Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
 An Tĩnh cổ lục
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Nghệ An
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Hà Tĩnh
 Các bài lịch sử khác về An - Tĩnh
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 105-109)
 
(22h: 19-01-2011)
An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (tiếp theo từ trang 105-109)
...Trong đền hình trang trí duy nhất là một bức hoành phi treo trên bàn thờ có bốn chữ: "Hồng Sơn thế phả".
...



AN-TĨNH CỔ LỤC

(LE VIEUX AN-TĨNH)

Tập san Đô thành hiếu cổ xuất bản năm 1936

(Bulletin des Amis du Vieux Huế, 1936)

 

Tác giả: HIPPOLYTE BRETON

Người dịch: NGUYỄN ĐÌNH KHANG và NGUYỄN VĂN PHÚ

Người hiệu đính: CHƯƠNG THÂU và PHAN TRỌNG BÁU

 

*Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây

Giữ bản quyền tổ chức và bố cục bộ sách

 

***

Thiên II

Chương 2 : Xứ Vinh

(Từ trang 105 - 109)

 

 

Hồng Lĩnh là danh từ của thi ca dùng để chỉ đất An-Tĩnh (hay Nghệ Tĩnh). Câu này có nghĩa:

-        Tất cả các thế hệ trong dòng họ Nguyễn định cư dưới chân núi Hồng Lĩnh đã cống hiến cho nước Đại Việt những vị quan có danh tiếng.

-        Nghĩa dịch bao hàm trong câu dưới đây rút trong "gia phổ" của họ: Nhà đời đời có quan sang dưới dãy Hồng Sơn.

 

Trên bức hoành phi, về hàng ngang, người ta đọc:

  1. Bên phải: Ngày lành tháng 5 (âm lịch) năm thứ 15 niên hiệu Kền Long (1750). Hoàng Phù Thái, Trung Hiến đại phu Thiên triều (Bắc Kinh) kính tặng.
  2. Bên trái: Tháng 3 (âm lịch) năm thứ 15 niên hiệu Minh Mạng (1834) ...do Vĩnh Tương làm (một số chữ không đọc được còn để lại những dấu chấm).

 

Theo cụ nghè Nguyễn Mai, người hướng dẫn chúng tôi thì bức hoành phi này chỉ là một công trình phỏng theo bức hoành phi để trên bàn thờ Nguyễn Du. Nhưng nếu thế thì sự mô phỏng này không đúng với nguyên bản, vì nguyên bản mang niên đại 1790 chứ không phải 1750, như chúng ta sẽ thấy sau này.

 

Cách con đường dẫn tới đền một vài thước ở giữa một khoảng đất tròn trong một khu "rừng cây thiêng" nhỏ, có dựng một cái bia đáng được chú ý vì hai lẽ, thứ nhất là vì những hình trang trí và những chữ ghi đều chạm nổi; thứ hai là những chữ ghi đặc biệt làm cho người xem phải nhớ đến những quy định của các đạo dụ của nhà vua, theo đó số người trên (đã quá cố rồi hay còn sống) có con cháu lập nhiều công trạng với triều đình đều được hưởng những vinh hoa ban cho con cháu  (Hình LXXXVII).

 

Hàng chữ ghi theo hàng ngang ở phần trên bia dịch ra như sau:

Cảnh Hưng hoàng đế muôn thuở danh truyền. Cảnh Hưng là hiệu của vua Lê Hiển Tôn (1740-1786).

 

Những chữ ghi ở giữa hoành phi đọc theo hàng thẳng đứng, từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, mỗi hàng chữ như sau:

 

- Gia phong và truy tặng cho ông Nguyễn... phẩm tước Thái bảo Lễ bộ Thượng thư, Nhuận Quốc công.

- Gia phong và truy tặng cho bà Phan thị... phẩm tước Nhất phẩm tứ phu nhân công tước.

- Bia này dựng mùa thu năm Nhâm Ngọ (1762).

 

Cần chú ý, trong bản dịch trên đây, tên riêng của vị Quốc công và người vợ đều được ghi bằng những dòng dấu chấm, vì rằng những chữ tên đều không được viết ra cũng như không được đọc lên, vì như thế là phạm huý, không tôn kính người quá cố.

 

Chính năm Nhâm Ngọ (1762) này, vua Lê Hiển Tôn gia phong Nguyễn Nghiễm (vốn đã được phong tước Trung Cần công) lên tước Xuân Quận công, và theo nguyên tắc tương đối, thăng lên một bậc tất cả những vinh hàm và tước vị đã phong tặng cho vong linh vị thủy tổ họ Nguyễn và người vợ của ông.

 

Mặt khác, cần ghi nhận rằng tất cả các tài liệu trong gia phổ của họ vẫn cứ dùng tước vị Trung Cần công để chỉ Nguyễn Nghiễm, mà không dùng danh từ Xuân Quận công, vì một người thuộc hàng con cháu trong họ không được gọi tên với một tước vị ngang hàng với người sinh ra mình.

 

Ở mặt sau của bia, có bốn chữ viết hàng ngang: Hồng Nguyên, Tuấn Lưu. Ở giữa nổi bật lên một đại tự để chỉ ra rằng tất cả những vinh hoa mà nhà vua đã ban cho vong linh các tiên liệt là một nguồn phúc lành vô cùng lớn lao.

 

Bên trái, người ta chú ý đến hai câu thơ chữ Hán (tạm dịch như sau):

Đôi vầng nhật nguyệt nhắc lại công đức của tổ tiên muôn đời.

Núi cao (Hồng Lĩnh) bể sâu (Ngư Hải) biểu dương sự nghiệp (của họ Nguyễn) bất diệt.

Hàng chữ ghi bên phải, dịch nghĩa như sau:

 

“Con thứ của Lĩnh Nam Quận công (Nguyễn Quỳnh) tôi Nguyễn Nghiễm, nhị giáp Tiến sĩ khoa thi Đình năm Tân Hợi (1731) hàm Nhị Nhập Thị Tham tụng, giữ chức Tả Chấp pháp, Tế tửu Quốc Tử Giám và Nhập Thị Kinh diên, Xuân Quận công, đã dựng bia này” (ở đây người dựng bia đã ghi tước vị sau cùng của mình, là để tỏ lòng biết ơn nhà vua đã ban tước cho mình).

 

Công trình kiến trúc đồ sộ nhất của họ là đền thờ Nguyễn Nghiễm, Trung Cần công và về sau được gia phong Xuân Quận công (Hình LXXXIV ở dưới và LXXXV). ở thiên III, tôi sẽ kể lại “Tiểu sử” đầy đủ của vị này, ở đây chỉ cần biết rằng đó là một vị Thượng thư lớn coi sóc việc biên soạn Quốc sử vào cuối đời Lê, một sự nghiệp mà người con là Nhiệm tiếp tục sau này.

 

Đền nằm trên một cái gò gọi là “Xuân Sơn”. Trước cửa vào rất đồ sộ, người ta nhìn thấy gương nước của một cái ao nửa trồng sen, nửa trồng lúa. Tên ao là Tiên Trạch, nghe nói sinh thời Xuân Quận công, ao này còn sâu và rộng hơn. Sân chính có những cây thông hơn 100 tuổi tỏa bóng um tùm. Những voi và ngựa chiến bằng cẩm thạch Thanh Hóa đứng hai bên cửa Tam quan. Về phía chân trời, các dãy núi phía Đông của Hồng Lĩnh chạy dài.

 

Bên trong đền, trên một xà gỗ, để trên nóc, gian bên trái, có chạm nổi mấy chữ:

 

- Đền này được dựng lên năm Ất Vị, năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Hưng (1742).

 

Trên đường xà gian bên trái, có ghi:

 

- Các công việc trùng tu khởi sự tháng bảy âm lịch năm Giáp Tí niên hiệu Tự Đức, đền được hoàn thành tháng 9 năm ấy. Đó là năm 1864.

Đồ vật trong đền không có gì tráng lệ, chỉ có một bàn thờ bằng gỗ chạm nổi, xét về phương diện khảo cổ học cũng không giá trị gì mấy, mấy bức hoành phi và hai cái kiệu (Hình LXXXVI). Hoành phi và câu đối cho ta biết được ít nhiều về cái gọi là vinh hoa trong cuộc đời của Xuân Quận công.

... còn nữa...


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Từ trang 109 - 117) (22h: 19-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương II : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 118 - 123) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 123 - 135) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 3 : Xứ Hà Tĩnh (Tr. 136 - 142) (23h: 22-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 4 : Xứ Kỳ Anh (tr. 143 - 151) (11h: 11-04-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương IV : Xứ Kỳ Anh (từ trang 142 - 151) (22h: 12-09-2010)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 5 : Lưu vực sông Lam (từ trang 152 - 157) (11h: 26-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chuong 5 : Lưu vực sông Lam (tiếp theo từ trang 158 - 164) (11h: 26-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương V : Lưu vực sông Lam - Vùng Tràng Đen (tr. 164 - 174) (12h: 28-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - chương 5 : Lưu vực sông Lam - Những thắng đia và đền đài nổi tiếng (Tr. 174 - 183) (08h: 30-01-2011)