Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
 An Tĩnh cổ lục
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Nghệ An
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Hà Tĩnh
 Các bài lịch sử khác về An - Tĩnh
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
An Tĩnh cổ lục - Thiên II : NHỮNG DANH LAM THẮNG TÍCH CÓ TÍNH CHẤT TRUYỀN KỲ (tr. 59-64)
 
(22h: 09-01-2011)
An Tĩnh cổ lục - Thiên II : NHỮNG DANH LAM THẮNG TÍCH CÓ TÍNH CHẤT TRUYỀN KỲ  (tr. 59-64)
...Tiếp theo...
Nam Bắc Triều. - Sự sụp đổ của nhà Tấn và việc lên ngôi của Võ Đế đánh dấu buổi khởi đầu của thời kỳ mà sử Trung Quốc gọi là Nam Bắc Triều...

AN-TĨNH CỔ LỤC

(LE VIEUX AN-TĨNH)

Tập san Đô thành hiếu cổ xuất bản năm 1936

(Bulletin des Amis du Vieux Huế, 1936)

 

Tác giả: HIPPOLYTE BRETON

Người dịch: NGUYỄN ĐÌNH KHANG và NGUYỄN VĂN PHÚ

Người hiệu đính: CHƯƠNG THÂU và PHAN TRỌNG BÁU

 

*Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây

Giữ bản quyền tổ chức và bố cục bộ sách

 

***

 

THIÊN II:

 

 NHỮNG DANH LAM THẮNG TÍCH CÓ TÍNH CHẤT TRUYỀN KỲ

HOẶC LỊCH SỬ CỦA AN – TĨNH XƯA

 

…tiếp theo…

 

Nam Bắc Triều. - Sự sụp đổ của nhà Tấn và việc lên ngôi của Võ Đế đánh dấu buổi khởi đầu của thời kỳ mà sử Trung Quốc gọi là Nam Bắc Triều. Trong khi nhà Tống trị vì ở Nam Kinh thì miền Bắc Trung Quốc bị chia ra làm sáu vương quốc. Vua cuối cùng của nhà Tống là Thuận Đế từ ngôi và bị giết năm 479. Tiêu Đạo Thành lên thay và lập ra ở Nam Kinh triều nhà Tề, tồn tại cho đến năm 502 và bị người sáng lập ra nhà Lương tiếm ngôi. Triều vua này lại bị nhà Trần diệt, nhà Trần trị vì từ năm 557 đến năm 589.

 

Tùy. - Nhà Tùy tiếm ngôi nhà Trần năm 589 và khôi phục lại sự thống nhất đất nước. Triều nhà Tùy chỉ ở ngôi được 29 năm, nhưng đã để trong biên niên sử của Trung Quốc một dấu tích khá quan trọng. Chính những bản khắc gỗ dùng cho công việc ấn loát đã xuất hiện vào thời kỳ này.

 

 Đường. - Nhà Tùy bị Lý Uyên lật đổ năm 618. Lý Uyên là người sáng lập ra triều đại nhà Đường hiển hách, kéo dài cho đến năm 907. Lý Uyên làm vua lấy hiệu là Cao Tổ. Năm 626, Lý Uyên từ ngôi để cho Lý Thế Dân là Hoàng đế Thái Tôn lên thay. Thái Tôn đã làm cho thanh danh của Trung Quốc vượt ra xa ngoài bờ cõi.

 

Lúc này đã sớm có những bang giao bằng đường biển giữa người A Rập và người Trung Quốc. Đến thời đại nhà Đường thì những mối bang giao này được phát triển mạnh: từ Quảng Đông, các thuyền mành Trung Quốc qua lại vịnh Ba Tư, và người A Rập đã đặt nhiều thương điếm ở tất cả những cảng lớn của Trung Quốc. Điều chắc chắn là các nhà hàng hải này đã đặt chân lên bờ biển của An Nam.

 

Triều đại nhà Đường chẳng bao lâu sau bị suy yếu. Người đàn bà rất mực nổi tiếng là Võ Hậu, vợ của Cao Tôn nắm quyền bính từ năm 684 cho đến năm 705. Vua cuối cùng của nhà Đường là Chiêu Tôn nhường ngôi cho Chu Hoàng năm 907.

 

Chính dưới triều đại nhà Đường, ở An Nam có viên quan cai trị nổi tiếng người Trung Quốc là Cao Biền, viên quan này đã để lại ở An-Tĩnh những kỷ niệm bất diệt (865- 875).

Ngũ Đại. - Tiếp theo nhà Đường là một thời kỳ rối ren hỗn loạn suốt 53 năm mà trong lịch sử Trung Quốc gọi là thời "Ngũ đại", người ta còn gọi là "Hậu Ngũ đại" (Năm họ về sau) để phân biệt với "Tiền Ngũ đại" (Năm họ về trước), năm họ này trị vì giữa nhà Tấn và nhà Đường.

 

Tống. - Triệu Khuông Dẫn, Thái Tổ mở đầu cho triều đại vĩ đại của nhà Tống (960-1280), làm vua từ năm 960 đến năm 976 và đã thành công trong việc khôi phục lại phần lớn sự thống nhất của đất nước, ngoại trừ nước Liêu; ở đây dân tộc Tác ta Phương Đông còn ngự trị (K’iTan, người An Nam gọi là Khiết Đan) mở kinh đô ở Yên Kinh (ở Tây Nam của Bắc Kinh).

 

Mông Cổ - Triều đại nhà Nguyên. - Vào cuối thế kỷ XII, các nước ở Viễn Đông nằm trong tay một cường quốc mới là Mông Cổ và phải chịu một sự biến đổi mới. Quân Mông Cổ lập ra ở Trung Quốc triều đại nhà Nguyên (từ năm 1280-1368). Thiết Mộc Chân hay Đặc Mục Tân chinh phục được tất cả các nước láng giềng, và năm 1206, y mang danh hiệu là Pháp Thiên Khái Vận Thánh Vũ Hoàng đế mà các tác giả người Âu châu gọi là Thành Cát Tư Hãn. Trong khi đi đánh Trung Quốc đang bị xâu xé trong cuộc chiến tranh giữa nhà Kim và nhà Tống, thì y chết ngày 18 tháng 8 năm 1277. Đế quốc bao la của y mở rộng về phía Tây đến tận Serbie, Hongrie và Nga; về phía Đông đến tận bể Đông bao gồm cả Triều Tiên (Corée); về phía Nam thì lấy Tây Tạng và Vương quốc của Delhi làm giới hạn. Những vùng đất đai rộng lớn mà Thành Cát Tư Hãn chiếm được, được đem chia cho bốn người thừa tự: Ogotai được Đông á, Touloui được các vùng đất đai ở Viễn Đông đã chiếm được hoặc sẽ chiếm, Djagatai được Trung á; người anh cả Djoutchi đã chết, con trai là Batou thì chiếm các xứ phía Tây của bể Caspienne.

 

Năm 1248, Mangkou (Mông Kha), con trưởng của Touloui được bầu là Đại Hãn (Grand Khan), người con là Nguyên Thế Tổ đánh chiếm Vân Nam năm 1253.

 

Các vua Mông Cổ ấy đều rất khoáng đạt. Xem các tài liệu lưu trữ quốc gia ở Paris có những văn bản ghi chép lại những mối quan hệ giữa hai người trong số những vua này là Arghoun và Oeldjaitou với vua nước Pháp là Philippe le Bel (1268-1314).

 

Mông Kha bị giết vào khoảng tháng 7 năm 1259 tại trụ sở của Hồ Châu ở Tứ Xuyên. Em là K’oublai là Hãn lớn nhất của người Mông Cổ và là vị Hoàng đế đầu tiên của triều đình Mông Cổ năm 1280, được mang tên là Nguyên. Nguyên tiến hành xây dựng ở Đông Bắc của Yên Kinh, kinh đô của nhà Tống, một thành phố mới (địa điểm ngày nay của Bắc Kinh) gọi là thành phố của Hãn mà các du khách Phương Tây thời trung thế kỷ gọi là Cambalech, Cambalu, v.v... Triều đại nhà Tống cũng chấm dứt từ đây (năm 1279). Nguyên chiếm Miến Điện, nhưng khi tiến đánh Nhật Bản hai lần đều bị đại bại (1274 và 1281). Tại An Nam y cũng chẳng may mắn gì hơn.

 

"Vào thời nhà Trần, thời của triều vua An Nam vĩ đại, nước Đại Việt hai lần bị quân Mông xâm lấn, dưới đời Thái Tôn (1225-1258) và Nhân Tôn (1279-1293). Sau đây xin tóm lược một cách vắn tắt cuộc đụng độ ấy.

 

Cuộc xâm lăng lần thứ nhất xảy ra vào năm 1257, quân Mông Cổ bị đánh lui. Năm 1285, quân Mông lại tiến hành cuộc chinh phạt lần thứ hai, kết quả: An Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc trong mấy năm (1285-1287). Vua Thánh Tôn (1258-1278) và con trai là Nhân Tôn (1278-1293) được truyền ngôi trốn chạy vào miền trung du Thanh Hóa. Nơi đây hai cha con được nhân dân An-Tĩnh giúp sức, đã chuẩn bị cuộc phản công và đánh đuổi được quân Mông ra khỏi bờ cõi An Nam.

 

Nhưng tôi cũng phải một phần nào đi sâu vào các chi tiết của thời kỳ này vì lẽ đất An-Tĩnh đã có những chiến công hiển hách trong các cuộc đụng độ với Trung Quốc.

 

Trong giai đoạn đầu, các cuộc đụng độ ấy chỉ là vấn đề của Đàng Ngoài. Một trong các tướng của Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai sau khi đánh chiếm được Vân Nam, tiến đến tận Hưng Hóa năm 1257 bằng con đường lưu vực sông Hồng. Thái Tôn tiến đánh nhưng quân lính bỏ chạy. Trước kẻ địch, Thái Tôn phải rút lui về bến đò Đông Bộ Đầu, trên sông Nhị Hà, nơi đây ngày nay gọi là bến đò Tứ Trụ (bac des Quatre colonnes) ở hữu ngạn phía trên Hà Nội mấy cây số. Thánh Tôn lúc bấy giờ còn là Thái tử, mang quân đến tiếp viện và tướng Mông bị đánh thua. Quân địch rút về Trung Quốc, nhưng cuộc đọ sức chỉ là tạm hoãn.

 

Dưới đời Thánh Tôn, quân Nguyên (tên hiệu của triều vua Mông Cổ) sai sứ sang An Nam để hỏi về cái cột bằng đồng do viên danh tướng Mã Viện đã dựng vào khoảng thế kỷ I sau Công nguyên. Cột đồng này nổi lên trên đỉnh núi Đồng Trụ. Tất nhiên người ta đã không tìm thấy dấu vết của bằng chứng về sự lệ thuộc của An Nam vào Trung Quốc. Đòi hỏi này chẳng qua chỉ là một cách lấy cớ để gây hấn với An Nam. Nhưng hành động khai hấn chỉ nổ ra dưới thời Nhân Tôn. Mặc dù có lệnh nhắc đi nhắc lại nhiều lần, Nhân Tôn vẫn chẳng bao giờ chịu sang Trung Quốc để làm nghĩa vụ phiên thân đối với tôn chủ mà chỉ phái một người trong họ cùng mấy viên quan sang sứ. Đáng chú ý là trong các vị quan lại tiếp kiến Hốt Tất Liệt có người họ Hồ, một thế tộc ở đất An-Tĩnh. Họ này đã cung cấp hai Hoàng đế cho nước An Nam (1400-1407) (tức Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương - N.D). Hốt Tất Liệt (mà toàn châu á phải quy phục), cho rằng việc vua An

 

Nam chống lại như vậy là một sự lăng nhục đối với mình và quyết định trả thù. Trước tiên y yêu cầu được đưa quân qua lãnh thổ Đại Việt để đánh Champa, vì Champa đã cầm tù các sứ thần của Trung Quốc. Đáng lẽ trả lời, thì Nhân Tôn lại chuẩn bị để chống trả.

 

Thoạt tiên, quân lính An Nam buộc phải lùi trước sự tấn công của Thái tử Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt và sự tấn công của Ô Mã Nhi. Những tên phản bội, trong đó có ích Tắc là chú họ của vua, đã giúp cho kẻ địch. Tướng An Nam là Quốc Tuấn bị thua ở bến đò Vạn Kiếp. Vạn Kiếp là tên của một làng ngày nay gọi là Vạn An thuộc Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh. Thôn này ở gần một con sông và xưa có một bến đò lớn, từ đó mới có cái danh từ "bến đò Vạn Kiếp", "sông Vạn Kiếp" mà người đọc thấy trong các biên niên sử An Nam.

 

Thừa thắng, quân Mông Cổ chiếm được kinh đô Thăng Long (Hà Nội) mà không phải đánh. Còn Toa Đô, một thủ lĩnh khác của Mông Cổ khác thì hành quân ở An-Tĩnh.

 

Nước An Nam gần như đã rơi vào tay quân Mông. Nhưng Thánh Tôn và Nhân Tôn áp dụng một chiến thuật khéo léo là rút quân về phía "con đường thượng đạo" để cho việc qua lại giữa Ninh Bình, Thanh Hóa và An-Tĩnh được dễ dàng. Điều này tôi đã nói kỹ trong Tập san số tháng 4-6 năm 1935, trang 229-235. ởđó nhà Trần chuẩn bị và tập trung lực lượng, rồi chính từ trên con đường này kéo xuống, và quân An Nam đã tập kích vào sau lưng quân Mông. Cuộc tấn công đã diễn ra tại An-Tĩnh và sau những trận thắng lợi, quân An Nam đã đẩy lùi được quân địch về Đàng Ngoài.

 

Toa Đô và Ô Mã Nhi bị thua ở Tràng Yên (tỉnh Ninh Bình) và ở Tây Kết (tỉnh Nam Định) và ở Hàm Tử (tỉnh Hưng Yên). Toa Đô bị giết ở Tây Kết.

 

Quân của Thoát Hoan bị các tướng An Nam là Quang Khải và Quốc Tuấn đánh bại tại Chương Dương, huyện Thường Tín (gần Hà Nội) và ở Vạn Kiếp. ởđây Quốc Tuấn đã đánh một trận phục thù oanh liệt. Thoát Hoan phải bỏ Hà Nội để rút về phía vịnh Hạ Long.

...Còn nữa...

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II : NHỮNG DANH LAM THẮNG TÍCH CÓ TÍNH CHẤT TRUYỀN KỲ (tr.65-72) (12h: 10-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - Chương I : Xứ Diễn Châu (15h: 11-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - chương I : Xứ Diễn Châu (trang 79 - 85) (11h: 12-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - Chương I : Xứ Diễn Châu (tiếp theo từ trang 86 - 89) (00h: 15-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (từ trang 89 - 97) (00h: 15-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 98 - 104) (22h: 17-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 105-109) (22h: 19-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Từ trang 109 - 117) (22h: 19-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương II : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 118 - 123) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 123 - 135) (21h: 21-01-2011)