Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Ví dặm ơi sâu lắng chút mồ
 
(15h: 22-03-2011)
Ví dặm ơi sâu lắng chút mồ ...Đọc “An Tĩnh cổ lục” đi thì biết, đất ta trong lịch sử từng là vùng trù phú giàu sang một thời, đến độ dân Hà Nội còn phải truyền tụng câu “cơm cầu Giáp, táp cầu giền, chè Quán Tiên, tiền Thanh – Nghệ”...




Ngô: Hôm qua lạo nhông tau ngồi lặng thinh hàng giờ coi vở ca kịch Nghệ Tĩnh “Mai Thúc Loan” mày ạ, tau nhớ không nhầm thì lạo coi vở kịch tới ba chặp rồi.

 

Khoai: Rứa có hỏi lạo vì răng mà coi nhiều làm vậy.

 

Ngô: Có chơ, thấy lạ nên tau có hỏi, lạo nói “- Ví dặm nghe ngọt ngào và man mác quá làm anh thấy mủi lòng”. Tau lại hỏi: “- Rứa răng anh toàn chê em nói khó nghe?”. Lạo trả lời : “ – Em mà nói từ tốn được như mấy cô trong kịch thì anh đâu có khó nghe!”.

 

Khoai: Ừ nhỉ, tiếng Nghệ khó nghe đâu có phải ở mô, tê, răng, rứa, mà tại chúng ta ăn nói bổ bã quá.

 

Ngô: Tau nghị, nếu nói phát âm chuẩn thì người Hà Nội cụng có chuẩn mô mồ, thậm chí sai còn trầm trọng hơn ta, ví dụ như “trâu” thì nói thành “châu”, “tre” thì nói thành “che” vv.. nghĩa đã khác đi hoàn toàn, thậm chí “ăn rồi” mà nói thành “ăn dồi” thì người ngoại quốc hiểu thề nào cho trúng được?

 

Khoai: Tau cụng nghị như mi, người Huế cũng mô tê răng rứa như ta thôi, vậy mà với cái giọng đó, người ta vẫn quyến rũ du khách say mê lắng nghe.

 

Ngô: Mi nói, tau mới nhớ năm tê, háo hức chờ đợi để coi đoàn ca múa nhạc từ quê vô, tưởng mô được nghe phường vải hát chào “(chơ dừ) đến đây xin chào chung chào chạ, cho tui xin chào chung tất cả bà con…”, ai dè mở màn bằng một cô lơ lớ giọng Bắc, đạ rứa cả buổi được mỗi bài vè, còn nựa thì toàn “Hồ hố hô ồ ô…” !?!

 

Khoai: Nghị đi nghị lại, dân ta là cụng ham làm thầy thiên hạ ra phết, nên mới cố học cho giỏi để được mũ cao ao dài, rốt cuộc khi có mũ cao áo dài rồi lại đâm ra thiếu tự tin, đi ra toàn mượn giọng người ta để nói.

 

Ngô: Tau nghị, nếu nói về bất lịch sự thì không ai cho bằng người Hà Nội. Ngày xưa đáng chi ra trường là tau được phân công công tác ở Hà Nội, dạng con em chính sách đặc biệt mà, nhưng tau Nam tiến cũng bởi tau ghét bọn họ bất lịch sự, hễ mình mở mồm nói một câu là họ đớp vào nhại theo rồi cười hô hố lên với nhau. Họ chê người ta mà không nghị chi tới chuyện đang bị người ta lãnh đạo mình. “Chém cha không bằng pha giọng”, người miền Nam dễ thương và lịch lãm hơn, nên tau ở lại, chứ nếu họ mà cụng như người Hà Nội thì có lẹ tau về quê ăn rau ăn cháo lâu rồi.

 

Khoai: Tau nghị có lẹ dân ta nên học tập người Huế, giữ lấy chất giọng của mình mà phát ngôn, đặc biệt là mấy o phát thanh viên càng phải gương mẫu. Chỉ cần tập nói sao cho từ tốn, nhỏ nhẹ thì được mà.

 

Ngô: Khó đó mi nà, dân ta bao lâu nay quen ăn to nói lớn rồi, dừ mần răng mà sửa?

 

Khoai: Cứ nghĩ lại thời nho giáo xưa kia thì được mà, ngày trước dân ta cũng được cha mẹ huấn luyện thưa gửi “ăn nên đọi, nói nên lời” lắm chớ. Đọc “An Tĩnh cổ lục” đi thì biết, đất ta trong lịch sử từng là vùng trù phú giàu sang một thời, đến độ dân Hà Nội còn phải truyền tụng câu “cơm cầu Giáp, táp cầu giền, chè Quán Tiên, tiền Thanh – Nghệ”. Hay như truyện Kiều, chẳng phải Nguyễn Du cũng đưa cả mớ tiếng Nghệ vào, như đàng, cưởi, ngài… vẫn là danh nhân văn hóa thế giới, có sao đâu. Chúng ta đã thất thoát bản sắc của mình từ cái nón quai thao mất đi một cách đáng tiếc…

 

Tau nghị, bây giờ nếu ở quê mà đưa ví dặm vào trường học, rồi từ đó mà lấy ý nghĩa để răn dạy, huấn luyện con trẻ được ý tứ trong nói năng giao tiếp, ứng xử với nhau bớt phần bỗ bã, tạo thói quen lịch lãm từ trong trứng nước thì củng cố lại được bản sắc thôi mà.

 

Ngô: Giá mà được rứa thì hay biết mấy!

 

Khoai: Thế nào rồi quê mình cũng phải nghĩ tới chuyện đưa ví dặm trở thành di sản văn hóa phi vật thể trong tương lại. Muốn đạt được, rõ ràng phải bắt tay gầy dựng lại từ bây giờ…

 

Người ơi…

Mặc ai chê, mặc ai dèm,

Quảy trù đến nhởi mà đem em về.

Mặc ai dèm, mặc ai chê,

Quảy trù đến nhởi, em về cùng anh.

Hai ta chung giọt mái tranh,

Đói rách cùng chịu, no lành có nhau.

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Công thức làm bếp trong lời ru của mẹ - Bài và ảnh của Phlanhoa (14h: 03-08-2010)
 NGƯỜI ĐÀN BÀ BÁN HÀNG RONG - Phlanhoa (18h: 28-07-2010)
 Tri âm cùng bạn đọc của vidamdodua.com (16h: 04-08-2012)
 Vợ chồng bà bạn cùng phố (19h: 15-06-2013)
 Nhút cà ơi bớt mặn ! (16h: 16-03-2011)
 Quà tết (01h: 29-01-2012)
 Thư giãn: Tiêu chuẩn của anh về phụ nữ (14h: 27-08-2013)
 Seri; Section; Seiso; Seketsu; Shetsuke - Truyện vui 5S ! (22h: 17-03-2011)
 Quốc hoa, Quốc tửu, thế Quốc trà, Quốc bánh thì sao nhỉ ? (23h: 05-02-2011)
 Thực hành theo bài giảng của giáo sư tâm lý học - Phlanhoa (21h: 18-08-2010)