|
 Chế biến, viết bài và ảnh Phlanhoa
***
|
|
|
 Phlanhoa kính tặng bà con trồng hành tăm xứ Nghệ thương yêu!
***
Hưởng ứng chiến dịch cứu giúp bà con nông dân trồng hành tăm. Sau khi đăng ký mua 50kg, thì tôi tổng hợp bài này gửi nhóm tình nguyện viên, nếu các bạn in thành tập phát cho bà con , có thể tự chế biến sản phẩm bán ra thị trường, thành nghề làm ăn lâu bền chưa chừng!
|
|
|
 Chế biến, viết bài và ảnh Phlanhoa
***
Là món Phlanhoa vừa mới thử nghiệm muối trong dịp tết năm nay. Kết quả rất tốt. Bà con xứ Nghệ có thể thay thế hũ dấm tỏi trong các món cháo lươn, cháo gà, canh gà, vv... sẽ mang hương vị đặc trưng xứ Nghệ hơn. Cũng có thể ăn với cháo trắng giải cảm, hoặc ăn với cơm đều ngon. Tôi còn dùng hành tăm muối chua trong món khai vị bữa tiệc.
|
|
|
 Tháng chín đôi mươi,
Tháng mười mồng năm
Cho dù bão nổi cũng chăm chắm về
|
|
|
 Chế biến, viết bài và ảnh Phlanhoa
|
|
|
 Chế biến, viết bài và ảnh của Phlanhoa
***
|
|
|
 Bài viết của Phlanhoa
***
Người Hà Tĩnh ở Vũng Tàu mỗi lần về quê vào lại chia quà cho nhau vài bơ lạc củ, mẻ khoai khô, vài vốc hành tăm, vài chục gờ ram vừng đen. Quà quê nên trong lòng người Hà Tĩnh xa quê được xem là thứ “đặc biệt quý hiếm”, chẳng dám ăn mà chỉ để cất dành. Chỉ khi có đồng hương đến nhà thì mới đem ra mời mọc, cốt là có vật phẩm để khoe khoang chất quê của mình. Có anh người bên Đức Vịnh, chai mắm cáy cất ba năm trong tủ lạnh mới chỉ vơi khoảng một phần mười. Cơ mà một phần mười ấy tôi dám cá anh ta chỉ mời khách có một nửa thôi, nửa còn lại vơi là do tủ lạnh làm bốc hơi. |
|
|
 Chế biến, viết bài và ảnh của Phlanhoa
***
Trẻ chưa qua, già chưa đến
Đường nhân duyên nghĩ chín hơn xôi,
Đem thân ra cho thiên hạ nhồi
Sao mà em lại chịu lời bất nhân.
|
|
|
 Phlanhoa biết muối cà, muối nhút từ năm mới 12 tuổi. Và quyết định bắt tay vào công việc sưu tầm, chế biến, viết bài về Món ngon Nghệ An – Hà Tĩnh từ năm 2006. Trong đó, nguồn sưu tầm nhiều nhất là từ ca dao, dân ca Xứ Nghệ và từ các bài viết của Đồ Nghệ xưa và nay.
Tính đến nay, Bộ sưu tập của Phlanhoa đã có khoảng gần 150 món ăn mang đậm hương vị và bản sắc Xứ Nghệ, không hề lẫn lộn với hương vị ba miền Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Các món ăn đều đã được Phlanhoa chế biến, chụp ảnh, viết thành công thức, đăng tải dần dần lên vidamdodua.com. Cũng chính từ đây, Phlanhoa đã kết nối giao lưu hai chiều với Đồ Nghệ và cả những ông Đồ xứ khác. Phlanhoa thì xắt miếng văn chương Đồ Nghệ để chế thành món ăn; ngược lại Đồ Nghệ thì ăn món ăn của Phlanhoa và đưa hồn ẩm thực vào văn thơ ...
Trên con đường đi tìm kết nối và thúc đẩy sinh tồn lẫn nhau giữa văn hoá với ẩm thực. Phlanhoa đã từng giới thiệu bài "Nhút" của thi sĩ Lâm Cẩn. Nay xin trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà báo Lưu Dương và phòng viên trẻ Hoàng Thi, đăng trên báo Bà Rịa Vũng Tàu chủ nhật số xuân Giáp Ngọ...
(Đây là lần thứ hai, món ăn của Phlanhoa được đăng tải trên Báo BRVT. Bài trước là "Mâm cơm làng Sen")
|
|
|

Nguồn tư liệu: Trích trong cuốn “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh và các cộng tác viên
Ảnh và chế biến món ăn trong ảnh của Phlanhoa - Là những món đại diện với hương vị rất riêng của Xứ Nghệ, không hề lẫn với bất cứ vùng miền nào.
***
|
|
|
 Bài và ảnh của Phlanhoa
***
Tôi có một câu hỏi khó có lời giải đáp, không biết hỏi ai cho cùng, nên nó cứ nằm lòng năm này qua năm khác rằng: “- Tại sao người Xứ Nghệ có thói quen nhắc đi nhắc lại quanh năm suốt tháng, nhắc truyền đời này qua đời khác, thế kỷ này qua thế kỷ khác bốn từ: "Gừng Cay Muối Mặn?”. Gì chứ gừng với muối thì trên mọi miền của đất nước Việt Nam, thậm chí khắp cả trên thế giới, nơi nào mà không có hai thứ thiết thực ấy trong đời sống, tại sao người Xứ Nghệ lại cứ phải nhắc nhủ nhau chi nhiều rứa cái sự mặn muối cay gừng?
|
|
|
 Chế biến, viết bài của Phlanhoa
Ảnh : Tuyết Hạnh - Phlanhoa
***
“Cá rô Bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn
Gạo tháng mười cơm mới, đánh tràn không biết no.”
Phía Nam dãy Đại Huệ, giữa Nam Anh, Nam Thanh và Nam Xuân (huyện Nam Đàn) có một cái hồ, tên là Hồ Nón, người dân ở đây gọi hồ là bàu, bởi vậy nó có tên là Bàu Nón. Tiếng ngon của cá rô Bàu Nón không đơn thuần là lời đồn thổi trong dân gian, mà được xác minh bằng câu chuyện lịch sử.
|
|
|
 Giấc mơ Phlanhoa
Ai về Xứ Nghệ mà coi
Đồ Nho nấu bếp mặn mòi thế gian
|
|
|
 Chuyện cỗ bàn của Hà Tĩnh xưa kia, còn lưu truyền lại trong nhân dân một câu thành ngữ ca ngợi “Hồng Đông Lỗ, cỗ Đại Tiết”. Nhớ lại ngày bé, tôi đã từng hỏi bà ngoại:
|
|
|
 “- Cỗ của Đại Tiết thường có ba tầng, nhiều khi những năm tầng cỗ. Nếu là ba tầng thì tầng trên cùng là ngũ quả và trầu rượu, tầng thứ hai là chè bánh và tầng dưới cùng là cỗ mặn..."
|
|
|
|