Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
 An Tĩnh cổ lục
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Nghệ An
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Hà Tĩnh
 Các bài lịch sử khác về An - Tĩnh
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - chương I : Xứ Diễn Châu (trang 79 - 85)
 
(11h: 12-01-2011)
An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - chương I : Xứ Diễn Châu (trang 79 - 85)
...Nhưng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phong cho ta làm thần của biển này. Ta sẽ phù hộ cho vua và chiến thuyền của ngài. Nhà vua sẽ được hưởng sóng êm và sẽ chiến thắng kẻ thù"....

 

AN-TĨNH CỔ LỤC

(LE VIEUX AN-TĨNH)

Tập san Đô thành hiếu cổ xuất bản năm 1936

(Bulletin des Amis du Vieux Huế, 1936)

 

Tác giả: HIPPOLYTE BRETON

Người dịch: NGUYỄN ĐÌNH KHANG và NGUYỄN VĂN PHÚ

Người hiệu đính: CHƯƠNG THÂU và PHAN TRỌNG BÁU

 

*Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây

Giữ bản quyền tổ chức và bố cục bộ sách

 

***

 

Thiên 2.

Chương I :  Xứ Diễn Châu

(Từ trang 79 – 85)

 

Lúc tỉnh dậy, Anh Tôn sai các võ quan làm lễ cầu phúc để biểu dương nữ thần. Cuộc chinh phạt đã thu được kết quả. Anh Tôn chiếm được Đồ Bàn (kinh đô của Champa tức là Bình Định ngày nay) và bắt công chúa Bô Đa La làm tù binh. Lúc trở về, Anh Tôn dừng chân tại Cửa Cần và ban cho vị nữ hoàng đã mất danh hiệu "Quốc Gia Nam Hải Đại Càn Thánh Nương".

 

Thần cũng phù hộ cho vương triều nhà Lê mà sử sách đã chép lại các biến cố sau đây. Năm thứ nhất thời Hồng Đức (1470), vua Lê Thánh Tôn rời Thanh Hóa để bình định Champa. Lúc tới Cửa Cần, chiến thuyền An Nam đậu lại để cầu xin sự giúp đỡ của nữ thần. Một lần nữa, An Nam lại chinh phục được Champa. Trên đường về nước, đội chiến thuyền của Hồng Đức bị một trận bão ở đảo Biện Sơn (nơi giáp giới Thanh Hóa và Nghệ An) và phải đi đường khác để về Nam. Chiếc thuyền đã ẩn tại Cửa Cần. Để tạ ơn vị thần phù hộ, người ta đã tổ chức nhiều cuộc lễ tạ và nhà vua đã đặt tên là Đông Hồi, nơi mà thuyền rồng đã đến ẩn được an toàn trong khi có bão lớn để tưởng nhớ sự giúp đỡ của gió đông.

 

Nữ thần Cửa Cần là thần phù hộ của ngư dân trong vùng. Hằng năm, đến ngày rằm tháng chạp âm lịch, người ta tổ chức các cuộc tế thần, thu hút đám đông người đến lễ bái. Đó là một ngày hội được biểu hiện chủ yếu bằng những cuộc đua thuyền.

 

Lãnh địa nhà Hồ. - Lịch sử của họ Hồ nổi tiếng sẽ được nói lại ở thiên thứ ba "Các vọng tộc". Ở đây, chúng ta chỉ cần lưu ý đến các danh lam và thắng tích đánh dấu các giai đoạn hiển hách của dòng họ này, cho đến thế kỷ XV, lúc mà một người của họ Hồ chiếm được ngôi vua của An Nam. Tất cả những điều chúng tôi sẽ nói đã được biên soạn theo gia phổ của họ này [31] và cần phải nhớ là các sự việc mà chúng tôi sẽ nhắc lại sẽ bổ sung cho những điều mà sử biên niên Trung Quốc và An Nam đã cung cấp.

 

Sau đây là những điều mà các sử liệu ấy cho chúng ta biết.

 

Từ năm 907, một thời kỳ hỗn loạn suốt 53 năm tiếp theo triều đại nhà Đường. Chúng ta nhớ rằng trong lịch sử Trung Quốc người ta gọi thời kỳ này là thời Ngũ Đại. Lúc đó, nước An Nam bị nhà Hậu Hán cai trị, Hoàng đế cuối cùng là Quang Đế, chỉ là một đứa bé. Năm 960 nhường ngôi cho nhà Triệu. Triệu Khuông Dẫn mở màn cho triều đại nhà Hậu Tống (Tống: 960-1279).

 

Vào thế kỷ X, Đại Việt phải khuất phục dưới ách đô hộ của người Trung Quốc. Đất nước lúc đó chia làm 12 châu hay quận. Nhân cơ hội Trung Quốc rối loạn, các thái thú An Nam tự xưng độc lập. Thời kỳ này trong các sử biên niên của Trung-Việt gọi là "Loạn Mười hai sứ quân". Thái thú của Châu Diễn lúc đó là Hồ Hưng Dật. Toàn bộ xứ Diễn Châu là lãnh địa của Dật. Trụ sở đặt tại Trại Tiên Sinh, trong vùng đồi núi của phía Tây, vì hồi đó Diễn Châu đại bộ phận còn là vùng biển; Tiên Sinh nằm ở khoảng trung độ giữa ga Yên Lý và huyện Nghĩa Hưng ngày nay. Nhân dân có tập quán gọi các nơi yên nghỉ của tiền nhân họ Hồ là "Tiên Sinh ô ô", gọi chệch tên họ Hồ.

 

Vào cuối thế kỷ XIII, họ Hồ Kha xuống khai khẩn miền đất vụng của Bàu Đột bằng cách đắp đê, ngày nay là miền nằm ở phía Tây đường cái quan thuộc huyện Quỳnh Lưu. Rồi hai con trai của Hồ Kha là Hồ Hồng và Hồ Cao xuống nơi còn thấp hơn tại đồng bằng ven biển, về các miền Thổ Đôi và Tam Công. Trung tâm của Thổ Đôi ngày xưa là làng Quỳnh Đôi gần huyện lị Quỳnh Lưu ngày nay; còn trung tâm của Tam Công hồi đó cách huyện lị Yên Thành ngày nay mấy cây số về phía Bắc. Hồ Hồng và Hồ Cao cũng theo cách của cha, đắp đê để ngăn nước các chỗ trũng tự nhiên thường xuyên bị ngập, và đã biến những đám đất bao la thành đất trồng lúa. Việc này diễn ra vào cuối đời vua Minh Tôn (1314 - 1329) thời nhà Trần.

 

Trong thiên thứ Ba, chúng ta sẽ thấy họ Hồ đã cung cấp cho nước An Nam những danh nhân đã lập nên những sự nghiệp hiển hách trong nhiều lĩnh vực: thơ ca, đánh giặc, quản lý hành chính v.v...

 

Một trong những danh nhân này là Hồ Quý Ly, đã lên ngôi vua của Đại Việt và lập ra một triều đại (1400-1407) chấm dứt với người con trai là Hồ Hán Thương.

 

Họ Hồ đã để lại một số lâu đài miếu mạo như để làm chứng cho thanh thế xưa kia của mình. Vua Hồ Hán Thương, dưới triều Khái Đại đã cho xây dựng trên đỉnh đồi Bàu Đột một đền thờ tổ tiên của dòng họ mình. Các đền đài miếu mạo khác thì do họ Hồ ở Thổ Đôi xây dựng (ảnh LXX).

 

Núi Bàu Đột đáng được lưu ý về một phương diện khác nhưng không có liên quan gì với họ Hồ. Lịch sử của triều Lê và các nguồn tư liệu sử địa phương của An-Tĩnh cho ta biết là thủ lĩnh quân phản nghịch ở tỉnh Hải Dương là Nguyễn Hữu Cầu đã xây dựng thành lũy vào năm thứ 30 thời Cảnh Hưng (1740 - đời vua Lê Hiển Tôn). Chính nơi đây Hải Quận công Phạm Đình Trọng đã bắt sống được Nguyễn Hữu Cầu.

 

Sau cùng, chúng ta phải chú ý rằng lạch thủy triều gọi là Kênh Mỹ (sông Mỹ Giang trên bản đồ) chảy qua huyện Quỳnh Lưu từ Bắc đến Nam, để ra biển đã được vét bùn và điều chỉnh lòng sông vào năm thứ 7 thời Kiến Trung đời vua Trần Thái Tôn, người sáng lập ra triều đại nhà Trần (1231). Công việc tiến hành dưới sự điều khiển của hoạn quan Nguyễn Băng Cốc, làm cho các con sông đào nối liền tỉnh lị của Thanh Hóa và thủ phủ của xứ Diễn Châu, thuận lợi cho thuyền bè đi lại. Sở dĩ tôi kể lại chi tiết này là vì, với việc khai khẩn các miền Bàu Đột, Thổ Đột và Tam Công các chi tiết ấy sẽ cung cấp cho lịch sử quá trình cát bồi cái vụng của xứ Diễn Châu trong thời kỳ hiện đại, một đóng góp có giá trị lịch sử.

 

Núi Yên Ngựa. - Ngọn núi này hình yên ngựa, do đó có tên chữ Hán là "Mã Yên Sơn". Nó nằm ở làng Hương Khê ngày nay, về phía Tây của huyện lị Yên Thành. Trên sườn của đồi này có một cái hang gọi là "hang Vương Mẫu". Để giải thích tên gọi ấy, các truyền thuyết địa phương kể lại rằng Long Toàn, một trong những người con trai của Lê Đại Hành (Hoàng đế An Nam từ năm 981 đến năm 1006) là Thái thú của Diễn Châu, mà huyện lị đóng tại làng Công Trung, trên núi Yên Ngựa. Mẹ của Long Toàn là vợ thứ hai của vua. Khi bà chết, người con trai đem chôn trong hang, cửa hang có xây tường bịt kín. Năm 1010 tại Diễn Châu, Long Toàn dựng cờ khởi nghĩa chống Lý Thái Tổ vừa mới cướp được ngôi và xưng Hoàng đế. Chỉ sau khi đã khai quật phần mộ của hoàng phi, nhà Lý mới thắng được Long Toàn, nhân dân đặt tên cho một số nơi của núi Yên Ngựa những tên gọi ngụ ý một kinh đô: Tiền Nha (Nha của phía trước, hoặc của phía Nam), Hậu Nha (Nha của phía sau hay của phía Bắc), Triều Đường.

 

Đó là truyện dân gian địa phương truyền tụng, còn sử biên niên hoàn toàn không nói gì đến các vấn đề này, và có những nguồn tư liệu địa phương về lịch sử An-Tĩnh không đưa ra các sự việc theo cách như vậy. Theo sách "Văn hiến thông khảo" do Mã Đoan Lâm soạn trong thời kỳ nhà Minh đô hộ (1407-1428) ta đọc thấy: "Con trai út vua Lê Đại Hành, tên là Long Toàn đánh cắp quốc khố của nhà vua và trốn vào Diễn Châu rồi bị giết ở đây". Phải chăng sách sử trên đây vì không biết gì nhiều hơn đã thuật lại một chuyện do nhà Lý cố ý đặt ra?

 

Dưới đời nhà Trần, có những biến cố khác đã xảy ra tại núi Yên Ngựa, các biên niên sử của nhà vua thời đó đã ghi lại, do đó có thể coi là chính xác. Đây là bản tóm tắt sơ lược:

Một người con trai của Hoàng đế Trần Thái Tôn (1225-1258) tên là Quốc Khang làm Thái thú Diễn Châu. Khang có hai con trai thứ là các hoàng tử Huệ Nghĩa và Quốc Trinh. Hai hoàng tử này được vua ban cho cả vùng núi Yên Ngựa làm thái ấp. Hang Vương Mẫu đã dùng làm phần mộ cho Vương phi, mẹ của hai hoàng tử.

 

Chúng ta cần lưu ý rằng các chuyện kể liên quan đến núi Yên Ngựa cung cấp những bằng chứng mới làm chỗ dựa cho luận điểm của tôi đã bảo vệ nhiều lần, tức là cái vụng của Diễn Châu đã tồn tại cho đến thời kỳ hiện đại, chắc chắn là một thời kỳ lịch sử, bởi vì thủ phủ của xứ này đặt trên một ngọn đồi vào thế kỷ XI và XIII.

 

Núi Hai Vai. - ở làng Quỳ Xá, huyện Đông Thành (phủ Diễn Châu) gần đường quốc lộ số 7 đi Đô Lương (phủ Anh Sơn) và đi Cửa Rào, có một ngọn núi hình nửa người không đầu, phần trên, ở giữa giống như cái cổ và hai phần dưới mỗi bên giống hai vai. Nhân dân tả như vậy và gọi là "Núi Hai Vai" (chữ Hán dịch là Lưỡng Kiên Sơn). Ngọn núi này đối với những người dân chài Diễn Châu có tác dụng như một cái phù tiêu.

 

Vua Lê Thánh Tôn (1460-1497) vào Nam đánh Champa, trông thấy ngọn núi như một bà tiên mang búi tóc, do đó mà trong một bài thơ, Ngài đã gọi tên "Cộc Sơn" để chỉ núi này. Một vị tướng thuộc dòng tộc chúa Trịnh ở Bắc Hà mà sử sách gọi là Ông Ninh, đã đặt tên cho núi đá là "Di Lặc Sơn", tên của một đức Phật (Phật Vị lai). Cuộc đời của Ông Ninh sẽ được kể lại trong một luận văn chuyên khảo về Lam Thành (lưu vực Sông Lam).

 

Năm thứ 3 thời Gia Thái của vua Lê Trang Tôn (1533-1548), nhà Mạc (vừa mới lập nên một triều đại ở Đàng Ngoài) chiếm Diễn Châu. Tướng nhà Mạc là Nguyễn Quyền xây thành đắp lũy bao quanh núi Hai Vai và các miền lân cận, một vùng đất trũng lòng chảo tự nhiên, rộng mênh mông, luôn luôn ngập nước - vết tích của phần phía Tây đầm phá cũ của Diễn Châu, phòng giữ cho núi này chống lại kẻ địch muốn đến gần. Phan Tích, Lai Quốc Quận công, từ Thanh Hóa đem quân đến để bao vây Nguyễn Quyền, bắt được Quyền làm tù binh và bình định được xứ này.

 

------------------------

 

Đón đọc kỳ sau: Xứ Vinh

 

 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 An Tĩnh cổ lục - Thiên 2 - Chương I : Xứ Diễn Châu (tiếp theo từ trang 86 - 89) (00h: 15-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (từ trang 89 - 97) (00h: 15-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 98 - 104) (22h: 17-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 105-109) (22h: 19-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Từ trang 109 - 117) (22h: 19-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương II : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 118 - 123) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 123 - 135) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 3 : Xứ Hà Tĩnh (Tr. 136 - 142) (23h: 22-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 4 : Xứ Kỳ Anh (tr. 143 - 151) (11h: 11-04-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương IV : Xứ Kỳ Anh (từ trang 142 - 151) (22h: 12-09-2010)