê du nhập vào Đức qua thành phố cảng Bremen vào năm 1673. Năm 1679 quán cà phê đầu tiên của Đức được một người Anh mở ở Hamburg, sau đó là Regensburg (1686) và Leipzig (1694).

 

Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.

 

Cho đến ngày nay, có khoảng 50 quốc gia trên thế giới trông cà phê.

 

Cà phê vối Việt Nam

Chi cà phê bao gồm 500 loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có ba loài cà phê có ý nghĩa kinh tế :

-        Cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới.

-        Cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê.

-        Cà phê mít (Coffea liberica & Coffea excelsa) với sản lượng không đáng k

Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản xuất  và chất lượng robusta (cà phê vối), được đánh giá là hảo hạng nhất. Niên vụ cà phê Việt Nam được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Các tỉnh Tây Nguyên là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam.

 

Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Nhưng loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (cà phê chồn) của Indonesia và Việt Nam. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới. Nhưng gần đây giống chồn ăn cà phê của Việt Nam đã gần như tuyệt chủng do bị săn bắt bừa bãi.

 

Làm thế nào để có được một tách cà phê ngon nhất theo phong cách Việt Nam?

 

Chọn mua cà phê :

Hiện nay ở Sài Gòn, Cà phê Trung Nguyên thường được mở đại lý bán theo kiểu chọn hạt sao và nghiền bột, đóng gói tại chỗ. Thường thì người bán đã có  phân loại treo giá. Không nên mua một lúc nhiều quá, mà chỉ nên mua một lượng vừa phải uống trong tuần.

Trong cà phê có một lượng a xít, nếu cà phê rang chưa tới độ sẽ bị chua, nhưng nếu rang cháy quá thì lượng a xít bị giảm quá thấp cà phê cũng không ngon, xay quá mịn thì nước sánh nhưng vị không tinh túy.

Dụng cụ :

Hộp đựng cà phê: Cũng như hộp đựng chè, tốt nhất là chọn loại có tráng thiếc bên trong hoặc là chai lọ thủy tinh màu vàng nâu. Không nên để bột cà phê trong lọ thủy tinh màu trắng và nơi có nhiều ánh sáng, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thơm ngon của cà phê.

 

Bộ đồ pha cà phê:

Hiện nay ở các quán cà phê chủ yếu là sử dụng phin pha cà phê bằng inox, nhưng trên thực tế, phin làm bằng gốm sứ được người sành điệu cho là đảm bảo hơn;

Tách uống cà phê thường là bằng chất liệu gốm sứ hoặc đá, có độ dày hơn các loại tách khác để giữ nhiệt được lâu hơn khi uống;

Bạn cần một bộ pha cà phê gồm : phin, muỗng cà phê, hai cái tách và một cái tô nhỏ.

Pha cà phê :

Để pha một tách cà phê tuyệt hảo, tất nhiên trước hết phải thuộc về chất lượng bột cà phê, nhưng phương pháp pha cà phê cũng là yếu tố để đảm bảo cho tách cà phê được hoàn hảo nhất;

  • Phin và tách đựng cà phê cũng như ấm pha trà, bạn không nên dùng xà phòng để rửa; bạn rửa bằng nước lạnh xong thì trụng vào nước sôi để rửa lớp dầu thường có sẵn trong bột cà phê, sau đó úp vào chỗ thoáng sạch, đảm bảo khi pha phin và tách đều phải thật khô;
  • Bạn cho vào phin khoảng 4 – 6 muỗng bột cà phê tùy theo mức độ ghiền của từng người, thường thì 5 muỗng là phù hợp nhất (cũng có người thích cho một hạt muối nhỏ vào phin, nhưng cảm nhận của tôi thì không ngon hơn;
  • Dùng muỗng gõ nhẹ quanh miệng phin để cà phê dàn đều, đặt nắp lưới vào và xoay nhẹ hai vòng cho khít bề mặt cà phê, gõ nhẹ vài cái lên nắp lưới để nén cà phê ở mức độ vừa phải;
  • Nước pha cà phê khoảng 85°C là thích hợp nhất, bạn không đổ đầy phin ngay, mà trước hết cho vào khoảng 3 muỗng cà phê nước sôi rải đều trên bề mặt, đợi khi nào số nước đó thấm đều hết vào bột cà phê thì mới đổ khoảng 2/3 dung tích, đậy nắp phin;
  • Để cà phê không bị chua, bạn đừng để đến khi cạn khô nước trong phin mới nhấc ra, mà nên nhấc phin sang tách khác khi sắp hết;
  • Giữ cà phê nóng hổi bằng cách đặt tách hứng cà phê vào một cái tô rồi rót nước nóng ngập lưng nửa tách;
  • Nếu bạn uống cà phê đường hoặc sữa thì nên cho một lượng vừa phải vào tách trước khi cà phê chảy xuống, phần còn lại pha thêm sau khi hoàn tất tách cà phê;
  • Cà phê đá cũng có hai kiểu uống :

Kiểu 1 : Cho đá vào ly, rải vài hạt đường lên trên rồi rót cà phê vào

Kiểu 2 : Cho vào bình lắc (kooctail) vài viên đá, vài hạt đường, rót cà phê vào, đậy nắp và lắc cho sủi bọt lên, chỉ rót lấy cà phê bỏ đá ra ngoài (kiểu lắc trong bình kooctail này uống rất ngon cho mùa hè)

 

(Còn nữa…)

 

 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây