Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
 An Tĩnh cổ lục
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Nghệ An
 Đại Nam nhất thống chí - Dư địa chí Hà Tĩnh
 Các bài lịch sử khác về An - Tĩnh
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương II : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 118 - 123)
 
(21h: 21-01-2011)
An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương II : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 118 - 123)
...Đến lượt mình các con hãy làm việc nghĩa và như thế ở bất kỳ chỗ nào được gọi ra phò dân cứu nước, các con sẽ làm cho đời thái bình....



...

Luôn luôn giữ trong mình điều nhân nghĩa.

Chú ý tránh ức hiếp những kẻ thuộc lại của mình, đừng làm phiền bề trên không phải lúc.

Hãy lo lắng đêm ngày không làm được nhiều điều hay như ý muốn.

Vì hạnh phúc của mình, hãy giữ cho lương tâm luôn luôn trong sạch.

Như thế, các con sẽ truyền lại cho đời sau hạnh phúc không chút vẩn đục. Và các con sẽ là những người kế nghiệp xứng đáng của tổ tiên.

Nếu mình rất mực quý trọng người nào, là mình phải gắng sức noi gương của người ấy.

Phép xử thế là chú ý đến lời nói việc làm như thể mình đang đi trên miệng hố.

Sau khi đọc bài văn bia này và hiểu thấu ý tứ của người viết, hãy kiên quyết thực hiện những lời dạy và đừng để cho nó trôi theo tháng ngày một cách vô ích.

Tháng mười năm thứ hai mươi sáu niên hiệu Cảnh Hưng (1765).

Nguyễn Trọng.

Nghị Lĩnh hầu.

 

 

Niên đại ghi dưới bài bia cần được bổ sung bằng một vài câu bình luận. Tác giả của bài này không phải là Nguyễn Trọng mà là vị tằng tổ phụ Xuân Quận công mà vong linh đã được thờ phụng do người cháu bốn đời, trưởng của họ Nguyễn Tiên Điền vào cuối thế kỷ XIX.

Trong số những đồ vật bày biện ở đền Nguyễn Trọng, chỉ đáng chú ý là bức hoành phi để bên trên bàn thờ. Bức hoành phi mang dòng chữ:

 

Hồng Ngư linh khí.

Câu ấy nghĩa là: "Linh khí của núi Hồng Lĩnh và biển Ngư Hải đã sinh ra trí tuệ uyên thâm của những người trong họ Nguyễn Tiên Điền".

 

Những dòng chữ hai bên cho biết rằng bốn chữ trên đây đã được sáng tác năm Nhâm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng do ông Cao Đoan, biệt hiệu là Thủy Vân Trai.

 

Cảnh Hưng là niên hiệu của vua Lê Hiển Tôn, vị vua trị vì từ năm 1740-1796, năm Nhâm Dần thuộc thời kỳ này nhằm vào năm 1782, đó là một niên đại trước khi có Nguyễn Trọng. Sự thực là bức hoành phi này được người khác tặng cho Xuân Quận công và chỉ ông Nguyễn Trọng đã thừa hưởng thứ gia báu đó.

 

Muốn đi đến những di tích cổ nhất của Họ, người ta phải qua "Cầu Xuân Quận công", gọi như vậy bởi vì đền này là công trình của vị Quận công mà tấm bia dựng ở cổng đã ghi lại. Công trình nghệ thuật được các nho sĩ biết đến qua một bài thơ của Xuân Quận công. Bài thơ này được chia làm hai phần: Nhắc đến một sự kiện lịch sử Trung Quốc, kèm theo một chú thích, có thể tóm lược đại ý:

 

Dự Nhượng kiều chủy thủ hành

(Tại cầu Dự Nhượng đã hành thích kẻ địch bằng chủy thủ - một loại dao găm nhọn và sắc).

 

Dự Nhượng là một trong những anh hùng thời Chiến Quốc. Dự Nhượng chiến đấu cho Trí Bá. Trí Bá bị Tương Tử giết. Dự Nhượng thề trả thù cho chủ nhưng bị thất bại nhiều lần. Tương Tử cảm phục lòng trung thành với chủ của Dự Nhượng mà tha. Tuy nhiên, Dự Nhượng, vẫn tiếp tục mưu đồ trả thù. Một hôm Dự Nhượng nấp dưới cầu thành Tấn Dương mà Tương Tử sẽ phải đi qua nhưng Dự Nhượng lại bị bắt và bị xử tử. Dự Nhượng xin một đặc ân cuối cùng là được cầm trong chốc lát vạt áo của Tương Tử. Đặc ân đó được chấp nhận và Dự Nhượng đã đâm xuyên qua ba lần áo của Tương Tử nhưng Dự Nhượng lại bị bắt sau vụ hành thích này. Tuy vậy một thời gian sau Tương Tử lại bị một đối thủ khác giết.

 

Và tiếp đó, bài thơ đưa ra lời bàn như sau:

 

"Người Quốc sỹ anh hùng kia đã trả món nợ của người tôi trung đối với đấng quân vương đã có hậu ân với mình. Gương sáng đó đáng làm cho những kẻ bất trung phải chết thẹn. Nghìn năm sau sau khi Dự Nhượng mất, những ai có chút tâm huyết sẽ phải thương khóc cái chết thảm thiết này. Đời của Dự Nhượng đang được đem đối chiếu với đời của Kinh Kha và Nhiếp Chính - những kẻ đã tự làm ô danh khi chúng trở thành nô lệ của kẻ thù của mình. Hỡi Dự Nhượng, chỉ có người là nòi giống của những con người sắt thép!. Trước đây, cây dao găm của người chỉ dài chừng bảy tấc, nhưng sau khi người chết, ánh sáng tỏa ra từ cây dao đó lại dài muôn nghìn trượng để nó soi cho tấm lòng của những bậc tôi trung qua muôn nghìn thế kỷ".

 

Bài thơ này mang một ý nghĩa kín đáo. Chỉ sau khi triều Lê Trịnh mất đi rồi thì con cháu Xuân Quận công mới nói rõ. Bài thơ được làm ra sau khi xảy ra những bi kịch trong cung cấm, bi kịch mà trong đó một số quần thần đã cùng với chúa Trịnh đóng một vai trò không đẹp chút nào. Xuân Quận công là người đã được hưởng tất cả những phẩm tước của vua Lê Hiển Tôn, niên hiệu Cảnh Hưng. Lòng cô trung của vị Quận công đối với vua mình không bao giờ đơn sai và Người thù ghét đến chết những kẻ nghịch tặc đối với vị vua đã có hậu ân với mình. Trong đoạn liên hệ đến câu chuyện Dự Nhượng, cần tìm thấy những tình cảm gây nên do lòng tham tội ác của một vài ông quan lớn ở vào khoảng cuối đời Lê Cảnh Hưng.

 

 

Trước khi rời đất của họ Nguyễn Tiên Điền, tôi không thể quên không kể lại câu chuyện về một giống quả đặc biệt ở đất Nam Việt, thứ quả mà dòng họ này từ xưa, hàng năm vẫn đem tiến dâng triều đình Huế, để gọi là quà tặng những người sành ăn.

 

Hồi tôi ở Vinh, mỗi năm vào tháng 8 dương lịch, cụ Nguyễn Mai thường gửi biếu tôi những quả hồng rất ngon hái ở trong vườn nhà. Đây là một thứ quả chỉ có ở Tiên Điền và có nguồn gốc ở Quảng Tây. Các ngài không tìm thấy thứ quả này ở chợ vì chỉ vườn họ Nguyễn mới trồng.

 

Thứ "hồng Tiên Điền" này có cả một lai lịch, nhưng trước khi thuật lại ở đây, tôi xin có mấy dòng chú thích về một vấn đề, vừa thuộc về ngôn ngữ học, vừa thuộc về thực vật học, cho dù chỉ có giá trị đánh tan những ngộ nhận, những điều mơ hồ do các tác giả đã tuyên truyền về hồng ở Đàng Ngoài và Trung Kỳ.

 

Nguồn tài liệu đúng đắn nhất là tập sách của các ông  Pételot và Magalon: "Khái luận về thực vật Đông Dương" (Éléments de Botanique indochinoise), muốn biết nhiều chi tiết hơn, thì cần tra cứu tài liệu bách khoa lớn nhan đề "Mục lục các sản vật Đông Dương" của Lemarié, Crevost và Pételot.

 

Cây hồng (cùng một loại với cây nhót tây ở Nhật Bản) thuộc về họ cây mun (Ebénacées). Thứ cây có quả đỏ, thịt mềm, tiếng An Nam gọi là cây hồng hay cây hường. Danh từ gọi tên này không thể làm ta thỏa mãn được, vì có nhiều loại cây hồng ở Đàng Ngoài và Bắc Trung Kỳ, nhưng người ta chỉ tìm thấy trong các tài liệu một sự lộn xộn thiếu chính xác vì cùng một thứ quả, mà mỗi địa phương lại gọi với một tên riêng. Vấn đề là thống nhất danh từ dùng để chỉ tên và người ta có thể lấy làm cơ sở cho sự phân loại ba thứ quả chính sau đây:

 

1) Thứ hồng ngâm quả dài mà tròn, thịt đỏ và mềm, hạt cứng.

2) Thứ hồng Lạng, quả tròn mà không có hạt. Quả tuỳ theo loại, đỏ và thịt mềm hoặc vàng xanh và thịt chắc.

3) Thứ hồng vuông quả hình lăng trụ dài, cạnh tròn, lúc chín thì màu vàng xanh, thịt chắc.

 

Người ta nhập khẩu ở Tàu về vào độ Tết âm lịch những  quả hồng khô, đẹp như quả mận khô.

 

Thứ hồng mà tôi thấy có ở Tiên Điền, chưa được các nhà thực vật học định loại, điều đó cũng dễ hiểu vì đây là thứ quả, trừ ở đất Tiên Điền ra, thì khắp Đông Dương không nơi nào có. Người ta không thể gán cho nó một cái tên tuỳ tiện cho đủ, chỉ vì một lẽ là phải truy nguyên đến nguồn gốc của nó ở Quảng Tây, và cũng không nên quàng vào cho nó một tên An Nam không chính xác như ta sẽ thấy.

 

Với một thứ cây ăn quả, thuật ngữ Đàng Ngoài hay Trung Kỳ thay đổi từ địa phương này sang địa phương khác, có khi từ làng này sang làng khác. Để gọi tên cây, người ta dùng danh từ cây hồng, cây hường, cây thị, cây cậy. Không nên lấy làm ngạc nhiên về việc dùng nhiều danh từ địa phương cho một loại như thế, vì đó là một hiện tượng mà người ta có thể quan sát cả ở Pháp cũng như ở An Nam. Thí dụ: như chỉ nói về một vài thứ hoa quả trong vườn hay hải sản mà các bà nội trợ thường dùng để làm món ăn, những chùm quả đỏ giống như quả biểu kỷ (cessis) mà ở vùng Havre gọi là "Gade" (cá tuyết) thì ở vùng Basse - Normandie người ta chỉ gọi là cá "gradelle", còn ở Havre người ta gọi là "crevette" (tôm) thì ở vùng Etretat, Fécamp, Rowen và Trouville gọi là "salicoque" (tôm hồng), còn thứ cá nhỏ, thịt thơm ngon (gần giống với cá éperlan) ở Havre thì cách đó 28 cây số ở Etretat, người ta lại chỉ gọi là cá "prêtre" (thầy tu). Còn thứ quả hồng Tiên Điền thì tôi vẫn tạm gọi cho đến khi các chuyên gia thực vật học minh định được thứ loại hiện chỉ có ở làng này. Để chung một thuật ngữ của nhà bếp, tôi xin gọi đó là thứ "quả dùng dao" vĩ lẽ người ta phải ăn như ăn quả táo, và nó cũng giống quả táo không những bởi thịt chắc, mà cả về hình khối và màu sắc. Nhưng xét trong tất cả các thứ hồng ở Trung Kỳ và Đàng Ngoài mà tôi được  biết, thứ quả này là duy nhất có vị thơm khiến cho những ai sành ăn uống cũng thèm, và có thể nói đó là thứ quả xứng đáng được đặt lên bàn thờ để cúng các vị thần cổ La Mã và Hy Lạp. Hạt cây hồng này không phát triển đầy đủ nên muốn nhân cây thì phải dùng cách chiết cành như cam, quýt, chanh v.v...

 

Thứ "hồng Tiên Điền" này, tôi đã nói là có cả một lịch sử, sau đây xin theo gia phổ họ Nguyễn mà thuật lại câu chuyện về nó.

 

Hồi đó là thời kỳ loạn lạc dưới triều nhà Lê. Một trong chín người con trai của Xuân Quận công là Nguyễn Thị (em của nhà thơ Nguyễn Du) sau khi đã đậu cử nhân, được bổ làm một chức quan võ gọi là Hiệp tá quân ở Sơn Tây, rồi sau đó ở Thái Nguyên, sau ngày vua Lê Chiêu Thống (Lê Mẫn hoàng đế) chạy sang Tàu, Nguyễn Thị lui về ở đất cha ông tại làng Tiên Điền. Trong thời gian này, một trong ba thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Huệ được triều đình Bắc Kinh công nhận là vua chính thống, và trị vì cho đến năm 1792 ở Đàng Ngoài và Bắc Trung Kỳ, dưới niên hiệu Quang Trung (1790), - trái với ý muốn của mình, theo gia phổ của họ, xưa nay vốn trung thành với nhà Lê, còn ghi lại, - Nguyễn Thị được vua Tây Sơn cử đi sang Trung Quốc. Khi trở về quê ở Tiên Điền, ông mang theo những cây hồng ở Quảng Tây. Từ ấy trở đi, hàng năm, họ Nguyễn Tiên Điền (lúc này ở triều đình Huế) dâng lên nhà vua những quả hồng đó đúng vào ngày lễ Thượng tiến.

 

Nhờ có gia phổ họ Nguyễn Tiên Điền, tôi còn phát hiện được một điều nữa mà tôi rất vui lòng thông báo cho các chuyên gia về các bộ đồ sứ Trung Quốc. Đây là những đồ sứ mà người ta chỉ còn tìm được ở trong các gia đình của con cháu hay bà con xa gần trong họ. Các thứ đồ ấy tập hợp lại làm thành một bộ đồ sứ đầy đủ, dùng trong các bữa tiệc vào những ngày thịnh lễ cuối thế kỷ XVIII. Hình trang trí chính của các thứ đồ ấy là cây mai và con chim hạc, nó "có một giá trị tượng trưng" rất gần gũi đối với tâm hồn của các nhà thơ Hán Việt, và nhất là hai câu thơ của Nguyễn Du. Dưới đây là bối cảnh của việc chế ra bộ đồ sứ này. Trong một cuộc đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du đã có dịp đến thăm một xí nghiệp làm đồ sứ ở Quảng Tây. Người "thầy thợ" đồ sứ Trung Quốc vốn biết tài năng của nhà thơ An Nam, đã yêu cầu Nguyễn Du ban cho cái vinh dự đề thơ tặng lên bộ chén đương làm. Nguyễn Du liền cầm bút chấm vào chất cát hoàng, đề vào bên cây mai và chim hạc hai câu thơ dưới đây:

 

Nghêu ngao vui thú yên hà

Mai là bạn cũ, hạc là người quen

 

Câu thơ sau có thể coi là câu châm ngôn của các nhà thơ An Nam. Sau khi nung xong tất cả những chiếc đồ sứ mang hình mẫu trang trí như thế, ông ta đều đưa tặng Nguyễn Du và, để tỏ lòng kính mộ nhà thơ đến thăm, ông đã cho phá tất cả những khuôn mẫu. Thành ra bộ đồ sứ đưa tặng là bộ đồ sứ độc nhất làm theo kiểu đó.

______________________

Chú thích:

 

* Ngũ kinh gồm có:

1) Thi kinh, câu thơ đẹp, mặc dù diễn đạt theo lối cổ, nhưng tác giả của nó hình như tìm thi tứ ở trong những cảm xúc phóng đãng. Quyển sách gồm có bốn phần: - Quốc phong (phong tục trong nước) tập hợp 160 bài đoản thi hay dân ca nói về phong tục của bốn nước cổ nhất của Trung Quốc. - Tiểu nhã (phép tắc nhỏ) và - Đại nhã (phép tắc lớn), sở dĩ được gọi như vậy là vì ở đây nói đến những người và việc có thể làm gương cho kẻ khác trong khi xử sự, đặc biệt trong việc trị nước. Những người và việc ấy thuộc về mười hai triều vua đầu tiên của nhà Chu (422- 770) - Tụng (ca) phân chia làm ba phần: Chu tụng (thi ca của nhà Chu gồm có 31 bài tán ca để ngợi ca các tổ tiên của triều vua này; - Lỗ tụng, thi ca của nước Lỗ gồm có 14 bài đoản ca để ngợi ca các vua nước Lỗ; - và sau hết là Thương tụng, thi ca của nhà Thương, gồm có 4 bài tán ca để ca tụng vua Thành Thang - vị vua sáng lập ra triều Thương và một vài vua khác.

Quyển sách được bắt đầu viết vào khoảng thế kỷ XIV trước Công nguyên.

 

2) Thư kinh (sách sử). Quyển sách này được Khổng Tử hoàn toàn san định lại, bị mất đi năm 213 trước Công nguyên, do Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt hết sách vở để trả thù những học giả đã chỉ trích nhà vua. Nhưng đến năm 176 sau Công nguyên thì vua Văn Đế "tái tạo" lại được nội dung của sách nhờ có một ông già chín mươi tuổi còn nhớ được tất cả. Hơn nữa, đến triều vua sau nghe đâu người ta còn tìm thấy được trong ngôi nhà đổ nát của Khổng Tử một bản nguyên văn của quyển sách đó.

Thư kinh gồm có bốn phần: Ngu thư (sử nhà Ngu), Hạ thư (sử nhà Hạ), Thương thư (sử nhà Thương) và Chu thư (sử nhà Chu). Sách chứa rất nhiều huấn dụ bổ ích đối với đạo trị nước. Phần đầu sách được viết ra hơn 30 thế kỷ trước Công nguyên.

 

3) Dịch kinh (sách về sự biến hoá). Nội dung của sách uyên nguyên từ vũ trụ quan của người Trung Quốc cho rằng tất cả mọi hiện tượng đều sinh ra bởi sự phối ngẫu của hai yếu tố tương phản, một bên là dương (đực) và một bên là âm (cái).

Quyển Kinh dịch đã được sáng tác từ thế kỷ XIII, XII trước Công nguyên.

 

4) Lễ kí (Sách ghi chép các nghi lễ). Quyển sách này ra đời từ một thời kỳ cổ đại xa xôi, là một tổng hợp những tập tục của các bộ lạc đời xưa.

 

5) Xuân Thu. Đây là một bảng liệt kê theo thứ tự thời gian do Khổng Tử lập ra, về những điều kiện và công tích của mười hai vị vua nước Lỗ (quê hương của Khổng Tử). Quyển sách này cũng được gọi là sử ký của Khổng Tử.

 

* Tứ thư (hay Tứ Truyện) là bốn sách kinh điển:

1) Đại học - Căn bản của môn "học lớn" này là "sự minh đức, sự tân dân" (đổi mới thân mình và người xung quanh). Sách được Tăng Tử là học trò của Khổng Tử viết lại, và căn bản chỉ là sự thuật lại những tư tưởng và huấn giáo của Phu Tử.

 

2) Trung dung - Tác giả Tử Tư, con trai của Bá Ngư, cháu ruột Khổng Tử, dạy rằng bổn phận của người ta là theo con đường trung dung (trung chính) - Sách cho người ta thấy rằng cái chí thiện do sự làm tròn bổn phận mà có được, là đỉnh cao nhất có thể đạt tới để cho mình ngang với trời đất.

 

3) Luận ngữ (Lời nói của Khổng Tử) - Đây là sách tập hợp những lời nói của Khổng Tử trong lúc đàm đạo với các học trò của mình. Câu văn khúc chiết khiến cho ý nghĩa trong câu khó hiểu thấu.

 

4) Mạnh Tử - Quyển sách này lấy tên của tác giả để làm nhan đề. Sách chứa đựng nhiều lời dạy thuộc nhiều loại, rút ra từ trong những cuộc nói chuyện. ý tứ thường sâu sắc và lời văn luôn luôn êm đềm.

 

Những điều trên đây mượn ở quyển "Bắc Kỳ tạp lục" của A + B tức cố Souvignet. Về mỗi quyển trong Ngũ kinh và Tứ thư, cố Souvignet có đưa ra nhiều trích dẫn có thể làm cho độc giả có một ý niệm về tác phẩm. Tôi không trích lại đây để cho phần chú thích khỏi dài ra vô ích. Quyển sách của cố Souvignet sự thực là một tập bách khoa gồm 583 trang nói về người và sự vật ở An Nam. Đáng tiếc là sách đã bán hết từ lâu: 1903. Mong rằng một ngày sẽ có người tiếp tục làm cái việc của tác giả đã làm, bằng cách cải tác và bổ sung tác phẩm, căn cứ theo những sự biến đổi đã xảy ra trong nhiều năm từ năm 1903: về giáo dục, phong tục tập quán v.v...

 

Về Ngũ kinh và Tứ thư, tôi phải nhắc lại rằng phần nhiều các sác đều được dịch ra tiếng Pháp. Nhưng tất cả các bản dịch đôi khi cần được đối chiếu với nguyên tác để chữa lại. Tôi xin kể các tác giả sau đây:

 

Pauthier: Đạo Khổng và bốn quyển sách của triết học luân lý và chính trị của Trung Quốc. Hiệu sách Garnier, Paris.

B.H. Couveur: Tứ thư Hồ Kiên Phu, 1910.

 

(2) Buổi chiều là khoảng thời gian còn lại của ngày.

Mùa đông là của năm.

Mưa là của trời tạnh.

 

(3) Dưới đời nhà Đường (618-907) thiết lập "Tứ khố toàn thư", trong đó, sách chia làm bốn loại:

- Sách giáo khoa và kinh điển.

- Sách sử.

- Sách của các tác giả.

- Tạp lục của các thể loại.

 

Xin nhắc lại rằng vừa rồi ở Huế cũng thành lập "Thư viện Bảo Đại". Thư viện này là một chế định sẽ lưu tên lại trong sử sách, có rất nhiều tài liệu cũ và mới cần được nghiên cứu để có thể xác minh một số vấn đề thuộc lịch sử An Nam từ nguồn gốc đến ngày nay.

...còn nữa...


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 2 : Xứ Vinh (Tiếp theo từ trang 123 - 135) (21h: 21-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 3 : Xứ Hà Tĩnh (Tr. 136 - 142) (23h: 22-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 4 : Xứ Kỳ Anh (tr. 143 - 151) (11h: 11-04-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương IV : Xứ Kỳ Anh (từ trang 142 - 151) (22h: 12-09-2010)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 5 : Lưu vực sông Lam (từ trang 152 - 157) (11h: 26-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chuong 5 : Lưu vực sông Lam (tiếp theo từ trang 158 - 164) (11h: 26-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương V : Lưu vực sông Lam - Vùng Tràng Đen (tr. 164 - 174) (12h: 28-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - chương 5 : Lưu vực sông Lam - Những thắng đia và đền đài nổi tiếng (Tr. 174 - 183) (08h: 30-01-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - Chương 5 : Lưu vực sông Lam_những thắng địa và đền đài nổi tiếng (tiếp theo từ trang 184-192) (10h: 04-02-2011)
 An Tĩnh cổ lục - Thiên II - chương 5 : Lưu vực sông Lam - Những thắng địa và đền đài nổi tiếng (tiếp theo từ trang 192 - 201) (10h: 06-02-2011)