Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Giải mã bài thơ “Nghệ ngữ”
 
(10h: 29-04-2011)
Giải mã bài thơ “Nghệ ngữ”Chưa biết tác giả bài thơ là ai
Nguồn sưu tầm từ “baodatviet.vn”


Có lẽ đây nên là một bài hát dặm thì hơn, bởi lối gieo vần của thơ năm chữ thường được dùng trong hát dặm. Ta chỉ cần láy lại một vài chỗ rồi thêm từ đệm theo kiểu hát dặm là có thể hát thành bài. Ví dụ:

Mùa nực với (à) mùa gắt

(chờ) kêu chắc đến (à) rồi tề,

Dừ sốt hơn (à) tự tê

(chơ) sốt khô mui, nẻ họng,

(mà) sốt khô mui…ơ..hờ…hơ…nẻ họng.

 

Sau khi bài thơ được đăng, sự tranh luận về “nghệ ngữ” xảy ra sôi nổi, tuy nhiên việc giải mã còn một số chỗ Phlanhoa cảm thấy chưa hợp lý, nên  tạm dịch” lại và chú giải thêm để bà con tham khảo thêm gọi là có câu chuyện làm vui cho bà con giải trí.

 

 

TIẾNG NGHỆ TĨNH

 

TIẾNG VIỆT PHỒ THÔNG

 

Mùa nực với mùa gắt

Mùa nóng với mùa gặt

Nực = nóng oi bức

 Gắt = gặt

Kêu chắc đến rồi tề

Gọi nhau đến rồi kìa

Kêu chắc = gọi nhau

Rồi tề = rồi kìa

Dừ sốt hơn tự tê

Bây giờ nóng hơn mùa trước

Sốt = nóng nực

Tê = kia, hôm trước

Trự tê = mùa trước

Dừ = bây giờ

Sốt khô mui nẻ họng

Nóng khô môi nẻ họng

Mui = môi

Ung bứt toóc dới rọng

Ông cắt rạ dưới ruộng

Ghi chú: ở đây tác giả dùng chữ “ung” thì chưa chuẩn, bới tiếng Nghệ Tĩnh “ung” là bạn,” mềnh” là “mình”, hoặc “tôi”; ung với mềnh là tôi với bạn; còn chữ “ông” trong nghĩa ông bà thì gọi là “ôông”

Bứt, (hoặc là “bít”) = tạm dịch là cắt

Toóc = gốc rạ

Dới = dưới

Rọng = ruộng

Mụ cào ló trửa cươi

(vợ) cào lúa ngoài sân

Mụ = chỉ người đàn bà

Ló = lúa

Trửa = giữa

Cươi = sân

Con chắt ả mô rồi

Con chị cả đâu rồi

Ghi chú: ở Nghệ Tĩnh xưa, con gái con trai khi sinh ra nếu trong nhà có cụ còn sống thì gọi là chắt, chị/anh thì gọi chắt ả/chắt enh, em thì gọi chắt em; nhưng trong nhà lúc bây giờ chỉ còn ông bà nội thì không gọi là chắt mà gọi là cháu ả/cháu enh, cháu em; còn trai thì còn có thêm tên gọi cu enh, cu em.

Chắt ả = chị gái

Hắn cợi tru vô rú

Nó cưỡi trâu vào núi

Hắn = tiếng Nghệ gọi là “hấn”, do đó bài thơ có thể đọc: “Hấn cợi tru vô rú”thì nghe “nghệ ngữ” hơn.

Cợi = cưỡi

Tru = trâu

Rú = núi

Ri = rừng

Bếp lạnh tanh mun trú

Bếp lạnh tanh tro trấu

Mun = tro

Trú = trấu

Cho ga trọi ga bươi

Cho gà bới gà bươi

Ghi chú: tiếng Nghệ Tĩnh “trọi” cũng có nghĩa là “chọi”, nhưng ở đây có lẽ tác giả dùng ở nghĩa “cào bới” (gà) phá phách trong bếp?

Ga = gà

Nác chát ở mô rồi

Nước chè xanh đâu rồi

Nác = nước

Nác chát = gọi lóng nước chè xanh

Múc cho tui một đọi

Múc cho tôi một bát

Tui = tôi

Đọi = bát ăn cơm

Ghi chú: Người Nghệ Tĩnh có thói quen uống chè xanh bằng đọi chứ không uống bằng ca

O tê ngong rành sọi

Cô kia nhìn rất khá (hoặc nhìn rất được)

O = cô

Tê = kia

Ngong (hoặc "ngông", "nom") = nhìn

Sọi = dễ thương, khá (bao gồm cả xinh và ngoan)

Ả nớ chộ cũng tài

Chị đó thấy cũng tài

ả = chị

Nớ = đó

Chộ = thấy

O ả có thương ngài

Cô, chị có thương người

Ngài = người

Nấu cho nồi nước chát

“Nước chát” cũng được, nhưng gọi “nác chác” thì “Nghệ ngữ” hơn.

Nác = nước

Tui uống vô mát rọt

Tôi uống vào mát ruột

Tui = tôi

Rọt = ruột

Thứ chè gay rành tài

Ghi chú: chữ “gay” phải viết hoa là “Gay” mới đúng, bởi “chè Gay” là tên gọi một giống chè xanh trồng trên đất Gay, thuộc vùng Anh Sơn, Nghệ An

Nắng ra răng mặc trời

Nắng ra sao mặc trời

Ra răng = ra sao

Cũng thua nồi nước chát

Dịch ngược cho hợp với “Nghệ ngũ”: Cũng thua nồi nác chát

 

 

Tham khảo thêm tại đây:

http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Ro-trao-luu-hoc-Nghe-ngu-tren-cong-dong-mang/20114/142669.datviet

 

Ý kiến bạn đọc:
nguyễn văn huy

     Bạn có thể cho mình biết là nguồn gốc tiếng nghệ tĩnh có được không? có phải là tiếng nghệ tĩnh là tiếng chuẩn của người việt cổ không? ngoài yếu tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thì bạn có thể cho mình biết là tại sao tiếng nghệ tĩnh lại có sự khác nhau giữa các vùng miền khác là như vậy? mình muốn làm đề tại nghiên cứu khoa học mà hiện tại đang ở xa nên không về quê tìm tại liệu được. xin cảm ơn bạn rất nhiều.

Phlanhoa

     Để nghiên cứu đề tài của bạn, có lẽ bạn nên lục tìm để đọc An Tĩnh cổ lục (tại website này), Tư Mã Thiên sử ký, các sách nói về lịch sử Bách Việt (trăm họ người Việt), Đại Việt sử ký... Bạn có thể vào trang vnthuquan.net để đọc

  • Tôi chỉ có thể gợi ý cho bạn một số yêu tố:
    • Kinh Dương Vương lập quốc đầu tiên ở núi Hồng Lĩnh, lấy tên là nước Xích Quỷ (Đại Việt Sử ký)
    • Đội ngũ những người truyền đạo Thiên chúa giáo, những ngày đầu đã trú ngụ một thời gian rất lâu trên đất Diễn Châu. Trong đó có vị tạo ra bộ chữ quốc ngữ ngày nay (An Tĩnh cổ lục), và nguồn gốc tiếng Việt được lấy chuẩn từ tiếng của người Việt Thường và người Mường. Lịch sử ghi nhận dân tộc Việt Thường có trước dân tộc Văn Lang khoảng 450 năm và thủ phủ đóng tại núi Hồng Lĩnh.

    Để gửi ý kiến nhấp vào đây

    Các tin khác:
     Ca dao - Thành ngữ - Tục ngữ Nghệ An - Hà Tịnh (11h: 26-12-2010)
     Học tiếng Nghệ Tĩnh bằng thơ lục bát - Phlanhoa (23h: 23-11-2010)