Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
 An Tĩnh cổ lục
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Nghệ An
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Hà Tĩnh
 Các bài lịch sử khác về An - Tĩnh
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
An Tĩnh cổ lục - Thiên II : NHỮNG DANH LAM THẮNG TÍCH CÓ TÍNH CHẤT TRUYỀN KỲ (tr.65-72)
 
(12h: 10-01-2011)
An Tĩnh cổ lục - Thiên II : NHỮNG DANH LAM THẮNG TÍCH CÓ TÍNH CHẤT TRUYỀN KỲ  (tr.65-72)
Ở đây Quốc Tuấn đã đánh một trận phục thù oanh liệt. Thoát Hoan phải bỏ Hà Nội để rút về phía vịnh Hạ Long.

…Tiếp theo…(từ trang 65 – trang 72)

 

AN-TĨNH CỔ LỤC

(LE VIEUX AN-TĨNH)

Tập san Đô thành hiếu cổ xuất bản năm 1936

(Bulletin des Amis du Vieux Huế, 1936)

 

Tác giả: HIPPOLYTE BRETON

Người dịch: NGUYỄN ĐÌNH KHANG và NGUYỄN VĂN PHÚ

Người hiệu đính: CHƯƠNG THÂU và PHAN TRỌNG BÁU

 

*Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây

Giữ bản quyền tổ chức và bố cục bộ sách

 

***

 

THIÊN II:

 

 NHỮNG DANH LAM THẮNG TÍCH CÓ TÍNH CHẤT TRUYỀN KỲ

HOẶC LỊCH SỬ CỦA AN – TĨNH XƯA

 

…Tiếp theo…(từ trang 65 – trang 72)

 

Được tin các cuộc thất trận ấy, Hốt Tất Liệt chuẩn bị một cuộc chinh phạt mới. Quân địch tiến công bằng đường bộ và đường biển. Thoát Hoan và Ô Mã Nhi cầm quân. Nhưng cuộc xâm lăng này bị thất bại còn đau đớn hơn trận đầu. Đội chiến thuyền Mông Cổ bị Trần Khánh Dư đánh bại ở Vân Đồn vịnh Hạ Long), Quốc Tuấn đại phá đạo quân của Ô Mã Nhi ở sông Bạch Đằng, con sông gần Hải Phòng. Ô Mã Nhi bị bắt cầm tù (1287).

 

Nước An Nam được tự do. Vẻ vang thay cho một đất nước nhỏ bé đã chiến thắng oanh liệt những đội quân Mông Cổ ghê gớm này, những đội quân đã làm cho cả đại lục Âu-á phải run sợ vào thời đó. Cũng phải nói rằng quân Mông Cổ đã phải điêu đứng với một khí hậu mà chúng không hề quen chịu.

 

Nhưng theo ý tôi, điều quan trọng nhất cần phải nhớ kỹ là sở dĩ có cuộc tổng phản công đem lại chiến thắng cho người An Nam là nhờ có "con đường thượng đạo" của An-Tĩnh. Và về sau, việc đó cũng lại xảy ra một lần nữa khi Lê Lợi mưu đồ cuộc "Chiến đấu mười năm" (1418-1428) chống quân Minh là kẻ nối tiếp quân Nguyên".

 

Hốt Tất Liệt chết năm 1294, thọ 80 tuổi.

 

Một trong những hiện tượng đáng lưu ý trong lịch sử quân Mông là sự thay đổi diễn ra trong cách sống. Bắt đầu từ Mông Kha, việc biến đổi các bộ lạc du mục thành dân tộc định cư coi như hoàn thành dưới đời Hốt Tất Liệt.

 

Sau khi Đại Hãn thứ năm chết thì Mông Cổ bắt đầu suy. Đó là vì người Mông Cổ đã bị Trung Quốc hóa nên mất hết đức tính riêng của dân tộc mình và cũng chẳng tiếp thu được những đức tính gì của kẻ mình đã khuất phục. Hoàng đế Mông Cổ cuối cùng của Trung Quốc đã phải chạy trốn khi gặp phải người Trung Quốc là Chu Nguyên Chương và hai năm sau thì chết.

 

Có thể nói rằng, dưới triều Nguyên, Trung Quốc mới được Âu châu biết đến một cách thật sự. Những vua Mông dã man đầu tiên dưới thời những Đại Hãn cuối cùng đã biến thành những ông vua dễ gần, tuy họ không thừa nhận những tư tưởng Tây Phương và những du khách Âu châu được tự do đến Viễn Đông đã đem về cho người ta những hiểu biết đầu tiên có thể gọi là chính xác có thể có về Trung Quốc.

 

Tòa thánh La Mã giao thiệp với Hốt Tất Liệt, và tại Bắc Kinh đã có thể lập một Tòa tổng giám mục cũng như nhiều tòa giám mục khác ở nhiều vùng của Trung Quốc. Tiếp theo thời quân Nguyên khá bao dung đối với tôn giáo, đến triều đại nhà Minh thì tình hình phát triển của đạo Thiên Chúa bị ngừng lại.

 

Rất nhiều lái buôn đến các nước Đông á, trong số này cần phải kể đến du khách nổi tiếng Marco Polo, con trai của Nicolo và là cháu của Mafféo, đã thực hiện một chuyến đi đầu tiên đến triều đình của Đại Hãn Hốt Tất Liệt. Marco Polo đi cùng cha và chú năm 1271. Cả ba người đến triều đình của Đại Hãn vào tháng 5 năm 1275. Hốt Tất Liệt đã thân thiện với người thanh niên Marco và sau đó đã sử dụng tài năng của anh ta trong nhiều sứ bộ. Một trong những sứ bộ này dẫn người thanh niên thành Venise đến Tứ Xuyên và đến Vân Nam. Có lẽ vào khoảng thời gian giữa 1277 và 1280, Marco cho chúng ta biết rằng, ông đã làm tổng tài thành phố lớn Quảng Châu trong 3 năm (tỉnh duyên hải của Giang Tô).

 

Những người thành Venise rất muốn trở về Tổ quốc nhưng Hốt Tất Liệt làm ngơ trước những lời ngụ ý của họ là muốn rời triều đình. Phải chờ một cơ hội bất ngờ mới có thể thực hiện được những ý định ấy. Vua Ba Tư là Arghoun, chắt của Hốt Tất Liệt, năm 1286 vợ chết, ông ta phái các sứ thần đi tìm cho mình một người vợ mới trong họ của Đại Hãn. Những người đi theo Polo được các sứ thần yêu thương và họ yêu cầu được đi theo khi các sứ thần trở về. Hãn già (Le vieux Khan) đồng ý nhưng ra điều khoản là những người dân thành Venise phải trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ có chuyến đi dài bằng đường biển để dẫn công chúa đến cho vị hôn phu, chúng tôi có được một số chương trong những chương quan trọng nhất trong tập ký sự của Marco. Xuống Tàu tại Zaitoun (thuộc Phúc Kiến ngày nay) vào đầu năm 1292, những người cùng đi với chúng tôi phải dừng lại ở Sumatra một thời gian dài vì tiết trời xấu, sau đó mới đi qua miền Nam ấn Độ. Khi công chúa đến Ba Tư thì được tin Arghoun chết (7 tháng 3 năm 1291) và người con đã lên ngôi. Nàng bèn kết duyên với con trai của vị hôn phu là Ghazan. Công chúa rất buồn rầu phải từ biệt các  bạn đường. Những người này tiếp tục lên đường rồi đến Tabritz, và sau đó, bằng con đường Constantinople, họ đến thành Venise năm 1295.

Trong trận giao chiến ở Curzola trên bờ bể Dalmatie (ngày 7 tháng 9 năm 1298), Marco bị Lamba Doria bắt làm tù binh. ở trong nhà tù tại thành phố Genes, Marco đọc cho Rusticien de Pige ghi bằng tiếng Pháp câu chuyện về các chuyến đi của mình. Có lẽ Marco chết tại Venise năm 1325.

 

Minh. - Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra triều đại nhà Minh, từ một nhà tu hành đã trở thành viên tướng, diệt trừ những kẻ kình địch với mình và lên ngôi, xưng là Hồng Võ năm 1368. Việc đầu tiên của Hồng Võ là phải đánh tan các lực lượng chống đối cuối cùng của quân Nguyên và khôi phục lại sự thống nhất của quốc gia.

 

Năm 1398, Hồng Võ chết. Ông đã phạm sai lầm là chỉ định cháu nội là Chu Nguyên Văn lên nối ngôi với hiệu là Kiến Văn Đế. Chú, bác của ông vua trẻ tuổi này, và nhất là Khou-Tai (Chu Thái), phiên Vương của nước Yên, rất lấy làm bất bình về sự lựa chọn này. Vị tân quân gạt bỏ bà con thân thích, trừ Chu Thái là người dựng cờ khởi nghĩa, và từ chỗ đóng đô của mình là Bắc Kinh, đã tiến đánh quân của triều đình và đã thắng. Kiến Văn Đế bỏ trốn, cải trang làm nhà sư, sống một cuộc đời lang thang, còn hoàng tử nước Yên được lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu là Vĩnh Lạc.

 

Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là Hồng Võ đã đặt kinh đô ở Nam Kinh (triều đình của Phương Nam) nhưng vì lý do chính trị, người nối nghiệp là Vĩnh Lạc lại dời kinh đô Nam Kinh đến Đại Đô cũ của người Mông Cổ, và đặt tên là Thuận Thiên, về sau trở thành Bắc Kinh (kinh đô của phương Bắc).

 

Dưới triều Vĩnh Lạc, Trung Quốc thống trị nước An Nam lần cuối cùng, từ 1407 đến 1428. Từ đó trở đi, nước Đại Việt chỉ có quan hệ thần thuộc với "Thiên triều", chủ yếu hàng năm phải triều cống, không nặng lắm, để giữ thể diện cho Hoàng đế tối cao (chỉ ngôi bá chủ của hai triều đình nhà Minh và nhà Thanh) và chúng tôi sẽ nói đến các sứ bộ, trong đó các "danh nhân" của An-Tĩnh có tham gia.

 

Vậy phần khái yếu tóm tắt về các biên niên sử Trung Quốc phải dừng ở đây. Lịch sử giai đoạn đô hộ cuối cùng của Trung Quốc sẽ được nhắc lại ở nhiều chỗ trong các chương dành cho những "danh lam và thắng cảnh" và "danh nhân" của An-Tĩnh. Tôi sẽ chỉ nêu các khung cấu tạo của phần lịch sử này.

 

Trong phần kể lại các biến cố xảy ra từ năm 1400 đến năm 1428 có xen vào những ông vua sau cùng của nhà Trần, triều đại ngắn ngủi của nhà Hồ (1400-1407) và sau hết là "Người giải phóng cho Đại Việt". Lê Lợi, người sáng lập ra nhà Hậu Lê, sau "cuộc chiến đấu mười năm", đã đánh đuổi vĩnh viễn quân nhà Ngô (danh từ khinh thị mà người An Nam gọi người Trung Quốc) ra khỏi bờ cõi An Nam.

 

Việc còn lại của tôi bây giờ là trình bày dưới hình thức hai biểu đối chiếu về những mối liên quan giữa các thời kỳ rối ren ở Trung Quốc và các thời kỳ độc lập ở An Nam và cũng để lưu ý bạn đọc về những "danh lam và thắng tích" và các "danh nhân" của An-Tĩnh trong hai thời kỳ đối lập này.

 

Cần phải chú ý rằng hai biểu này cũng không thể giải quyết hết được vấn đề; đó chỉ là một cái nhìn đại thể, vì nếu mở rộng vấn đề này tôi sẽ phải đi quá xa.

 

Chỉ có những bằng cứ nổi bật sẽ được làm sáng tỏ, và chủ yếu là những gì thuộc về An-Tĩnh.

 

Tiếp theo là hai biểu đối chiếu (tableaux synoptiques).

 

TRUNG QUỐC (1)

VIỆT NAM (2)

I- Từ 256 đến 221 TCN Bảy ông hoàng chia cắt đất nước

- Đời Tần : 221 -209 TCN

- Nhà Thục: An Dương từ 257 đến 208 TCN. Địa điểm thất trận và tự vẫn: đền thờ ở núi Mộ Dạ

- Triệu Đà – Nhà Triệu (208-111 TCN)

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43). Núi  Đồng Trụ tả ngạn sông Lam.

- Người Chăm chiếm cứ vùng đất phía Nam An –Tĩnh (Tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) đến thể kỷ thứ X

II. Đời Tam Quốc : 220-280

 

III. Nam – Bắc Triều

Nhà Lương : 505 -557

Nhà Tần : 557-589

Nhà Tùy : 589-619

Nhà Đường: 619-907

Cao Biền sang cai trị vùng Tĩnh Hải ( Bắc Bộ, miền Bắc Trung Bộ) từ  865 đến 875 đã xây dựng:

+ Đào song Hoàng Mai và Đò Cấm

+ Chùa Phương Tích và Nhạn Pháp

+ Đắp Thành Long Môn

Nhà Tiền Lý : 553-662

Thuộc Tùy

 

Năm 722 Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) xây thành Vạn An

Khởi nghĩa Lê Ngọc ở Thanh Hóa

 

 

 

 

IV. Đời Ngũ Đại: 907-960

- Từ đây trở đi nền đô hộ của người Trung Quốc đối với An Nam yếu dần

Mười hai sứ quân cát cứ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Một trong mười hai sứ quân là Hồ Hưng Dật, tổ của họ Hồ ở vùng An- Tĩnh và của hai vua An Nam là Hồ Qúy Ly và Hồ Hán Thương (1400-1407)

Hậu duệ của các sứ quân này đã thành lập các triều đại:

V. Nhà Nguyên : 1280-1368

- Nhà Trần (1225-1414) và hai lần chiến thắng quân Nguyên: 1257 và 1285-1287 (1). Di tích lịch sử ở An- Tĩnh: đường thượng đạo.

VI. Nhà Minh: 1368-1644. Đô hộ nước An Nam từ 1407 đến 1428

- Nhà Hồ (1400-1407). Bị quân nhà Minh đánh thua ở vùng phía Nam An- Tĩnh (Hà Tĩnh ngày nay)

- Lê Lợi và cuộc “ khởi nghĩa mười năm” (1418-1428) Thành lập nhà Hậu Lê (1428-1793) – Di tích lịch sử đáng chú ý: đường thượng đạo, Thành Lam, Thành Lục Niên.

- Vị tướng xuất sắc nhất của Lê Lợi quê An – Tĩnh: Nguyễn Xí.

 

 

Một phương pháp làm việc:

Sự phục sinh đất cổ An-Tĩnh thông qua

những xứ tự nhiên

 

Chúng ta đã thấy khoa Địa chất học mới đây của An- Tĩnh chi phối cả Địa văn hóa, Tiền sử học và Sử học của đất này .

 

Trung thành với phương pháp của chúng tôi, trước tiên chúng tôi mượn đồng bằng duyên hải để đi từ Bắc vào Nam và sau đó, sẽ thăm dò các thung lũng nội địa.

 

Nhưng những đồng bằng của thung lũng và đồng bằng duyên hải ấy đều chia ra thành hai xứ do những yếu tố tách ra từ dãy Trường Sơn trong lúc cấu tạo. Vì vậy, chúng tôi làm sống lại “quá khứ” của An-Tĩnh bằng xứ tự nhiên. Theo ý tôi, không có phương pháp làm việc nào tốt hơn nữa, nhất là đối với An-Tĩnh, vì lịch sử của nó bị chi phối chặt chẽ bởi hình thế tự nhiên, có lẽ hơn bất kỳ một vùng nào của Đại Việt. Vả lại, cũng phải chú ý rằng tôi sẽ đề cập lịch sử của “Ba Quảng miền Bắc” (Huế, Quảng Trị, Đồng Hới) theo một phương pháp hoàn toàn khác, vì lẽ miền này có những phân khu tự nhiên hầu như chỉ có ở vùng duyên hải. Sau này, khi tôi phác lại lịch sử của An-Tĩnh, tôi phải chung đúc lại tất cả những tổng hợp cục bộ thành một tổng hợp chung nhất. Sự tổng hợp này sẽ có mục tiêu chính là soi sáng mối liên quan rất chặt chẽ giữa sự hình thành của quốc gia An Nam và đất An-Tĩnh xưa, về các cuộc chiến tranh với Champa và các cuộc chiến tranh chống Trung Quốc, đối với các thời kỳ từ đầu thế kỷ thứ nhất của Công nguyên, và đầu thế kỷ XV. Việc nghiên cứu những thắng tích sẽ giúp ta bước đầu nhận thức được luận đề này.

 

 

=========

(1) Đúng ra là ba lần (N.D)

 

 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - Chương I : Xứ Diễn Châu (15h: 11-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - chương I : Xứ Diễn Châu (trang 79 - 85) (11h: 12-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - Chương I : Xứ Diễn Châu (tiếp theo từ trang 86 - 89) (00h: 15-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (từ trang 89 - 97) (00h: 15-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 98 - 104) (22h: 17-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 105-109) (22h: 19-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Từ trang 109 - 117) (22h: 19-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương II : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 118 - 123) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 123 - 135) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 3 : Xứ Hà Tĩnh (Tr. 136 - 142) (23h: 22-01-2011)